Áp lực công việc, căng thẳng trong cuộc sống khiến bạn suy nghĩ nhiều dẫn đến mất ngủ. Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn khiến bạn rơi vào hố đen tâm lý. Vậy, phải làm sao để chấm dứt tình trạng này một cách an toàn, hiệu quả, đừng bỏ lỡ thông tin hữu ích có trong nội dung bài viết sau!

Tại sao suy nghĩ nhiều dẫn đến mất ngủ?

Nhiều nghiên cứu cho thấy, có khoảng 35,2% người trưởng thành ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm. Điều này dẫn đến thiếu hụt giấc ngủ, gây ra các rối loạn về sức khỏe thể chất và tinh thần kéo dài.

Suy nghĩ nhiều khiến bạn mất ngủ

Suy nghĩ nhiều khiến bạn mất ngủ

Căng thẳng, suy nghĩ nhiều, stress có thể dẫn đến phản ứng mất ngủ. Điều này khiến hệ thống thần kinh tự trị (ANS) giải phóng hormone (như cortisol và adrenaline). Các hormone này sẽ làm tăng nhịp tim để thúc đẩy máu lưu thông đến các cơ quan và cơ bắp chuẩn bị cho cơ thể khi cần hoạt động ngay lập tức. Đây được gọi là phản ứng chiến đấu (fight – or – flight response) khiến cơ bắp và não bộ hưng phấn, dẫn đến hiện tượng khó ngủmất ngủ.

>>> Xem thêm: Ngủ không ngon giấc, hồi hộp chán nản là biểu hiện của bệnh lý gì?

3 cách giúp bạn loại bỏ suy nghĩ, chìm vào giấc ngủ

Khi rơi vào tình trạng suy nghĩ nhiều dẫn đến mất ngủ, nhiều người thường lạm dụng thuốc tây. Tuy nhiên, lựa chọn này tạo ra giấc ngủ gượng ép, chỉ giải quyết được phần ngọn mà không tác động đến tận gốc nguyên nhân gây mất ngủ. Đồng thời, khi sử dụng thuốc tây lâu dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như: Ảo giác, mất trí nhớ, nhờn thuốc, nghiện thuốc,... Chính vì vậy, để cải thiện hiệu quả tình trạng mất ngủ do suy nghĩ nhiều, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

- Tập thể dục: Tập thể dục là hoạt động có lợi cho sức khỏe toàn thân và cả giấc ngủ. Nếu bạn luôn sống trong trạng thái lo âu, căng thẳng thì hãy thử dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, chạy bộ, tập yoga,... Thói quen đơn giản này có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi rất hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên vận động mạnh sau 6 giờ tối, hãy dành thời gian nghỉ ngơi trước khi đi ngủ.

- Chia sẻ áp lực với người thân: Hãy tâm sự và chia sẻ những áp lực, khó khăn trong cuộc sống của mình với người thân yêu. Điều này có thể giúp tâm trạng bạn thoải mái, vui vẻ hơn nhiều, thậm chí cải thiện được tình trạng khó ngủ vì suy nghĩ nhiều.

 - Dành thời gian thư giãn trước khi ngủ: Bên cạnh việc tạo cho mình thói quen đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm, bạn nên dành khoảng thời gian để thư giãn trước khi đi ngủ như: Đọc sách, nghe nhạc, tập yoga nhẹ nhàng,... nhằm giải tỏa căng thẳng, giảm thiểu lo lắng, dễ đi vào giấc ngủ hơn.

- Tập cách hít thở sâu: Hít thở sâu giúp tăng cường quá trình trao đổi oxy, ổn định nhịp tim, giải tỏa căng thẳng. Trước hết, hãy hít thở một hoặc hai nhịp như thông thường để ổn định cơ thể. Sau đó, hít sâu và thở chậm qua đường mũi, mở rộng lồng ngực và bụng dưới khi hít không khí vào phổi, nín thở trong 3 giây, rồi thở ra từ từ. Bạn có thể lặp lại bài tập này liên tiếp 3 lần nếu chưa thấy hiệu quả.

>>> Xem thêm: Người luôn lo lắng sợ hãi nên làm gì để cải thiện?