Những triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật thường đem đến rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Bệnh lý này không chỉ mang lại cảm giác mệt mỏi, khó ngủ, bực bội mà còn có thể gây rối loạn hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật!

Rối loạn thần kinh thực vật là gì?

Bình thường, hệ thần kinh thực vật chi phối chức năng tự động của một số cơ quan trong cơ thể như tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn và các hoạt động thần kinh tự chủ không theo ý muốn của chúng ta. Trong hệ thần kinh thực vật, hệ giao cảm và phó giao cảm có tác dụng đối lập nhưng lại tương trợ lẫn nhau giúp các hoạt động trong cơ thể được cân bằng.

Rối loạn hệ thần kinh thực vật là sự mất cân bằng giữa hệ giao cảm và hệ phó giao cảm. Khi một trong hai hệ bị ức chế hoặc kích thích quá mức sẽ khiến các chức năng tự động trong cơ thể bị rối loạn. Một số ví dụ điển hình có thể kể đến như rối loạn nhịp tim, huyết áp, rối loạn tiêu hoá, tăng tiết mồ hôi,...

Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn thần kinh thực vật rất đa dạng, có thể do di truyền, có tiền sử mắc các bệnh tự miễn, đái tháo đường,… Đặc biệt, nguyên nhân sâu xa không thể bỏ qua là do các tế bào thần kinh bị thiếu dinh dưỡng, nồng độ hormone serotonin trong não bộ bị suy giảm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến chức năng thần kinh. 

Thieu-hut-dinh-duong-nao-bo-la-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-gay-roi-loan-than-kinh-thuc-vat

Thiếu hụt dinh dưỡng não bộ là một trong những nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật

5 triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật thường gặp nhất

Người mắc chứng rối loạn thần kinh thực vật thường phải trải qua những “cơn ác mộng” khiến họ mệt mỏi và ám ảnh. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh lý rối loạn thần kinh thực vật mà bạn nên biết.

Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật điển hình nhất là rối loạn cảm giác

Rối loạn cảm giác có thể bao gồm tình trạng đau đớn, khó chịu bất thường hoặc thậm chí là mất cảm giác.

Rối loạn cảm giác bất thường chia ra thành hai loại là dị cảm và loạn cảm. Các triệu chứng của dị cảm điển hình bao gồm ngứa râm ran, đau nhói, bỏng rát hay cảm giác “tê như kim chích” gây khó chịu cho người bệnh nhưng không gây ra cảm giác đau. Giống với dị cảm, loạn cảm có thể xảy ra tự phát hay gây ra do một kích thích và thường không đau.

Te-bi-tay-chan-la-trieu-chung-roi-loan-than-kinh-thuc-vat-rat-dien-hinh

Tê bì tay chân là triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật rất điển hình

Rối loạn thần kinh chức năng - Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật phổ biến

Người bệnh rối loạn thần kinh thực vật thường bị rối loạn thần kinh chức năng, với các biểu hiện điển hình như: Tụt huyết áp tư thế đứng, tụt đường huyết hoặc ngất xỉu. 

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp tình trạng rối loạn tăng tiết mồ hôi gây mất dung nạp sức nóng, lạnh đầu ngón chân, ngón tay. Chứng bàng quang tăng hoạt, đại tiểu tiện không tự chủ hay liệt cương dương ở nam giới cũng là một trong số các biểu hiện của rối loạn thần kinh chức năng.

Chức năng vận động yếu đi

Tổn thương dây thần kinh ngoại biên thường dẫn đến sự yếu đi của các cơ được dây thần kinh này chi phối. Những tổn thương thần kinh nặng trong một khoảng thời gian dài có thể gây ra tình trạng teo cơ. Teo cơ kèm theo việc không thường xuyên vận động phục hồi chức năng thần kinh cơ sẽ làm giảm chức năng vận động.

Các thiếu sót vận động

Triệu chứng thiếu sót vận động chủ yếu là do tổn thương sợi trục gây ảnh hưởng đến các cơ ngọn chi. Người bệnh thường có cảm giác khó khăn khi phải thực hiện các động tác tinh tế, phức tạp. Lâu dần, bệnh nhân có thể hình thành dáng đi “chân rủ”. Người bệnh có xu hướng gập đầu gối quá mức, thực hiện động tác đưa hông thái quá về trước khi đi để ngăn không cho các ngón chân bị va quệt, tổn thương.

Các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật liên quan tới phản xạ gân xương

Người bệnh có thể gặp các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như mất các phản xạ gân xương. Thông thường triệu chứng này sẽ xảy ra trước khi xuất hiện tình trạng yếu cơ vận động. Bệnh nhân thường có biểu hiện phản xạ kém, đặc biệt là ở vị trí tứ chi khi có tác động từ bên ngoài. Các cơ co giật của bệnh nhân có thể yếu đi hoặc mất hẳn nếu mất phản xạ gân xương hoàn toàn.

Trieu-chung-roi-loan-than-kinh-thuc-vat-co-the-bieu-hien-ra-tinh-trang-mat-phan-xa-gan-xuong

Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật có thể biểu hiện ra tình trạng mất phản xạ gân xương

Một số biểu hiện rối loạn thần kinh hậu covid-19

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên trang Pubmed, có tới 73% bệnh nhân sau khi mắc covid-19 gặp phải triệu chứng bất thường liên quan đến thần kinh. Người hậu covid-19 thường xuyên có những biểu hiện như mất ngủ, đau đầu, đau cơ, suy giảm ý thức. Không chỉ vậy, nhiều bệnh nhân còn gặp phải một số triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn chức năng như rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp.

Điều trị rối loạn thần kinh thực vật

Để điều trị rối loạn thần kinh thực vật, trước tiên bạn cần có một chế độ sinh hoạt lành mạnh. Bên cạnh đó, việc sử dụng một số sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị cũng góp phần giúp bệnh tiến triển tốt hơn.

Thực hiện lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học

Duy trì thói quen lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, nhẹ nhàng là biện pháp vô cùng hữu hiệu giúp bạn cải thiện các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật.

Ngoài ra, việc thay đổi chế độ ăn của người mắc chứng rối loạn thần kinh thực vật cũng vô cùng cần thiết. Người bệnh nên thực hiện chế độ ăn ít cholesterol xấu và bổ sung thêm các thực phẩm giàu protein, chất xơ. Đặc biệt, bệnh nhân nên sử dụng các sản phẩm có chứa omega 3, omega 6 giúp bổ sung dinh dưỡng và hỗ trợ chức năng não bộ rất tốt.

Nguoi-bi-roi-loan-than-kinh-thuc-vat-nen-su-dung-cac-san-pham-chua-nhieu-protein

Người bị rối loạn thần kinh thực vật nên sử dụng các sản phẩm chứa nhiều protein

Sử dụng thêm sản phẩm thảo dược hỗ trợ làm giảm nhanh triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật

Dùng các sản phẩm hỗ trợ điều trị là vô cùng cần thiết cho người bị rối loạn thần kinh thực vật. Bởi lẽ, thức ăn thường không có khả năng cung cấp đầy đủ dưỡng chất và giúp cơ thể phục hồi được nhanh chóng. Các sản phẩm có chứa các thành phần như hợp hoan bì, táo nhân được cho là rất bổ dưỡng cho người mắc chứng bệnh này. Hợp hoan bì không chỉ bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ thần kinh mà còn có tác dụng chống oxy hóa tế bào thần kinh hiệu quả.

Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật rất đa dạng, có thể khiến nhiều người nhầm lẫn, khó nhận biết. Do đó, bạn cần thận trọng hơn với các vấn đề sức khỏe của mình để phát hiện bệnh sớm và có phương pháp cải thiện phù hợp.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật. Từ đó có thể phát hiện, dự phòng và điều trị kịp thời. Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc, hãy để lại bình luận để được các chuyên gia tư vấn.

Tài liệu tham khảo:

Neurological manifestations associated with SARS-CoV-2 and other coronaviruses: A narrative review for clinicians - PubMed (nih.gov)

Conversion Disorder: Symptoms, Causes, Treatment (verywellmind.com)

5 neurological disorders: Symptoms explained (medicalnewstoday.com)