Trầm cảm có thể được coi là một căn bệnh của thời đại, xã hội càng phát triển con người lại càng có xu hướng sống thu mình hơn. Thông qua những bài test trầm cảm bạn có thể đánh giá được mức độ bệnh một cách chính xác nhất và có định hướng điều trị phù hợp.

Trầm cảm là gì? Nguyên nhân do đâu?

Trầm cảm là một chứng bệnh rối loạn tâm thần phổ biến nhất, có triệu chứng tâm trạng buồn bã kéo dài ít nhất hai tuần liên tiếp, tự ti, mất hứng thú với các hoạt động mà bản thân từng cảm thấy thú vị, cảm thấy uể oải thiếu năng lượng…

Theo WHO (Tổ chức Y tế thế giới), cứ trong 20 người bình thường sẽ có một người đã từng mắc trầm cảm vào năm trước đó. Theo số liệu thống kê khác tại Mỹ năm 2014, có khoảng 17.6 người mắc chứng trầm cảm mỗi năm, 2/3 trong số đó không nhận thức được rằng bản thân bị trầm cảm và không được điều trị kịp thời. Rối loạn trầm cảm không phân biệt giới tính hay độ tuổi, nhưng tỷ lệ mắc ở phụ nữ gấp đôi nam giới.

Rối loạn trầm cảm không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của người bệnh mà còn ảnh hưởng tới các mối quan hệ gia đình và xã hội. Nguy hiểm hơn nữa, ở mức độ nặng trầm cảm có thể đe dọa tính mạng người bệnh với suy nghĩ tự tử để giải thoát.

Trầm cảm hình thành do rất nhiều nguyên nhân bao gồm: Chấn thương, căng thẳng stress kéo dài, sang chấn tâm lý, hệ quả kéo theo của bệnh Parkinson… Trong đó, nguyên nhân sâu xa là do rối loạn hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh có trong não bộ như noradrenaline, serotonin…

tram-cam-la-mot-chung-benh-roi-loan-tam-than-pho-bien

Trầm cảm là một chứng bệnh rối loạn tâm thần phổ biến

>>>XEM THÊM: Điều trị trầm cảm và tất cả những thông tin bạn nên biết

Quiz test trầm cảm đánh giá mức độ bệnh

Bạn hãy lần lượt trả lời những câu hỏi sau đây để hoàn thành bài test.

Bài trắc nghiệm test trầm cảm chính xác

Câu 1: Bạn có thường xuyên cảm thấy buồn rầu, ủ rũ, chán nản, thất vọng không?

0. Không bao giờ

      1. Thỉnh thoảng

      2. Thường xuyên

      3. Gần như mỗi ngày

Câu 2: Bạn có cảm thấy mất hứng thú và không vui vẻ trong những việc bạn làm không?

      0. Không bao giờ

      1. Thỉnh thoảng

      2. Thường xuyên

      3. Gần như mỗi ngày

Câu 3: Bạn có thường xuyên bị khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều không?

      0. Không bao giờ

      1. Thỉnh thoảng

      2. Thường xuyên

      3. Gần như mỗi ngày

Câu 4: Bạn có cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng không?

      0. Không bao giờ

      1. Thỉnh thoảng

      2. Thường xuyên

      3. Gần như mỗi ngày

Câu 5: Bạn có cảm thấy khó khăn khi thực hiện các hoạt động thường ngày chậm chạp, thiếu linh hoạt trong lời nói và cả hành động?

      0. Không bao giờ

      1. Thỉnh thoảng

      2. Thường xuyên

      3. Gần như mỗi ngày

Câu 6: Bạn không thể tập trung, trí nhớ giảm sút.

      0. Không bao giờ

      1. Thỉnh thoảng

      2. Thường xuyên

      3. Gần như mỗi ngày

Câu 7: Bạn cảm thấy tồi tệ, thất vọng về bản thân, luôn tự ti, sống khép kín, thu mình, không muốn giao tiếp với xã hội.

      0. Không bao giờ

      1. Thỉnh thoảng

      2. Thường xuyên

      3. Gần như mỗi ngày

Câu 8: Bạn dễ hồi hộp, lo lắng thái quá, đột nhiên cảm thấy sợ hãi, hoảng sợ, dễ kích động, khó kiểm soát cảm xúc.

      0. Không bao giờ

      1. Thỉnh thoảng

      2. Thường xuyên

      3. Gần như mỗi ngày

Câu 9: Bạn dễ bực bội, hay cáu gắt, hay khóc.

      0. Không bao giờ

      1. Thỉnh thoảng

      2. Thường xuyên

      3. Gần như mỗi ngày

Câu 10: Bạn có suy nghĩ làm hại bản thân, người thân hoặc có ý định tự tử.

      0. Không bao giờ

      1. Thỉnh thoảng

      2. Thường xuyên

      3. Gần như mỗi ngày

test-tram-cam-thong-qua-cac-dau-hieu-trieu-chung-benh-giup-xac-dinh-tinh-trang-benh-nhanh-chong

Test trầm cảm thông qua các dấu hiệu, triệu chứng bệnh giúp xác định tình trạng bệnh nhanh chóng

Hướng dẫn kiểm tra kết quả bài test trầm cảm

Số điểm tương ứng sẽ đứng đầu mỗi ý trả lời. Bây giờ, bạn hãy cộng tổng điểm của mình sau khi hoàn thành bài test trầm cảm và tự đánh giá mức độ trầm cảm dựa trên thang điểm như sau:

  • Mức 1 (0 - 7 điểm): Không trầm cảm. 
  • Mức 2 (8 - 13 điểm): Trầm cảm nhẹ.
  • Mức 3 (14 - 18 điểm): Trầm cảm ở mức trung bình.
  • Mức 4 (19 - 22 điểm): Trầm cảm nặng.
  • Mức 5 (từ 23 điểm trở lên): Trầm cảm rất nặng.

Thỉnh thoảng bạn cảm thấy buồn phiền, lo lắng là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu điều đó bắt đầu ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bạn thì rất có thể bạn đã mắc chứng trầm cảm. 

Bài test trầm cảm này giúp bạn nhận thức đúng về trầm cảm, nhưng không khuyến khích bạn lấy đó làm cơ sở tự điều trị. Bạn nên mang theo kết quả bài test trầm cảm đến gặp bác sĩ để nhận tư vấn và có hướng điều trị tốt nhất.

>>>XEM THÊM: Trầm cảm hậu Covid có nguy hiểm không? Cách vượt qua hiệu quả

 Cải thiện trầm cảm nhờ thảo dược tự nhiên

Thảo dược thiên nhiên là nguyên liệu đông y an toàn, lành tính, tốt trong điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau.

Đối với trầm cảm nói riêng, hợp hoan bì là thảo dược ưu tiên hàng đầu. Một nghiên cứu năm 2015 tại Thiệu Đông, Trung Quốc đã chỉ ra rằng: Hợp hoan bì đặc biệt tốt trong điều trị và cải thiện các triệu chứng về tâm thần kinh, tăng cường dinh dưỡng não bộ và kích thích sản sinh chất dẫn truyền thần kinh serotonin hiệu quả, giúp giải tỏa trầm uất, tăng cường lưu thông máu, dưỡng tâm an thần, phục hồi sức khỏe. Bên cạnh đó, hợp hoan bì có tác dụng điều chỉnh hoạt động thần kinh, cân bằng tâm trạng, tạo cảm xúc tích cực, vui vẻ. Không những thế, thảo dược này còn là hợp chất trực tiếp tham gia quá trình sản xuất melatonin - Một loại hormone gây ngủ, giúp điều chỉnh chu kỳ thức - ngủ hiệu quả, cải thiện chất lượng giấc ngủ hoàn hảo.

Ngoài ra, những loại thảo dược như uất kim, viễn chí, táo nhân, hồng táo, kỷ tử cũng là những thảo dược tự nhiên tốt để đẩy lùi trầm cảm nhờ tác dụng bổ sung dinh dưỡng não bộ, tăng cường chức năng hoạt động và tăng thời gian nghỉ ngơi cho tế bào thần kinh. Từ đó, chúng giúp làm giảm hẳn các triệu chứng suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu, mất ngủ… 

Hiện nay, thay vì sử dụng trực tiếp thảo dược làm trà thì thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên lại được người tiêu dùng lựa chọn sử dụng nhiều hơn nhờ tính tiện dụng và hiệu quả cao. Để ngăn ngừa và cải thiện trầm cảm bạn nên lựa chọn thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là hợp hoan bì, bên cạnh đó có sự bổ sung các thành phần thảo dược còn lại. Một sản phẩm tốt là sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thương hiệu lâu năm trên thị trường, được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn và đánh giá cao về hiệu quả sử dụng, đã đạt nhiều giải thưởng danh giá, không gây tác dụng phụ khi sử dụng trong thời gian dài.

hop-hoan-bi-giup-giai-toa-tram-uat-tang-cuong-luu-thong-mau-duong-tam-an-than-phuc-hoi-suc-khoe

Hợp hoan bì giúp giải tỏa trầm uất, tăng cường lưu thông máu, dưỡng tâm an thần, phục hồi sức khỏe

Trầm cảm hình thành khi bạn chủ quan, bỏ qua những dấu hiệu nhỏ nhất như mất ngủ, muộn phiền, stress… dần dần trở nên nghiêm trọng hơn và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bản thân, người xung quanh. Bài test trầm cảm giúp bạn nhận thức rõ ràng hơn về mức độ bệnh để có hướng điều trị thích hợp.

Có rất nhiều giai đoạn nhạy cảm khiến bạn dễ mắc trầm cảm như sau sinh, tuổi dậy thì, sau sang chấn, trầm cảm theo mùa… Tuy nhiên, dù là loại nào thì vẫn có những dấu hiệu chung là u uất, muộn phiền kéo dài, cảm xúc bất thường. Bạn nên làm bài test trầm cảm hoặc trắc nghiệm tâm lý kiểm tra tinh thần hiện tại để điều chỉnh bản thân khi bệnh mới chớm ở mức độ nhẹ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chứng trầm cảm, bạn vui lòng để lại bình luận dưới bài viết này để được hỗ trợ giải đáp nhanh và chính xác nhất từ chuyên gia.

Tài liệu tham khảo:

https://www.psycom.net/depression-test/

https://www.nhs.uk/mental-health/self-help/guides-tools-and-activities/depression-anxiety-self-assessment-quiz/

https://depression.org.nz/is-it-depression-anxiety/self-test/