Nhiều người thường than phiền về tình trạng đau đầu chóng mặt, buồn nôn vào ban đêm. Điều này khiến họ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, thậm chí gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Vậy đâu là thủ phạm gây ra hiện tượng sức khỏe trên, câu trả lời chính xác có trong nội dung bài viết sau!

4 thủ phạm gây đau đầu chóng mặt bạn cần lưu ý

Nhiều người khá chủ quan với tình trạng đau đầu chóng mặt của mình. Thường thì triệu chứng này chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn và có thể tự khỏi sau khi nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, trong trường hợp đau đầu chóng mặt tái phát nhiều lần hay xuất hiện kéo dài thì có thể đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp một số vấn đề về sức khỏe hay bệnh lý nghiêm trọng nào đó.

Đau đầu chóng mặt do căng thẳng, stress

Áp lực từ công việc, học tập khiến bạn phải dốc hết sức lực, tập trung tinh thần cao độ mỗi ngày. Đó chính là lý do khiến bạn trở nên mệt mỏi, suy giảm thị lực, căng thẳng thần kinh. Trong đó, các cơ quanh mắt phải nhìn quá nhiều vào máy tính, làm cho dây thần kinh gửi tín hiệu đến não. Quá trình này lặp lại nhiều khiến bạn cảm thấy đau nhức ở thái dương, đau đầu chóng mặt, mệt mỏi, đặc biệt là thường xuất hiện vào ban đêm.

Đây là nguyên nhân dẫn đến chứng đau đầu chóng mặt phổ biến nhất mà bạn cần lưu ý. Hãy sắp xếp cho mình một thời gian biểu hợp lý, cân đối giữa nghỉ ngơi và làm việc để giảm đau đầu chóng mặt, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ.

 Cang-thang-stress-qua-muc-gay-hien-tuong-dau-dau-chong-mat-buon-non

 Căng thẳng, stress quá mức gây hiện tượng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn

Đau đầu chóng mặt do vấn đề giấc ngủ

Tình trạng đau đầu chóng mặt, buồn nôn vào ban đêm cũng có thể xuất hiện khi bạn chuyển trạng thái giấc ngủ. Lúc bạn đang ngủ say và chuyển đột ngột sang giấc ngủ nông hoặc ngủ không sâu sẽ khiến cho não phải điều chỉnh. Dây thần kinh trong não đột ngột hoạt động sẽ khiến bạn bị đau đầu, choáng váng.

Đau đầu vận mạch

Đau đầu vận mạch hay còn gọi là chứng đau nửa đầu Migraine thường xảy ra ở những đối tượng học sinh và người trẻ tuổi. Nguyên nhân dẫn đến đau đầu vận mạch được nhận định có thể là do rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh trong não, đặc biệt là serotonin, điều này tác động đến dây thần kinh số 3, từ đó kích thích dẫn tới cơn đau đầu. 

Biểu hiện đặc trưng của đau đầu vận mạch đó chính là đau đầu chóng mặt với cường độ dữ dội và có thể kèm theo triệu chứng buồn nôn.

 Dau-dau-van-mach-gay-ra-trang-thai-dau-dau-chong-mat-buon-non

Đau đầu vận mạch gây ra trạng thái đau đầu chóng mặt, buồn nôn

Đau đầu chóng mặt do rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là một dạng bệnh tâm lý thường gặp. Nhiều người thường xuyên cảm thấy lo lắng, suy nghĩ thái quá vì một vấn đề nào đó kéo dài khiến cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần.

Người bị đau đầu chóng mặt kèm theo một số triệu chứng như hay cáu gắt, giảm tập trung, mệt mỏi, kiệt quệ sức lực thì có thể là những dấu hiệu của bệnh rối loạn lo âu. Những triệu chứng này có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ, kéo dài rồi diễn biến nặng hơn.

Thiểu năng tuần hoàn não gây đau đầu chóng mặt

Thiểu năng tuần hoàn não là một bệnh nghiêm trọng, nguyên nhân trực tiếp là do lưu lượng máu lên não thấp, không cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng cho những hoạt động của hệ thần kinh. Bệnh này tác động đến hệ thần kinh trung ương làm xuất hiện một số triệu chứng điển hình như: Đau đầu chóng mặt, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ, khả năng tập trung kém…

Đau đầu chóng mặt là triệu chứng điển hình của bệnh thiểu năng tuần hoàn não nhưng dễ bị nhầm lẫn đối với những bệnh thông thường khác nên nhiều người thường chủ quan. Do đó, khi có biểu hiện đau đầu chóng mặt kéo dài hay tái phát nhiều lần thì bạn nên thận trọng, suy nghĩ ngay đến các vấn đề về tuần hoàn, thăm khám và tìm cách khắc phục sớm.

Giảm đau đầu chóng mặt không dùng thuốc

Chứng đau đầu chóng mặt để lâu làm người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến tinh thần và thể chất. Bạn có thể đẩy lùi tình trạng đau đầu chóng mặt bằng cách thực hiện chế độ ăn uống và vận động, nghỉ ngơi hợp lý.

Chế độ ăn uống

Người thường xuyên bị đau đầu chóng mặt nên bổ sung thêm các thực phẩm sau đây:

  • Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: Cam, quýt, dâu tây, cà chua, khoai lang, đu đủ, xoài, kiwi và những loại rau có màu xanh đậm khác.
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin B6: Ngũ cốc, cá hồi, thịt gà, chuối, quả óc chó, bơ, các loại đậu…
  • Các loại rau củ quả có chứa acid folic: Đậu xanh, đậu phộng, lòng đỏ trứng, măng tây, đậu ve đỏ, đậu đen… Những thực phẩm này rất tốt cho người bị thiếu máu, giúp sản sinh nhiều hồng cầu, tăng cường tuần hoàn máu não.

Nhóm thực phẩm người bị đau đầu chóng mặt nên tránh:

  • Hạn chế ăn mặn: Ăn nhiều muối vào cơ thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, bệnh suy thận, làm nặng thêm triệu chứng đau đầu chóng mặt.
  • Hạn chế món ăn ngọt, nhiều đường để tránh tình trạng rối loạn đường huyết.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích như cafe, rượu bia… Những chất này sẽ làm nặng thêm chứng căng thẳng thần kinh, từ đó tăng cảm giác đau đầu chóng mặt.

Che-do-an-uong-khoa-hoc-giup-cai-thien-hieu-qua-tinh-trang-dau-dau-chong-mat

Chế độ ăn uống khoa học giúp cải thiện hiệu quả tình trạng đau đầu chóng mặt

Chế độ sinh hoạt

Để nhanh chóng làm giảm cảm giác đau đầu chóng mặt, bạn nên tập thể dục thể thao thường xuyên, đặc biệt là những bài tập vùng đầu, cổ vai gáy. Việc tập thể dục không những đem lại tác dụng loại bỏ những cơn đau đầu chóng mặt, nó còn là phương pháp giúp nâng cao sức khỏe toàn diện, giúp bạn có tinh thần minh mẫn và sảng khoái hơn để làm việc.

Bạn cần lên kế hoạch hợp lý cho mỗi ngày làm việc để giảm căng thẳng, stress. Sau một khoảng thời gian suy nghĩ, làm việc hay học tập, bạn nên đi lại vận động cơ thể để lấy lại cảm giác thoải mái, không nên ngồi một chỗ quá lâu.

Một yếu tố quan trọng nữa, đó chính là hãy chăm sóc giấc ngủ của bạn, cố gắng tập cho mình thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ hình thành nên nhịp sinh học thường ngày cho cơ thể.

Sử dụng thảo dược giảm đau đầu chóng mặt hiệu quả

Đau đầu, buồn nôn, chóng mặt là triệu chứng không hiếm gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và thường xuất hiện vào ban đêm có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe. Từ xa xưa, kho tàng y học Việt Nam luôn chứa đựng nhiều bài thuốc quý giúp loại bỏ đau đầu, chóng mặt, tăng cường lưu thông máu, an thần kinh hiệu quả.

Ngày nay, y học hiện đại tiếp tục phát huy và ứng dụng công nghệ cao trong điều trị hội chứng này bằng việc tạo nên sản phẩm có hợp hoan bì làm thành phần chính, kết hợp với nhiều vị thuốc quý khác như: Uất kim, hồng táo, táo nhân, ngũ vị tử, viễn chí... 

Hợp hoan bì là thảo dược quý có khả năng kích thích não bộ tăng tiết chất dẫn truyền thần kinh serotonin, một loại hormone tác động tích cực đến tinh thần, tâm trạng và trí nhớ. Hơn nữa, hợp hoan bì còn ức chế và tiêu diệt được các gốc tự do, hạn chế một trong những nguyên nhân làm tổn thương tế bào não hiệu quả, từ đó giảm chứng đau đầu chóng mặt, mệt mỏi, lo âu và suy nhược thần kinh.

Bên cạnh đó, uất kim, hồng táo, táo nhân, ngũ vị tử, viễn chí... đều là những loại thảo dược có tác dụng dưỡng tâm, an thần tốt, bổ sung dinh dưỡng cho não bộ. Nhờ đó cơ thể phục hồi được sức khỏe thần kinh, tăng cường lưu thông máu.

Sự kết hợp của những thành phần này đem lại tác dụng cải thiện hoạt động của hệ thần kinh hiệu quả, giảm căng thẳng, lo âu, sợ hãi, từ đó giảm được chứng đau đầu chóng mặt.

San-pham-chiet-xuat-tu-Hop-hoan-bi-Lua-chon-hang-dau-cho-nguoi-dau-dau-chong-mat-do-cang-thang

Sản phẩm chiết xuất từ Hợp hoan bì - Lựa chọn hàng đầu cho người đau đầu chóng mặt do căng thẳng

Đau đầu chóng mặt là triệu chứng thường gặp nhưng hoàn toàn có thể loại bỏ được nhờ chế độ nghỉ ngơi, ăn uống và làm việc hợp lý. Ngoài ra, để nhanh chóng loại bỏ được triệu chứng này, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm chứa hợp hoan bì và nhiều loại dược liệu khác để tăng cường sức khỏe thần kinh, giảm căng thẳng, stress do các vấn đề đến từ cuộc sống. Nếu còn thắc mắc về chứng đau đầu chóng mặt hay thông tin về sản phẩm thảo dược, bạn vui lòng để lại bình luận hoặc số điện thoại ở bên dưới để được hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/anxiety/anxiety-dizziness#the-connection
https://www.healthline.com/health/can-stress-cause-vertigo
https://www.medicalnewstoday.com/articles/325251#stress