Rối loạn lo âu xã hội là một chứng bệnh tâm thần nhiều nguy hiểm. Có tới 36% tổng số người bệnh có những triệu chứng điển hình ít nhất trong vòng 10 năm nhưng lại không tìm đến các giải pháp điều trị khắc phục ngay. Sự chủ quan này có thể gây ra nhiều hệ lụy khôn lường, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Vậy lo âu xã hội là chứng bệnh như thế nào? Cần làm gì để khắc phục hiệu quả tình trạng này. Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Rối loạn lo âu xã hội là gì?
Rối loạn lo âu xã hội là một chứng bệnh tâm thần mạn tính trong hệ thống các bệnh lý rối loạn lo âu thường gặp. Bệnh có tên gọi khác là chứng sợ xã hội, người bệnh có tâm lý lo sợ, căng thẳng hay xấu hổ với mọi hành động của bản thân, bối rối khi giao tiếp với người khác. Thậm chí, khi có ai đó nhìn hay đứng bên cạnh cũng khiến người bệnh lo lắng, không thể hoàn thành tốt công việc hay sợ người khác đánh giá không tốt về mình… Tình trạng này nếu kéo dài dai dẳng có thể ảnh hưởng nhiều đến công việc, cuộc sống và chính sức khỏe của người bệnh.
Rối loạn lo âu xã hội là một bệnh lý nguy hiểm
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng rối loạn lo âu xã hội?
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây tình trạng lo âu xã hội là gì. Nhiều nghiên cứu cho rằng chứng bệnh này có thể là do sự cộng hưởng của nhiều yếu tố và di truyền, cụ thể:
- Những thương tổn về tâm lý trong quá khứ như bị bạo hành, bắt nạt, đe dọa, mâu thuẫn, xung đột trong gia đình, bị lạm dụng tình dục… có thể gây ra chứng sợ xã hội cho người bệnh.
- Do suy giảm chất dẫn truyền thần kinh serotonin: Serotonin được coi là một hormone “hạnh phúc” có nhiệm vụ điều chỉnh cảm xúc của con người. Sự thiếu hụt chất dẫn truyền này có thể khiến tâm lý bị mất kiểm soát, gây ra tình trạng sợ hãi quá mức, lo lắng cực độ ở người bệnh.
- Môi trường sống: Nếu sống trong môi trường được bao bọc quá mức thì trẻ em có thể dễ mắc chứng lo sợ xã hội hơn so với những đứa trẻ thông thường. Hoặc nếu trong gia đình có người mắc chứng lo sợ xã hội, con cái cũng có thể dễ hình thành bệnh lý này do bắt chước hay học theo những hành vi của bố mẹ.
Dấu hiệu nhận biết người mắc chứng lo âu xã hội
Nhiều người bình thường cũng có thể có những biểu hiện như xấu hổ, lo lắng khi giao tiếp, tiếp xúc với ai đó nhưng trình trạng này thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Còn với người mắc chứng sợ xã hội thì cảm giác lo lắng, sợ sệt, bối rối khi tương tác với người khác sẽ diễn ra thường xuyên, hàng ngày, không có dấu hiệu chấm dứt và ngày một trầm trọng hơn nếu không được can thiệp sớm.
Triệu chứng tâm lý
Một số triệu chứng tâm lý điển hình thường gặp ở người mắc chứng sợ xã hội như:
- Sợ nói chuyện với người lạ, né tránh ánh nhìn của những người xung quanh.
- Lo lắng khi tham gia các hoạt động tập thể, đông người.
- Lo lắng, căng thẳng trong tất cả tình huống giao tiếp thường ngày.
- Lo sợ bản thân sẽ bị đánh giá tiêu cực.
- Lo sợ những hành động của mình có thể gây hậu quả xấu khi tham gia các hoạt động trong xã hội.
- Thường suy ngẫm, phân tích những hành động mình cho là sai trong quá trình tương tác.
- Dễ đổ mồ hôi, mặt đỏ, giọng nói ngắt quãng, run rẩy, thiếu tự tin khi thuyết trình, đứng trước đám đông dù đã chuẩn bị rất kỹ.
Triệu chứng hành vi
Đi kèm với những biến đổi về tâm lý, người bệnh còn có thể có những biểu hiện bất thường qua hành vi như:
- Tim đập nhanh, loạn.
- Đổ mồ hôi nhiều.
- Đỏ mặt.
- Chân tay run.
- Cảm giác buồn nôn, bụng khó chịu.
- Thu hẹp bản thân, né tránh tương tác xã hội.
- Nói bị hụt hơi, giọng yếu ớt, thiếu tự tin.
Lâu dần người mắc chứng lo âu xã hội dần trở nên khép kín, né tránh các tình huống trong xã hội như giao tiếp, nói chuyện với người lạ hay những người không quen biết, hạn chế tới những nơi đông người, dự các buổi lễ đám cưới, tiệc tùng, các buổi hẹn hò…
Người mắc chứng sợ xã hội có cảm giác lo lắng, sợ sệt, bối rối khi tương tác với người khác
Rối loạn lo âu xã hội liệu có nguy hiểm?
Rối loạn lo âu xã hội nếu không can thiệp sớm, các triệu chứng này sẽ dần trầm trọng hơn, ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống sinh hoạt, các mối quan hệ, công việc, thậm chí là chính sức khỏe của người bệnh. Nhiều người có xu hướng tìm tới các chất kích thích như bia, rượu, thậm chí là ma túy để quên những nỗi lo lắng, sợ hãi của bản thân. Nguy hiểm nhất, nhiều người có suy nghĩ bế tắc nghĩ đến chuyện muốn tự sát, tự tử để giải thoát bản thân khỏi những áp lực vô hình do chứng sợ xã hội gây ra.
Các biện pháp khắc phục rối loạn lo âu xã hội hiệu quả nhất hiện nay
Y học đang ngày càng phát triển và mở ra nhiều cơ hội trong việc điều trị bệnh, nhất là các bệnh lý về tâm thần như chứng rối loạn lo âu xã hội. Nếu chủ động thăm khám sớm và tuân thủ các chỉ dẫn các bác sĩ, người bệnh có thể sớm cải thiện các triệu chứng, hạn chế những rủi ro không mong muốn.
Tư vấn tâm lý từ chuyên gia
Nhờ sự can thiệp của các bác sĩ tâm lý, người bệnh có thể kiểm soát chứng sợ hãi, lo lắng quá mức của mình trước các sự việc, nhất là khi đối diện với người khác. Đặc biệt, phương pháp trị liệu tâm lý nhóm có thể giúp người bệnh học cách tương tác với người khác, dần mở lòng mình với các hoạt động trong xã hội, bớt cô đơn hơn.
Tư vấn tâm lý có thể giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng
Sử dụng các thuốc điều trị Tây y
Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin là loại thuốc được ưu tiên sử dụng trong việc điều trị chứng lo âu xã hội hiện nay. Ngoài ra, tùy vào tình trạng của người bệnh mà các bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm các loại thuốc điều trị sao cho phù hợp như venlafaxine (Effexor XR), sertraline (Zoloft), paroxetine (Paxil)...
Việc sử dụng thuốc tây y được đánh giá là cho hiệu quả khá tốt, tuy nhiên lại tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn, nhất là với việc người bệnh phải điều trị trong một thời gian dài. Do đó, hãy tuân thủ theo đúng lời khuyên của bác sĩ để tránh những rủi ro không đáng có.
Chế độ sinh hoạt hợp lý
Một chế sinh hoạt hợp lý cũng góp phần gia tăng hiệu quả điều trị chứng lo âu xã hội cho người bệnh.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Giảm chất béo, tăng thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh, hoa quả, hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, cafe…để giảm tình trạng lo âu, căng thẳng ở người bệnh.
- Vận động phù hợp: Nên dành 30 - 60 phút mỗi ngày để tập thể dục, rèn luyện sức khỏe. Mới bắt đầu có thể chọn những bài tập nhẹ, vừa sức, sau có thể tăng cường độ dần.
- Học cách chia sẻ với người thân và bạn bè, điều này sẽ giúp người bệnh bớt áp lực, giảm gánh nặng trong lòng và nhận những lời khuyên, động viên từ những người xung quanh. Đây có thể là nguồn động lực giúp người bệnh cải thiện tình trạng này hiệu quả.
- Tập thói quen ngủ đủ giấc, đúng giờ: Giấc ngủ vô cùng quan trọng, đây là thời gian giúp người bệnh nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng sau một ngày làm việc mệt mỏi, giảm stress.
Đẩy lùi rối loạn lo âu xã hội nhờ các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược
Bên cạnh các phương pháp trên, việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược đang là xu hướng mới trong điều trị chứng rối loạn lo âu xã hội được nhiều chuyên gia đánh giá cao, không chỉ hiệu quả mà còn đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ.
Một trong số những thảo dược mà người bệnh có thể tham khảo đó là hợp hoan bì. Theo những nghiên cứu khoa học từ Trung Quốc, hợp hoan bì tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây chứng sợ xã hội, đó là sự thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh serotonin, kích thích sản sinh hormon này, đồng thời bổ sung dưỡng chất cho hệ thần kinh. Nhờ đó mà người bệnh mắc chứng lo âu xã hội có thể đẩy lùi các triệu chứng như lo lắng, sợ hãi… hiệu quả. Người bệnh có thể tìm và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ có chứa thảo dược này, dùng càng sớm hiệu quả sẽ càng cao.
Thảo dược hợp hoan bì có tác dụng cải thiện chứng sợ xã hội hiệu quả
Rối loạn lo âu xã hội hoàn toàn có thể cải thiện được nếu người bệnh chủ động lắng nghe và thực hiện theo những lời khuyên của chuyên gia, bác sĩ. Mong rằng qua những chia sẻ trên, người bệnh có thể sớm đẩy lùi chứng bệnh này hiệu quả và an toàn nhất. Mọi thắc mắc mọi người có thể để lại phía dưới bình luận, các chuyên gia sẽ tư vấn hỗ trợ mọi người một cách chi tiết.
Tài liệu tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anxiety/diagnosis-treatment/drc-20350967
https://www.nhs.uk/mental-health/conditions/generalised-anxiety-disorder/treatment/