Trong mỗi giai đoạn ôn thi, điều các sĩ tử quan tâm nhất là cách tập trung cao độ khi học bài, bởi điều này sẽ giúp não bộ tiếp thu kiến thức nhanh hơn và đạt được kết quả tốt. Do đó, nếu bạn đang cảm thấy dễ mất tập trung, hay xao nhãng khi học bài, đừng bỏ lỡ nội dung trong bài viết sau đây!
Mất tập trung là gì?
Mất tập trung là một trong những biểu hiện phổ biến của hiện tượng suy giảm trí nhớ. Biểu hiện của hội chứng mất tập trung chủ yếu là khó khăn trong việc tiếp nhận kiến thức và thông tin mới, suy giảm trí nhớ, rối loạn hoạt động hàng ngày, rối loạn tâm lý.
>>>Xem thêm: Khó chịu trong người không ngủ được do đâu?
5 cách tập trung cao độ khi học bài
Khả năng tập trung là yếu tố rất cần thiết và quan trọng trong việc học tập, nếu bạn đang muốn thúc đẩy tinh thần, hãy tham khảo 5 bí quyết dưới đây:
1. Ôn thi vào thời điểm “tinh thần lên cao” nhất
Với một số người, họ cảm thấy nguồn năng lượng tích cực trong cơ thể lên cao nhất vào buổi sáng, do đó đây là thời điểm thích hợp để học tập. Tuy nhiên, không phải ai cũng giống nhau, nhiều bạn học sinh lại ưa thích học bài vào đầu giờ chiều hoặc sau khi ăn tối.
Việc bạn cần làm là tìm ra “thời gian vàng” của bản thân để tăng tốc quá trình học tập. Nếu tập trung ôn thi vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày, não bộ sẽ tự nhiên tạo ra thời gian sinh học phù hợp, giúp bạn học tập và ghi nhớ tốt hơn.
2. Gạt bỏ các yếu tố gây mất tập trung khi học bài
Ngày nay, các phương tiện công nghệ đã phát triển cực kỳ mạnh mẽ, thứ ảnh hưởng nhiều nhất đến cuộc sống chính là điện thoại di động, máy tính và tivi. Nếu bạn không thể thoát khỏi cám dỗ này, chắc chắn sẽ không thể học tập hiệu quả.
Vì vậy, luôn cần đặt ra cam kết nghiêm túc với chính bản thân mình. Một khi đã học tập thì không sử dụng điện thoại cho các thú vui giải trí, để tránh bị phân tâm.
3. Đừng quên “chăm chút” cho giấc ngủ
Mặc dù có những kì thi gấp rút khiến chúng ta phải thức khuya để cố gắng ôn bài. Thế nhưng điều này sẽ gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn. Cơ thể chúng ta đều cần nghỉ ngơi đủ giấc để tái tạo năng lượng. Giấc ngủ giữ vai trò chủ đạo trong việc củng cố bộ nhớ – nhất là khi não bộ sao lưu các thông tin ngắn hạn và tạo lập bộ nhớ lâu dài. Thiếu ngủ khiến cơ thể nhanh chóng rơi vào trạng thái kém tỉnh táo, mệt mỏi, thậm chí là suy nhược cơ thể vì nhịp sinh học bị đảo lộn. Do đó, hãy cài đặt báo thức để đi ngủ và thức dậy vào cùng một khung thời gian.
4. Học theo nhóm để tăng hiệu quả
Nếu nghĩ rằng, học trong một nhóm nhiều người sẽ gây phân tâm thì có thể bạn chưa tìm được đúng “cạ” để học phù hợp, hoặc là do chưa đủ nghiêm túc trong việc học.
Bạn nên học cùng những người giỏi hơn mình, sẵn sàng chia sẻ kiến thức giúp mình tiến bộ. Việc trao đổi bài và tương tác giữa các thành viên sẽ tạo ra hứng thú gấp nhiều lần so với việc bạn tự học một mình.
5. Áp dụng sơ đồ tư duy giúp hiểu bài
Để học bài một cách tập trung, ghi nhớ tốt hơn, bạn nên áp dụng sơ đồ tư duy cho môn học của mình. Trước hết, bạn cần sắp xếp lại kiến thức theo một trật tự rõ ràng để ghi nhớ tốt hơn. Chỉ bằng những gạch đầu dòng ngắn gọn, sau đó sắp xếp lại các ý logic hơn, từ lớn đến nhỏ sẽ giúp bạn nắm được sơ lược những ý chính trong bài.
>>>Xem thêm: 7 cách đánh tan mệt mỏi chán nản