Nhiều người thường thắc mắc: Mất ngủ kéo dài là bệnh gì? Bởi tình trạng trên không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn của các bệnh lý nguy hiểm. Để có được lời giải đáp chi tiết và nhanh chóng cải thiện tình trạng mất ngủ, hãy tham khảo bài viết sau đây!

Mất ngủ kéo dài là gì?

Mất ngủ kéo dài là một dạng rối loạn giấc ngủ, khiến bạn rơi vào tình trạng khó đi vào giấc ngủ, dễ bị giật mình lúc nửa đêm và khó ngủ lại. Điều này khiến bạn không thể chợp mắt dù rất muốn ngủ. Tình trạng mất ngủ kéo dài thường gây cho người bệnh cảm giác mệt mỏi khi thức dậy vào buổi sáng, ảnh hưởng đến năng suất công việc và chất lượng cuộc sống.

>>>Xem thêm: Suy giảm trí nhớ mùa thi cử - Đừng bỏ lỡ danh sách thực phẩm sau đây!

Biểu hiện mất ngủ kéo dài là bệnh gì?

Việc mất ngủ thường xuyên khiến cơ thể mệt mỏi và kiệt sức, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Dưới đây là các bệnh lý ẩn sau tình trạng mất ngủ kéo dài:

Mất trí nhớ tạm thời

Nhiều nghiên cứu cho rằng, mất ngủ kéo dài sản sinh ra một loại protein tích tụ trong não, gây mất trí nhớ. Nồng độ cao của protein beta-amyloid này sẽ làm rối loạn giấc ngủ, tạo nên một quy trình độc hại, gây ra bệnh lý Alzheimer.

Sự xuất hiện của nhiều beta-amyloid trong não bộ khiến bạn ngủ ít hơn, gây suy giảm trí nhớ. Tình trạng mất trí nhớ tạm thời gây ra nhiều xáo trộn, khiến tâm lý người bệnh bất ổn.

Tai biến mạch máu não

Theo các chuyên gia, mất ngủ thường xuyên khiến não bộ không được cung cấp máu đầy đủ, làm cho hoạt động của các động mạch bị ngừng đột ngột và rơi vào tình trạng thiếu oxy, lúc này, tế bào não sẽ chết chỉ sau vài phút.

Khởi phát quá trình diễn tiến thành đột quỵ ở người mất ngủ kéo dài là do gốc tự do đã thúc đẩy mảng xơ vữa hình thành, khi dày lên sẽ chít hẹp hoàn toàn lòng mạch tạo thành cục máu đông.

Huyết khối này trôi theo dòng máu và kẹt lại tại nhiều vị trí khác trong mạch máu não, gây tắc mạch (thiếu máu não) và thậm chí vỡ mạch (chảy máu não) - Đây là hai dạng chính của đột quỵ.

Trầm cảm

Mất ngủ nhiều ngày, khiến hệ thần kinh luôn căng thẳng, mệt mỏi do phải liên tục hoạt động để điều phối cơ thể. Tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ làm tăng phản ứng tiêu cực, gây ra tình trạng hoảng loạn, lo lắng, mất bình tĩnh, trí nhớ giảm sút, dễ cáu gắt,… nếu để lâu có thể nảy sinh vấn đề với sức khỏe tâm thần như: Suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu, trầm cảm. 

Bệnh tim

Nhiều người thường chủ quan, mất ngủ và bệnh lý tim mạch không có sự liên quan với nhau nhưng thực tế thì ngược lại. Lý giải điều này, các chuyên gia chỉ ra rằng khi ngủ nhiều bộ phận của cơ thể sẽ được nghỉ ngơi và đào thải độc tố. Ngược lại, mất ngủ khiến các cơ quan khác vẫn phải tiếp tục hoạt động, gây ra tình trạng cao huyết áp, bệnh tim, đột quỵ

Ung thư

Khi cơ thể thiếu ngủ, các gốc tự do có hại sẽ được sản sinh liên tục và không được loại bỏ ra cơ thể. Đây chính là thủ phạm khiến hệ miễn dịch ngày càng suy yếu. Thiếu ngủ kéo dài tạo điều kiện cho các gốc tự do phá hủy tế bào, lâu dần sẽ hình thành biến chứng ung thư.

>>> Xem thêm: Sử dụng thuốc sertraline điều trị căng thẳng thần kinh có gây tác dụng phụ không?

6 lời khuyên dành cho người mất ngủ

Dưới đây là 6 lời khuyên hữu ích, giúp bạn nhanh chóng sở hữu một giấc ngủ chất lượng. Hãy bắt tay ngay vào thực hiện các điều sau:

Đặt đồng hồ ngoài tầm mắt

Đồng hồ giúp chúng ta lên các lịch trình làm việc, sống có khoa học. Tuy nhiên, nên đặt chúng ngoài tầm mắt để có một giấc ngủ bình yên. Bởi lẽ, khi khó ngủ, mất ngủ mà “dán mắt” vào đồng hồ sẽ gia tăng tâm lý lo lắng, khó tập trung vào giấc ngủ.

Chọn đúng tư thế khi ngủ

Khi nằm trằn trọc không ngủ được, bạn hãy nghĩ đến tư thế ngủ của mình. Tư thế ngủ cần thoải mái và phù hợp với cơ thể. Theo các chuyên gia, nằm ngửa là tư thế đem lại sự thoải mái khi cơ thể mệt mỏi. Bạn nên kết hợp đặt thêm gối đầu dưới lưng để giúp giãn cơ bắp, lưu thông tuần hoàn máu, tốt cho giấc ngủ.

Hạn chế ánh sáng, tiếng ồn

Tiếng ồn và ánh sáng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Chúng khiến bạn cảm thấy khó chịu và làm gián đoạn giấc ngủ. Do đó, khi cảm thấy môi trường xung quanh ồn ào, hãy thử lắng nghe một bản nhạc nhẹ để giảm âm thanh bên ngoài, kích thích cơn buồn ngủ. Điều chỉnh ánh sáng đèn ngủ cho phù hợp với giấc ngủ.

Loại bỏ mọi lo lắng

Khi bị mất ngủ kéo dài, bạn nên gạt bỏ tâm trí lo lắng, và ngừng nghĩ về những bận tâm thường ngày, vì điều đó sẽ khiến đầu óc xáo trộn gây căng thẳng. Do đó, bạn hãy thả lỏng cơ thể và nằm ở tư thế thoải mái nhất, dừng nghĩ về những thứ tiêu cực, dần dần bạn sẽ chìm vào giấc ngủ.