Hệ thần kinh phân bố trải dài khắp cơ thể bao gồm thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. Thần kinh trung ương đóng vai trò là trung tâm xử lý thông tin và đưa tín hiệu cho các cơ quan khác. Tuy nhiên, tế bào thần kinh trung ương lại không tái tạo nếu bị tổn thương. Vì thế, có thể nói hệ thần kinh trung ương là bộ phận cần được quan tâm và chủ động bảo vệ.

Tìm hiểu về hệ thần kinh trung ương

Hệ thần kinh trung ương đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, chịu trách nhiệm chi phối hoạt động và bảo vệ cơ thể trước những tình huống nguy hiểm.

Cấu tạo của hệ thần kinh trung ương

Hệ thần kinh bao gồm thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. Trong đó, hệ thần kinh trung ương đóng vai trò quan trọng, giúp kiểm soát mọi động của cơ thể. Hệ thần kinh trung ương bao gồm não và tủy sống.

Não là trung tâm xử lý tín hiệu và điều khiển suy nghĩ của con người. Não bao gồm đại não, gian não, trung não và não trám. Phần đại não có hai bán cầu trái và phải. Hai bán cầu được chia thành 4 thùy liên kết với nhau bao gồm:

  • Thùy trán: Liên quan đến nhận thức, suy nghĩ, các chuyển động tự chủ và ngôn ngữ.
  • Thùy chẩm: Liên quan đến các xử lý hình ảnh mắt thu được (thị giác).
  • Thùy đỉnh: Xử lý các tín hiệu cảm giác.
  • Thùy thái dương: Xử lý thông tin liên quan đến thính giác.

Tủy sống nằm bên trong xương sống, là phần kết nối não bộ đến các cơ quan trong cơ thể. Tủy sống đóng vai trò truyền tín hiệu từ các bộ phận khác đến não. Vì thế, nếu tủy bị chấn thương sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi thông tin, làm gián đoạn việc xử lý và truyền tín hiệu của não. Tủy sống có 31 cặp dây thần kinh kết nối với các nội quan, bao gồm:

  • Vùng lồng ngực: 12 dây thần kinh.
  • Vùng thắt lưng: 5 dây thần kinh.
  • Vùng xương cùng: 5 dây thần kinh.
  • Cổ tử cung: 8 dây thần kinh.
  • Vùng xương cụt: 1 dây thần kinh.

Cau-tao-than-kinh-trung-uong-gom-nao-va-tuy-song.

Cấu tạo thần kinh trung ương gồm não và tủy sống

Hệ thần kinh trung ương hoạt động như thế nào? Giữ vai trò gì?

Hệ thần kinh trung ương có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể người. Chức năng của thần kinh trung ương gồm 3 chức năng chính:

  • Tiếp nhận thông tin.
  • Xử lý thông tin.
  • Đưa ra các tín hiệu phản ứng.

Cách hoạt động của hệ thần kinh trung ương cũng tương ứng với 3 chức năng này. Đầu tiên, các bộ phận giác quan như mắt, mũi, tai, da, lưỡi,... tiếp nhận thông tin từ môi bên ngoài. Sau đó, các thông tin được truyền đến tủy rồi đến não bằng các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine và serotonin. Não sẽ phân tích, xử lý thông tin và truyền tín hiệu đến các cơ quan và đưa ra các lệnh phản ứng. Theo ước tính, vận tốc dẫn truyền của hệ thần kinh khoảng 100 m/s.

He-than-kinh-trung-uong-chiu-trach-nhiem-xu-ly-va-dua-tin-hieu-phan-ung.

Hệ thần kinh trung ương chịu trách nhiệm xử lý và đưa tín hiệu phản ứng

Sự khác biệt giữa hệ thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên

Hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên là 2 hệ thần kinh khác nhau nhưng có kết nối với nhau. Về cấu tạo, hệ thần kinh trung ương gồm não và tủy sống. Thần kinh ngoại biên gồm các thụ thể cảm giác, tế bào thần kinh cảm giác và tế bào thần kinh vận động, được chia thành hệ thần kinh soma và tự chủ.

Dây thần kinh của hai hệ thống này cũng có chút khác biệt. Thần kinh trung ương có dây mảnh và ngắn chưa đến vài mm. Dây thần kinh của hệ thần kinh ngoại biên thường dài hơn, có thể dài tới 1m.

Mức độ nghiêm trọng khi bị tổn thương của thần kinh trung ương cao hơn nhiều so với thần kinh ngoại biên. Hệ thần kinh trung ương có thể gây ảnh hưởng lên toàn bộ cơ thể nếu bị thương. Còn thần kinh ngoại biên chỉ làm ảnh hưởng một số bộ phận có liên quan.

Thêm vào đó, tế bào thuộc hệ thần kinh trung ương không thể tái tạo khi tổn thương nhưng tế bào thần kinh ngoại biên thì có thể. Điều đó có nghĩa, nếu bạn bị đứt tay, dây thần kinh ở đây có thể tái tạo lại. Nhưng khi não bị tổn thương thì không có khả năng phục hồi tế bào. Như vậy có thể thấy rõ vai trò quan trọng và mức độ nguy hiểm của hệ thần kinh trung ương khi bị tác động.

Co-su-khac-nhau-nhat-dinh-giua-than-kinh-trung-uong-va-than-kinh-ngoai-bien.

Có sự khác nhau nhất định giữa thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên

Các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thần kinh trung ương

Do có chức năng hết sức quan trọng và khó phục hồi, hệ thần kinh trung ương được bảo vệ bằng rất nhiều lớp màng và xương cứng. Thế nhưng não và tủy sống vẫn có thể bị tổn hại như bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến chức năng và cấu trúc của thần kinh trung ương như:

  • Tác động bên ngoài: Các tấn công vật lý từ bên ngoài ảnh hưởng nặng nề đến thần kinh trung ương vì hệ thống này rất nhạy cảm. Ngoài ra, những tấn công vô hình như stress, căng thẳng cũng tác động tiêu cực đến thần kinh trung ương.
  • Tác động từ bên trong: Những yếu tố như nhiễm trùng, rối loạn mạch máu, rối loạn cấu trúc và chức năng não bẩm sinh hay quá trình thoái hóa khiến thần kinh trung ương hoạt động trì trệ và kém hiệu quả.
  • Các vấn đề sức khỏe: Thần kinh trung ương cũng bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý như khối u, tiểu đường, tim mạch, xương khớp,…
  • Các chất độc hại: Giống như các bộ phận khác, não dễ bị tổn hại nếu có cơ thể tiếp xúc với chất độc từ rượu, bia, chất kích thích,…

Nhung-tac-nhan-anh-huong-co-the-den-tu-ben-ngoai-lan-ben-trong.

Những tác nhân ảnh hưởng có thể đến từ bên ngoài lẫn bên trong

Các bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương thường gặp

Các bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương thường gặp, bao gồm:

  • Bệnh do nhiễm trùng: Viêm não, viêm màng não, bại liệt và áp xe ngoài màng cứng,…
  • Bệnh do rối loạn cấu trúc và chức năng: Liệt Bell và hội chứng Guillain-Barré, đau đầu, chóng mặt,…
  • Bệnh do quá trình lão hóa: Bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, xơ cứng teo cơ một bên (ALS),…

Tại sao hệ thần kinh trung ương không thể tự phục hồi

Con người phát triển và lớn lên nhờ khả năng phân chia và sinh ra tế bào mới. Chính vì thế, khi bị tổn thương, cơ thể có thể phục hồi ở hầu hết các bộ phận. Nói là hầu hết vì có một tế bào không thể tái tạo và phục hồi, đó là tế bào thần kinh trung ương.

Tế bào thần kinh cấu tạo rất đặc biệt, khác lạ và có độ biệt hóa cao nhất trong các loại tế bào của con người. Các tế bào thần kinh có sự liên kết chặt chẽ với nhau và hệ thống liên kết này vô cùng phức tạp. Thêm vào đó là sự phân bố chính xác tuyệt đối của các tế bào này đến các cơ quan tương ứng.

Do mang tính chuyên biệt cao và sự phức tạp trong cấu tạo, liên kết tế bào nên hệ thần kinh trung ương không có khả năng phân chia và tái tạo. Chính vì vậy, khi bị chấn thương, quá trình phục hồi ở người bị bệnh thần kinh trung ương khó khăn và lâu hơn bệnh nhân khác. Việc tái tạo lại các tế bào thần kinh trung ương đã bị tổn thương bằng phương pháp nhân tạo vẫn còn là một thách thức lớn và không mấy khả quan.

Do-cau-truc-dac-biet-va-tinh-biet-hoa-cao-nen-te-bao-than-kinh-trung-uong-khong-the-tai-tao.

Do cấu trúc đặc biệt và tính biệt hóa cao nên tế bào thần kinh trung ương không thể tái tạo

Làm thế nào để có một hệ thần kinh khỏe mạnh

Đóng vai trò quan trọng nhưng không thể phục hồi khi bị hư hại, vì thế, bạn cần chủ động bảo vệ hệ thần kinh trung ương. Bảo vệ hệ thần kinh trung ương cũng là cách để bạn ngăn ngừa nhiều bệnh về sau.

Sinh hoạt lành mạnh và ăn uống đều độ

Các dây thần kinh truyền tín hiệu bằng chất dẫn truyền. Vì thế, ăn uống đầy đủ, cung cấp đủ chất là yêu cầu đầu tiên cho một hệ thần kinh khỏe mạnh. Những thực phẩm bạn nên bổ sung như: Socola, hải sản, chuối, lựu, cam, rau xanh,… Những thực phẩm này cung cấp dồi dào vitamin và khoáng chất, giúp điều chỉnh xung thần kinh và hoạt động như một chất truyền thần kinh.

Bên cạnh ăn uống, việc tập luyện thể thao cũng góp phần không nhỏ cho hệ thần kinh trung ương khỏe mạnh. Đặc biệt, khi vận động, cơ thể tăng khả năng tổng hợp các chất dẫn truyền như dopamine và serotonin, vô cùng có lợi cho hệ thần kinh.

Mot-che-do-an-uong-hop-ly-rat-can-thiet-de-co-than-kinh-khoe-manh.

Một chế độ ăn uống hợp lý rất cần thiết để có thần kinh khỏe mạnh

Tập luyện cho não

Ngoài ra, bạn cũng nên tăng tính nhanh nhạy của thần kinh thông qua các bài tập luyện cho não, ví dụ như trò chơi ô chữ. Việc tập luyện cho não kích hoạt hệ thống thần kinh hiệu quả, giúp nó hoạt động đúng công suất. Điều này làm tăng tính linh hoạt trong công việc, phản ứng nhanh nhạy và cải thiện khả năng ghi nhớ.

Sau khi luyện tập cũng không quên thư giãn và “thưởng” cho hệ thần kinh trung ương bằng cách cho các tế bào này nghỉ ngơi. Bạn nên tập yoga hoặc ngồi thiền để có một hệ thần kinh minh mẫn và tinh thần khỏe mạnh. Thiền và yoga giúp xoa dịu và cân bằng giảm áp lực cho các tế bào. Việc làm này giống như cho hệ thần kinh được nghỉ ngơi và hỗ trợ điều hòa hoạt động.

Tránh xa rượu bia và các chất kích thích

Rượu bia và cách chất kích thích vô cùng có hại cho cơ thể. Đơn cử như rượu, khi đi vào cơ thể, hai bộ phận chịu ảnh hưởng nhiều nhất là gan vào não bộ. Rượu tác động lên não bộ gần như ngay lập tức nên bạn có cảm giác hưng phấn, sau đó là chóng mặt. Một điều không thể phủ nhận, đó là sau khi uống rượu, mọi người đều có cảm giác đau đầu, choáng váng. Chất độc từ rượu nếu không được giải phóng hết, tồn đọng trong cơ thể, làm tắc nghẽn gây ảnh hưởng đến não và chức năng thần kinh trung ương.

 Ruou-bia-gay-nhieu-tac-hai-den-suc-khoe-con-nguoi-va-nao-bo.

Rượu bia gây nhiều tác hại đến sức khỏe con người và não bộ

Nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc

Việc nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc rất cần thiết cho não và một hệ thần kinh khỏe mạnh. Nếu làm việc quá sức, các tế bào não hoạt động quá mức làm ảnh hưởng đến khả năng truyền và xử lý thông tin. Điều này còn làm tăng khả năng rối loạn chức năng não, gây nên một số bệnh về tâm lý như rối loạn âu lo, sang chấn tâm lý,…

Mất ngủ chính là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh về thần kinh. Vì thế, để bảo vệ thần kinh trung ương khỏe mạnh, bạn nên ngủ đủ 8 tiếng một ngày, tránh làm việc quá sức và thư giãn tinh thần.

Che-do-nghi-ngoi-va-chat-luong-giac-ngu-rat-can-thiet-cho-nao-bo.

Chế độ nghỉ ngơi và chất lượng giấc ngủ rất cần thiết cho não bộ

Sử dụng thực phẩm chức năng bảo vệ não

Để có hệ thần kinh khỏe mạnh, bạn nên chủ động bảo vệ não bằng cách sử dụng các thực phẩm chức năng bổ não. Các thực phẩm chức năng ngày nay không chỉ cung cấp các chất cần thiết cho não bộ mà còn hỗ trợ điều trị một số bệnh về thần kinh, giúp an thần, ngủ ngon giấc. Bạn nên ưu tiên chọn sản phẩm chiết xuất từ hợp hoan bì, táo nhân, hồng táo, viễn chí, uất kim,… Vì các vị thảo dược này rất tốt cho não. Điển hình như khả năng tăng tổng hợp serotonin cho não bộ của hợp hoan bì đã được chứng minh. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn nhà cung cấp uy tín để tránh sử dụng phải hàng kém chất lượng nhé.

Vừa rồi là những thông tin về hệ thần kinh trung ương ở người, vai trò và cách để có một hệ thần kinh khỏe mạnh. Mong rằng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức bổ ích cho bạn. Nếu có vấn đề còn thắc mắc, đừng quên để lại bình luận để được giải đáp nhanh nhất nhé.

Tài liệu tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/307076#cns-diseases

https://www.healthdirect.gov.au/central-nervous-system

https://www.emedicinehealth.com/anatomy_of_the_central_nervous_system/article_em.htm