Loại bỏ nguyên nhân mất ngủ chính là yếu tố quyết định để chấm dứt những chuỗi ngày mệt mỏi, khó chịu vì không thể nghỉ ngơi ngon giấc. Đồng thời giúp bạn cải thiện tinh thần, sức khỏe và chất lượng công việc hằng ngày.

Nguyên nhân mất ngủ có thể đến từ những yếu tố nào?

Nguyên nhân mất ngủ có thể đến từ nhiều yếu tố quen thuộc hằng ngày. Thế nhưng, mọi người thường không bận tâm đến chúng nên đã tạo điều kiện cho tình trạng mất ngủ gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe.

Nguyên nhân từ bên ngoài

  • Môi trường: Việc thay đổi môi trường quá chênh lệch múi giờ khiến nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể mất ổn định và khó có thể ngủ ngon.
  • Không gian phòng ngủ: Tiếng ồn, ánh sáng, mùi khó chịu, nhiệt độ, độ ẩm… đều có thể trở thành nguyên nhân mất ngủ về đêm, tác động xấu đến chất lượng sức khỏe của bạn.
  • Chế độ ăn: Bữa ăn tối quá no là một trong các nguyên nhân mất ngủ thường gặp. Do hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức, dẫn đến những cảm giác khó chịu như đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi,… làm giảm chất lượng ngủ của bạn. Đặc biệt, các món ăn khó tiêu chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng,… các chất kích thích rượu, bia, caffeine, trà, thuốc lá,… cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
  • Thời gian sinh hoạt: Để có được một cơ thể khỏe mạnh, thời gian làm việc và nghỉ ngơi cần phải được cân đối hợp lý. Nếu bạn dành thời gian nghỉ vào ban ngày quá nhiều, thường xuyên thức đêm với những chuyện cá nhân, công việc, học tập,… sẽ khiến bạn cảm thấy khó ngủ hơn.

Cac-nguyen-nhan-mat-ngu-co-the-den-tu-yeu-to-moi-truong-xung-quanh.webp

Các nguyên nhân mất ngủ có thể đến từ yếu tố môi trường xung quanh

Nguyên nhân mất ngủ từ bên trong

  • Trạng thái tinh thần: Những mối bận tâm quá lớn đến từ gia đình, bạn bè, công việc, tài chính,… có thể khiến bạn đặt mình trong tình trạng quá căng thẳng và lo lắng. Nếu những áp lực này diễn ra trong thời gian dài có thể trở thành nguyên nhân mất ngủ về đêm.
  • Độ tuổi: Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể cũng trở nên nhạy cảm hơn với âm thanh, ánh sáng, hoặc những tác động về tâm lý dẫn đến tình trạng mất ngủ.
  • Thiếu hụt serotonin: Serotonin là một loại hormone đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền thông tin, điều chỉnh các trạng thái tâm lý và có mối liên hệ mật thiết đến chất lượng giấc ngủ. Vì vậy, người bị thiếu hụt serotonin thường dễ lo lắng, căng thẳng, cáu gắt,... đêm không ngon giấc và đối mặt với nguy cơ mắc các chứng bệnh tâm lý.
  • Bệnh lý tâm thần: Rối loạn lo âu, hội chứng ám ảnh cưỡng chế, trầm cảm,... đều gây tác động lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là giấc ngủ. 

An-qua-nhieu-truoc-khi-ngu-co-the-tro-thanh-nguyen-nhan-gay-mat-ngu-vao-ban-dem.webp

Ăn quá nhiều trước khi ngủ có thể trở thành nguyên nhân gây mất ngủ vào ban đêm

Mất ngủ dẫn đến những hậu quả gì?

Mất ngủ là vấn đề nan giải mà nhiều người gặp phải trong cuộc sống thường ngày. Nếu không nhanh chóng tìm ra nguyên nhân mất ngủ và giải quyết, nó sẽ khiến chất lượng cuộc sống thường ngày bị giảm sút nghiêm trọng. Mất ngủ ảnh hưởng lớn đến trạng thái tinh thần và đặc biệt là sức khỏe, cụ thể như sau:

  • Với thể trạng tổng quát: Người mắc chứng mất ngủ về đêm thường phải đối mặt với tình trạng thừa cân, béo phì; Da dẻ sần sùi, sạm màu, nhanh lão hóa; Vẻ mặt thiếu sức sống, ủ rũ, mệt mỏi,…
  • Với hệ tim mạch: Mất ngủ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, suy tim, bệnh lý mạch vành, đột quỵ,…
  • Với hệ thần kinh: Mất ngủ khiến suy nhược thần kinh, tâm trạng thay đổi thất thường, dễ cáu gắt hoặc bi quan, tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm lý.

Mat-ngu-khien-ban-thuong-xuyen-cam-thay-met-moi-va-kho-tap-trung-trong-moi-viec.webp

Mất ngủ khiến bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và khó tập trung trong mọi việc

>>>XEM THÊM: [Cảnh báo] Đau đầu mất ngủ - Dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm

Các phương pháp cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả

Loại bỏ các nguyên nhân của việc mất ngủ là một trong những biện pháp tốt nhất giúp bạn có được khoảng thời gian nghỉ ngơi chất lượng và cải thiện tình trạng sức khỏe. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp cải thiện chứng mất ngủ sau đây.

Y học hiện đại điều trị mất ngủ

Các loại thuốc tây y cũng là một trong những biện pháp hiệu quả, giúp nhanh chóng dứt điểm hiện tượng mất ngủ về đêm. Mặc dù mang lại kết quả nhanh chóng nhưng cũng đi kèm theo những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Quá trình thăm khám, điều trị cũng cần sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.

Các phương pháp đông y tác động đến nguyên nhân mất ngủ

Đây là phương pháp sử dụng các nguyên liệu từ thảo dược thiên nhiên, an toàn cho người sử dụng và không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số vị thuốc thường được khuyên dùng bao gồm:

  • Hợp hoan bì: Nghiên cứu của Đại học ở tỉnh Chiết Giang và Quỹ Nghiên cứu Khoa học của Đại học Thiệu Hưng thực hiện cùng Phòng Khoa học & Công nghệ Thành phố Thiệu Hưng, Trung Quốc đã nhận thấy hợp hoan bì đem lại tác dụng tăng cường sức khỏe thần kinh, cải thiện mất ngủ nhờ cơ chế kích thích não bộ tăng tiết serotonin.
  • Táo nhân: Chứa thành phần Saponin có tác dụng an thần, dưỡng tâm.
  • Hồng táo: Là vị thuốc bổ khí dưỡng huyết, giúp hỗ trợ lưu thông tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng căng thẳng và lo âu.
  • Viễn chí: Bài thuốc này trong tự nhiên có vị đắng, thường dùng để trị ho, tiêu đàm, giúp cải thiện chứng mất ngủ, suy nhược cơ thể,…
  • Ngũ vị tử: Là vị thuốc quen thuộc trong việc điều trị chứng mất ngủ, an thần và giảm đau.
  • Uất kim: Còn có tên gọi khác là củ nghệ, nguyên liệu này được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc khác nhau, ngoài ra còn có công dụng hỗ trợ lưu thông khí huyết và bổ máu.

Hiện nay, trên thị trường đã có mặt sản phẩm chiết xuất và kết hợp từ nhiều loại thảo dược thiên nhiên, giúp người sử dụng có thể khắc phục chứng mất ngủ một cách an toàn, hiệu quả. Bạn nên lựa chọn sản phẩm có thành phần chính là hợp hoan bì đã có mặt lâu năm trên thị trường, được sản xuất và phân phối bởi công ty uy tín, được nhiều chuyên gia khuyên dùng, hàng ngàn khách hàng lựa chọn.

Cac-loai-thao-duoc-thien-nhien-cai-thien-mat-ngu-hieu-qua-khong-gay-tac-dung-phu.webp

Các loại thảo dược thiên nhiên cải thiện mất ngủ hiệu quả không gây tác dụng phụ

Thay đổi lối sống

Những thói quen sinh hoạt cũng là yếu tố tác động đến chất lượng của giấc ngủ. Vì vậy bạn nên áp dụng một số gợi ý như sau để hỗ trợ khắc phục chứng mất ngủ:

  • Ghi chú cụ thể về thời gian làm việc, sinh hoạt nghỉ ngơi, cố gắng duy trì và tuân thủ mỗi ngày. Đảm bảo thời gian giấc ngủ khoảng từ 7 - 8 tiếng.
  • Vận động: Bạn có thể thực hiện tại nhà một số bài tập tối thiểu 30 phút mỗi ngày và liên tục 5 ngày trong tuần. Chú trọng những bài thể dục có ích cho giấc ngủ như thiền, yoga,… 
  • Giải tỏa căng thẳng: Sau khi bạn đã phân chia thời gian làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, áp lực đến từ cuộc sống mỗi ngày sẽ dần được cải thiện. Đồng thời, bạn nên dành nhiều thời gian trò chuyện với người thân, bạn bè,… giúp giải tỏa những vấn đề căng thẳng.
  • Dinh dưỡng: Đảm bảo cơ thể được bổ sung đầy đủ các nhóm chất thiết yếu (protein, chất béo, tinh bột, vitamin và chất khoáng). Trước thời gian ngủ tối thiểu khoảng 30 - 60 phút, bạn chỉ nên dùng một bữa ăn nhẹ và không sử dụng các chất kích thích.

Duy-tri-mot-so-bai-tap-yoga-moi-ngay-rat-huu-ich-doi-voi-giac-ngu.webp

Duy trì một số bài tập yoga mỗi ngày rất hữu ích đối với giấc ngủ

>>>XEM THÊM: Cách trị mất ngủ tại nhà bằng biện pháp tự nhiên tốt nhất!

Nguyên nhân mất ngủ có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau, nhưng nếu bạn điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt và áp dụng chúng một cách kiên trì, chắc chắn chất lượng giấc ngủ sẽ được cải thiện đáng kể. Nếu áp dụng các biện pháp này không mang lại hiệu quả tốt, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám hoặc comment dưới đây để được giải đáp nhanh mọi thắc mắc và tư vấn sản phẩm thảo dược thích hợp.

Tài liệu tham khảo

https://www.nhs.uk/live-well/sleep-and-tiredness/why-lack-of-sleep-is-bad-for-your-health/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/insomnia/symptoms-causes/syc-20355167

https://www.sleepfoundation.org/insomnia/what-causes-insomnia