Rối loạn thần kinh thực vật là một căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến đối với cả trẻ em và người lớn. Việc lựa chọn một phác đồ điều trị rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả có ý nghĩa quyết định tình trạng của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ trang bị cho bạn những phương pháp điều trị hiệu quả đã được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

Khái niệm về rối loạn thần kinh thực vật

Hệ thần kinh thực vật của con người gồm có hệ giao cảm và hệ phó giao cảm. Rối loạn thần kinh thực vật (autonomic nervous system disorders) là tình trạng xảy ra do sự mất cân bằng giữa 2 hệ thống thần kinh này. Chính sự mất cân bằng đó đã gây ảnh hưởng đến chức năng tự động của cơ thể như nhịp tim, huyết áp, mồ hôi, tiêu hóa… Rối loạn thần kinh thực vật ngày càng trở nên phổ biến hiện nay. Mặc dù không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng cũng gây ra nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Phác đồ điều trị rối loạn thần kinh thực vật được chỉ định phụ thuộc vào các triệu chứng thực tế người bệnh gặp phải. Các triệu chứng điển hình của bệnh lý này bao gồm:

  • Hạ huyết áp tư thế đứng: Choáng váng, chóng mặt, ngất, mờ mắt, đi không vững, suy nhược.
  • Rối loạn chức năng tiết niệu: Biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật là tiểu khó, tiểu không kiểm soát, đi tiểu nhiều vào ban đêm, viêm đường tiết niệu.
  • Rối loạn chức năng sinh dục: Rối loạn cương dương, khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục.
  • Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nôn, đầy bụng, chán ăn, chậm tiêu, ợ chua.
  • Khả năng tiết mồ hôi: Đổ mồ hôi quá nhiều hoặc giảm.
  • Dị cảm: Tê hoặc ngứa ran ở các chi, đầu chi và các bộ phận cơ thể khác.

Cac-trieu-chung-dien-hinh-nguoi-mac-roi-loan-than-kinh-thuc-vat-hay-gap-phai.

Các triệu chứng điển hình người mắc rối loạn thần kinh thực vật hay gặp phải

Phác đồ điều trị rối loạn thần kinh thực vật cập nhật mới nhất

Nguyên nhân gây bệnh chính là chìa khóa trong quá trình điều trị. Đến nay vẫn chưa phát hiện được nguyên nhân chính xác gây rối loạn thần kinh thực vật. Tuy nhiên có một số nghiên cứu cho rằng nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến sự giảm nồng độ serotonin và chất dinh dưỡng não bộ.

Nguyên tắc được áp dụng nhiều nhất trong phác đồ điều trị rối loạn thần kinh thực vật bao gồm các biện pháp chăm sóc nâng đỡ và điều trị triệu chứng đau của bệnh. Dưới đây là các phương pháp điều trị rối loạn thần kinh thực vật thường được sử dụng nhất:

Các phương pháp cải thiện triệu chứng không dùng thuốc

Với những triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật cụ thể sẽ có những biện pháp cải thiện  phù hợp và hiệu quả, cụ thể như:

  • Với các triệu chứng tiêu hóa: Hãy thay đổi chế độ ăn uống của bạn, ăn thành nhiều bữa nhỏ để bạn không cảm thấy quá no; Thêm chất lỏng và chất xơ vào chế độ ăn uống của bạn để ngăn ngừa đầy hơi, táo bón; Nâng cao đầu khi ngủ để tránh bị ợ chua.
  • Với triệu chứng rối loạn tiết mồ hôi: Nếu bạn tiết ít mồ hôi hơn bình thường, hãy ở trong nhà khi trời nóng để tránh lỗ chân lông bị bít tắc.
  • Với triệu chứng về tim và huyết áp có liên quan đến bệnh rối loạn thần kinh thực vật: Đứng lên từ từ để không bị chóng mặt; Bổ sung muối và chất lỏng trong chế độ ăn uống của bạn để giúp tăng huyết áp (chỉ làm điều này nếu bác sĩ của bạn đề nghị).

Các phương pháp điều trị triệu chứng sử dụng thuốc

Tùy vào từng triệu chứng gây bệnh cụ thể mà bác sĩ kê thuốc khác nhau. 

  • Để điều trị các triệu chứng tiêu hóa do rối loạn thần kinh thực vật: Thường chỉ định các thuốc nhuận tràng (Sorbitol, Forlax…) có thể giúp trị táo bón và các loại thuốc khác có thể điều trị tiêu chảy, đau bụng (Oresol, Smecta…).
  • Để điều trị các triệu chứng tiết niệu: Chỉ định các thuốc Oxybutynin và Tolterodine ngăn cơ bàng quang của bạn co bóp quá thường xuyên và Bethanechol giúp làm rỗng bàng quang. Bên cạnh đó có thể sử dụng một ống thông tiểu đi vào bàng quang giúp làm rỗng nó. 
  • Để điều trị các vấn đề về tuyến tiết mồ hôi: Một số loại thuốc Glycopyrrolate và độc tố Botulinum có thể giúp bạn tiết ra ít mồ hôi hơn thường được chỉ định trong phác đồ điều trị.
  • Để điều trị các triệu chứng về huyết áp: Dùng thuốc làm tăng huyết áp (Fludrocortisone, Midodrine, Pyridostigmine…), các thuốc để kiểm soát nhịp tim, thuốc chẹn beta (Bisoprolol STADA) giúp đưa nhịp tim của về bình thường.

Su-dung-thuoc-dieu-tri-trieu-chung-cu-the-trong-phac-do-dieu-tri-roi-loan-than-kinh-thuc-vat

Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng cụ thể trong phác đồ điều trị rối loạn thần kinh thực vật

Cải thiện lối sống, chế độ ăn và luyện tập vật lý trị liệu

Thay đổi lối sống và suy nghĩ chính là giúp cải thiện tình trạng rối loạn thần kinh thực vật của người bệnh. Người gặp rối loạn thần kinh thực vật cần xây dựng một lối sống lành mạnh bằng cách hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá… 

Bên cạnh đó, người bệnh cũng phải giữ cho mình một tâm trạng vui vẻ, lạc quan, loại bỏ những căng thẳng, lo lắng bằng việc tập luyện thể dục, thể thao hằng ngày với các bộ môn như tập yoga, ngồi thiền. 

Các bài tập vật lý trị liệu dành cho bệnh nhân rối loạn thần kinh thực vật cũng có thể được thực hiện tại nhà với các chuyên gia vật lý trị liệu hoặc thông qua các chương trình phục hồi chức năng tim của bệnh nhân.

Sử dụng sản phẩm chứa hợp hoan bì kết hợp với phác đồ điều trị rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả

Một trong những nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng giữa hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm có thể là do thiếu chất dẫn truyền thần kinh serotonin, các chất dinh dưỡng cho tế bào não bộ. Do đó, việc bổ sung thành phần này là yếu tố cần thiết trong phác đồ điều trị rối loạn thần kinh thực vật.

Từ lâu, hợp hoan bì đã được ông cha ta sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y giúp điều trị các triệu chứng lo âu, căng thẳng, nhịp tim nhanh… Thành phần này đã được các chuyên gia chú ý và nghiên cứu, khẳng định rằng có tác dụng làm tăng chất dẫn truyền thần kinh serotonin, bổ sung các chất dinh dưỡng cho hệ thần kinh trung ương… Từ đó, cải thiện tình trạng rối loạn thần kinh thực vật một cách hiệu quả. 

Hiện nay, các sản phẩm chứa hợp hoan bì thường được sử dụng kết hợp trong phác đồ điều trị rối loạn thần kinh thực vật.

Hop-hoan-bi-Thanh-phan-co-trong-cac-san-pham-cua-phac-do-dieu-tri-roi-loan-than-kinh-thuc-vat.

Hợp hoan bì - Thành phần có trong các sản phẩm của phác đồ điều trị rối loạn thần kinh thực vật

Các biện pháp giúp phòng ngừa rối loạn thần kinh thực vật

Để phòng ngừa bệnh rối loạn thần kinh thực vật phải có những biện pháp ngăn chặn mọi yếu tố nguy cơ gây bệnh. Các biện pháp này bao gồm:

  • Tránh rượu: Rượu có thể khiến máu đọng lại ở chân và làm trầm trọng thêm phản ứng huyết áp thấp khi đứng. 
  • Tránh nơi có nhiệt độ cao hoặc những nơi có xu hướng gây ra các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật.
  • Thực hiện thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi và sang đứng từ từ ở người có rối loạn thần kinh thực vật.
  • Kiểm soát tốt lượng đường trong máu trong trường hợp bạn có tiền sử tiểu đường.
  • Tìm cách điều trị phù hợp đối với bất kỳ bệnh tự miễn nào mà bạn mắc phải.
  • Thực hiện các biện pháp giúp ngăn ngừa hoặc kiểm soát để huyết áp ổn định, bao gồm cả việc dùng bất kỳ loại thuốc nào được kê đơn.
  • Bỏ thuốc lá cũng tránh gây rối loạn thần kinh thực vật.
  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Duy trì chế độ tập thể dục thường xuyên.

Cac-bien-phap-giup-phong-ngua-benh-roi-loan-than-kinh-thuc-vat.

Các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Trên đây là khái niệm tổng quát và phác đồ điều trị rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả thường được sử dụng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến rối loạn thần kinh thực vật, hãy để lại bình luận để được các chuyên gia giải đáp. 

Tài liệu tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/327450#function

https://www.webmd.com/diabetes/autonomic-neuropathy-overview

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15631-autonomic-neuropathy-or-autonomic-dysfunction-syncope-information-and-instructions