Các nghiên cứu ở Mỹ đã cho thấy hơn 50% người bệnh Covid sau khi khỏi đã mắc phải chứng trầm cảm hậu Covid. Theo các chuyên gia, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm hậu Covid, bao gồm: Các tác động của hệ miễn dịch, tâm lý bệnh nhân và sự phản ứng ngược của hormone. Tuy nhiên, căn bệnh có thể điều trị và phòng ngừa nếu có sự hợp tác của bệnh nhân và người nhà.

Trầm cảm hậu Covid xuất phát từ nguyên nhân nào?

Khi nhắc đến trầm cảm, phần đông mọi người đều nghĩ đây là căn bệnh xuất phát từ vấn đề tâm lý. Tuy nhiên, theo ý kiến chuyên gia, trầm cảm xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Đặc biệt, đối với trầm cảm hậu Covid, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ những phản ứng sinh hóa của cơ thể lẫn tâm lý.

Cơ thể sinh phản ứng chống lại virus

Đầu tiên phải đề cập đến phản ứng miễn dịch của cơ thể người. Cơ thể người là một hệ thống sinh học hoàn hảo. Khi nhận thấy có “vật thể lạ” tấn công, hệ miễn dịch lập tức báo động và kích thích cơ thể sản xuất cytokine để chống lại virus.

Tuy nhiên, ở một số trường hợp, cytokine nhận diện nhầm các tế bào khỏe mạnh là vật thể lạ và tấn công các tế bào này. Khi các cytokine tấn công nhầm các tế bào thần kinh dẫn đến các tình trạng như viêm, giảm khả năng dẫn truyền thần kinh, …

Chính vì vậy, hệ thống thần kinh bị tổn thương, gây nên một số triệu chứng như mất ngủ, ngủ không sâu giấc, mệt mỏi, khó tập trung, mất tinh thần làm việc, giảm khả năng sáng tạo,… Các triệu chứng này kéo dài hình thành tâm lý bất ổn, lo sợ và dẫn đến bệnh trầm cảm hậu Covid.

Su-tan-cong-nham-cua-he-mien-dich-la-nguyen-nhan-dan-den-tram-cam-hau-Covid.webp

Sự tấn công nhầm của hệ miễn dịch là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm hậu Covid

Tâm lý căng thẳng khi mắc bệnh

Xét về mặt tâm lý, trong thời buổi thông tin tràn lan như hiện nay, báo chí đưa quá nhiều tin tức về số ca F0, số ca tử vong và những hình ảnh đau buồn khi có người qua đời vì Covid. Điều này vô tình tác động không nhỏ đến tâm lý hoang mang lo sợ của một số người.

Đồng thời, trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân thường xuyên phải cách ly ở một mình, mọi giao tiếp đều rất hạn chế. Vì vậy, bệnh nhân dễ có cảm giác cô đơn, lo lắng, bồn chồn. Ngoài ra còn rất nhiều mối quan tâm khiến bệnh nhân phải thường xuyên trong tình trạng căng thẳng cực độ như:

  • Cảm giác có lỗi khi lây bệnh cho người khác.
  • Lo sợ mọi người đánh giá, kỳ thị mình vì mắc Covid.
  • Gánh nặng về kinh tế, công việc trong thời buổi bệnh dịch.
  •  Lo lắng quá mức di chứng hậu Covid.

Hau-het-tam-ly-bat-on-cua-benh-nhan-tram-cam-hau-Covid-bat-nguon-tu-viec-cach-ly.webp

Hầu hết tâm lý bất ổn của bệnh nhân trầm cảm hậu Covid bắt nguồn từ việc cách ly

Sự phản ứng ngược của các hormone chống trầm cảm

Thực tế, cơ thể con người có tiết một loại hormone khi tâm trạng lo lắng và căng thẳng. Hormone cortisol hay còn gọi là hormone phản ứng stress. Nghĩa là khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu stress, cortisol sẽ được tiết ra làm tim đập nhanh, tạo cảm giác hồi hộp. Quá trình này sẽ giúp điều hòa thần kinh, chống lại stress trong vòng 24 giờ.

Tuy nhiên sau 24 giờ, cơ thể vẫn chưa giải quyết được stress thì hormone cortisol sẽ liên tục tiết ra và gây phản ứng ngược cho cơ thể. Nồng độ cortisol tăng cao vô tình tạo ra các gốc tự do và cản trở một số quá trình chuyển hóa.

Chính vì thế, bệnh nhân sẽ có cảm giác lo lắng, hồi hộp tim đập nhanh, bồn chồn, buồn vui thất thường. Lâu dài, các triệu chứng này gây ảnh hưởng nặng đến tâm lý và gây trầm cảm.

Bên cạnh đó, chứng trầm cảm hậu Covid còn được nhận định là do sự thiếu hụt hormone serotonin và dinh dưỡng não bộ làm cho sức khỏe thần kinh bị suy giảm nghiêm trọng.

Su-phan-ung-nguoc-cua-hormone-cortisol-gay-nen-tram-cam-hau-Covid.webp

Sự phản ứng ngược của hormone cortisol gây nên trầm cảm hậu Covid

>>>XEM THÊM: Trầm cảm nhẹ: Bệnh lý cần nhận biết sớm và điều trị ngay!

Một số biểu hiệu ở người mắc chứng trầm cảm hậu Covid

Thông qua một số khảo sát thực tế, người ta đã đưa ra một số triệu chứng điển hình của người mắc trầm cảm hậu Covid như sau:

  • Luôn cảm thấy buồn phiền, mất sức sống, thậm chí là tuyệt vọng.
  • Cảm giác việc phục hồi sau bệnh là vô ích.
  • Thờ ơ, vô tâm khi nghe người khác bị nhiễm Covid hoặc qua đời vì Covid.
  • Không muốn sinh hoạt như bình thường, mất hứng thú với các sở thích cá nhân.
  • Sống khép kín, hạn chế tiếp xúc với bên ngoài.
  • Lo sợ sẽ mắc lại Covid, đề phòng với tất cả mọi người hoặc ngược lại, cho rằng phòng Covid là thừa thãi, vô ích.
  • Mất tập trung, ngủ chập chờn không sâu giấc hoặc ngủ quá nhiều.

Trầm cảm hậu Covid có nguy hiểm không?

Trầm cảm hậu Covid không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn gây kiệt quệ về thể xác. Vì vậy, có thể nói trầm cảm hậu Covid là căn bệnh khá nghiêm trọng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại một số hệ lụy nghiêm trọng, điển hình như:

Tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần kinh

Trầm cảm hậu Covid là một bệnh về tâm lý và thần kinh nên căn bệnh ảnh hưởng rất tiêu cực đến sức khỏe tinh thần người bệnh. Điển hình như:

  • Rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu, dễ thức giấc.
  • Tâm trạng sợ hãi, thấp thỏm lo âu.
  • Tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương PTSD (Posttraumatic stress disorder).
  • Ảnh hưởng khả năng giao tiếp của người bệnh.
  • Hay quên, giảm trí nhớ.
  • Mất niềm vui trong cuộc sống, dễ cảm thấy chán nản.

Anh-huong-tam-ly-tram-cam-hau-Covid-de-thay-nhat-la-tam-trang-lo-lang-buon-rau.webp

Ảnh hưởng tâm lý trầm cảm hậu Covid dễ thấy nhất là tâm trạng lo lắng, buồn rầu

Tác động tiêu cực đến thể chất

Không chỉ tác động đến tinh thần, trầm cảm hậu Covid còn ảnh hưởng đến thể chất người bệnh. Do sự mất kiểm soát của các cytokine nên não bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến một số hậu quả như:

  • Tổn thương dây thần kinh
  • Hạn chế tuần hoàn máu não
  • Rối loạn hệ thống thần kinh trung ương, giảm dẫn truyền thần kinh.
  • Hội chứng sương mù não
  • Đau đầu thường xuyên
  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống

Nao-chiu-anh-huong-kha-nhieu-tu-dai-dich-Covid-lan-tram-cam-hau-Covid.webp

Não chịu ảnh hưởng khá nhiều từ đại dịch Covid lẫn trầm cảm hậu Covid 

Cách điều trị trầm cảm hậu Covid

Một tin vui là trầm cảm hậu Covid có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp giúp vượt qua trầm cảm sau đây:

Tái thiết lập nhịp sống mới

Việc tái thiết lập một nhịp sống mới khá cần thiết với người bệnh trầm cảm hậu Covid. Bằng cách tìm một sở thích mới như trồng cây, vẽ tranh, chạy xe đạp,… sẽ giúp tâm trạng đỡ căng thẳng và nhẹ nhàng. Hay đơn giản hơn, bạn có thể thử cách bắt đầu một ngày mới bằng một bài nhạc mà bạn yêu thích.

Viec-tai-thiet-lap-nhip-song-moi-giup-tam-trang-nhe-nhang-va-thu-gian-hon.webp

Việc tái thiết lập nhịp sống mới giúp tâm trạng nhẹ nhàng và thư giãn hơn

Sinh hoạt khoa học và luyện tập thể dục thể thao

Theo bác sĩ Đào Thị Yến Thủy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học là điều đầu tiên các F0 đã khỏi bệnh cần quan tâm. Một chế độ dinh dưỡng đúng sẽ giúp người bệnh mau chóng lấy lại sức khỏe.

Việc luyện tập thể thao cũng không nên bỏ qua. Vì tập thể dục thường xuyên hay có vận động nhẹ nhàng hằng ngày giúp cơ thể giải phóng hormone “hạnh phúc” serotonin. Hormone này khiến cơ thể có cảm giác dễ chịu, tâm trạng thoải mái hơn.

Tang-cuong-tap-luyen-the-thao-giup-co-the-nhanh-chong-phuc-hoi-tram-cam-hau-Covid.webp

Tăng cường tập luyện thể thao giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi trầm cảm hậu Covid

Tuân thủ quy tắc 5K

Hầu hết mọi bệnh nhân mắc trầm cảm hậu Covid đều lo sợ bị tái nhiễm Covid. Vì vậy, hãy tuân thủ quy tắc 5K của chính phủ là cách bảo vệ chính mình và mọi người xung quanh. Đồng thời, nếu thực hiện đúng quy tắc 5K, bạn có cảm giác an tâm hơn và giúp giảm bớt nỗi lo sợ tái nhiễm bệnh.

Thường xuyên kết nối với mọi người

Khi cảm thấy bản thân có dấu hiệu trầm cảm hậu Covid, bạn hãy cố gắng “chặn đứng” sự phát triển của căn bệnh này bằng cách duy trì việc kết nối với mọi người. Thông qua việc trò chuyện và chia sẻ, áp lực sẽ được giảm bớt và giảm căng thẳng cho hệ thần kinh.

Thường xuyên nói chuyện và trao đổi để người thân có thể nắm được tình hình hiện tại của bạn. Từ đó, mọi người sẽ đưa ra được hướng giải quyết, giúp bạn “thanh toán” căn bệnh trầm cảm hậu Covid này.

Thuong-xuyen-giu-ket-noi-voi-moi-nguoi-la-dieu-ma-cac-F0-khoi-benh-nen-lam.webp

Thường xuyên giữ kết nối với mọi người là điều mà các F0 khỏi bệnh nên làm 

Dùng thuốc điều trị trầm cảm

Tin vui cho các bệnh nhân trầm cảm hậu Covid là căn bệnh này có thuốc điều trị. Theo nghiên cứu của Italy mới đây, có 91% bệnh nhân trầm cảm hậu Covid có dấu hiệu cải thiện với SSRIs (một loại thuốc điều trị trầm cảm).

Ngoài SSRIs, còn một số thuốc có thể sử dụng trong điều trị trầm cảm hậu Covid như: Sertraline, paroxetine, fluoxetine và citalopram. Tuy nhiên, đây là thuốc và chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Vì thế, bệnh nhân trầm cảm hậu Covid không được tự ý sử dụng nếu không có hướng dẫn chuyên môn.

Làm thế nào để phòng ngừa trầm cảm hậu Covid

Trầm cảm hậu Covid tuy có cách điều trị thế nhưng vẫn chưa thể điều trị triệt để, do đó không tránh khỏi những ảnh hưởng về sau. Vì thế, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để tránh F0 bị trầm cảm hậu Covid, bạn hãy chủ động trấn an và giữ một tinh thần lạc quan.

Trấn an bệnh nhân dương tính với Covid

Khi dương tính với Covid, người bệnh rất dễ hoang mang và rơi vào tình trạng chơi vơi. Vì thế, người thân và bạn bè bệnh nhân cần trấn an và động viên F0 ngay lập tức. Luôn giữ liên lạc và thường xuyên gọi điện cho bệnh nhân để an ủi và động viên. Cần ủng hộ tinh thần và khuyên bảo bệnh nhân điều trị Covid đúng cách.

Không xa lánh, kỳ thị F0 đã khỏi bệnh

F0 đã xuất viện có nghĩa là đã không còn khả năng phát tán virus. Vì thế, không nên xa lánh hay kỳ thị F0. Nhất là những người từng có tổn thương về mặt tâm lý rất dễ bị trầm cảm hậu Covid. Hãy cởi mở và niềm nở với F0 sau khi khỏi để người bệnh nhanh chóng tái hòa nhập với cộng đồng.

Sử dụng các sản phẩm thảo dược dưỡng tâm, an thần

Một cách khác để phòng ngừa trầm cảm hậu Covid là sử dụng các thực phẩm chức năng bồi bổ thần kinh từ sớm. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng có tác dụng an thần, cải thiện máu não, tăng cường chất dẫn truyền thần kinh serotonin và dinh dưỡng não bộ. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một số điểm khi lựa chọn thực phẩm chức năng cho người trầm cảm hậu Covid như sau:

  • Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
  • Chiết xuất từ thiên nhiên như: Hợp hoan bì, viễn chí, uất kim, hồng táo, ngũ vị tử, táo nhân,… Vì đây là những thảo dược được nghiên cứu có nhiều tác dụng cho não, tăng cường chất dẫn truyền serotonin.

Hop-hoan-bi-da-duoc-nghien-cuu-giup-kich-thich-san-xuat-serotonin.webp

Hợp hoan bì đã được nghiên cứu giúp kích thích sản xuất serotonin 

>>>XEM THÊM: Điều trị trầm cảm và tất cả những thông tin bạn nên biết

Trầm cảm hậu Covid là di chứng thường gặp hiện nay. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể điều trị nếu phát hiện kịp thời. Vừa rồi là toàn bộ thông tin về trầm cảm hậu Covid, nếu có thắc mắc hoặc vấn đề cần giải đáp, đừng quên để lại bình luận để được tư vấn sớm nhất nhé!
Tài liệu tham khảo

https://www.webmd.com/lung/covid-19-depression#1 

https://www.betterup.com/blog/post-covid-depression 

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8482840