Giấc ngủ trưa chính là thời gian cơ thể bạn phục hồi và bổ sung năng lượng để chuẩn bị cho một buổi chiều làm việc hiệu quả. Vậy, không ngủ trưa có tác hại gì và làm thế nào để ngủ chỉ trong thời gian ngắn? Nếu bạn đang quan tâm đến chủ đề này và mong muốn nhận được câu trả lời chính xác, đừng bỏ lỡ nội dung có trong bài viết sau!

Người không ngủ trưa có sao không?

Đối với một số trường hợp, ngủ đủ giấc và luôn đảm bảo chất lượng giấc ngủ vào ban đêm thì không ngủ trưa không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. 

Tuy nhiên, khi bạn cảm thấy uể oải mệt mỏi sau một buổi sáng làm việc nhưng không ngủ trưa thì có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tâm lý, suy nhược thần kinh, đau nhức đầu… Khi kéo dài vấn đề này sẽ càng làm giảm hiệu quả công việc và bạn có thể tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, khi bạn có một giấc ngủ trưa tốt, cơ thể sẽ trở nên phấn chấn hơn, ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi, giảm stress. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng cải thiện trí nhớ, tăng cường óc sáng tạo và sự tập trung. Nếu không ngủ trưa, cơ thể sẽ phải gánh chịu nhiều hậu quả, điển hình như:

Suy giảm trí nhớ

Thông thường, khi tập trung quá nhiều cho công việc và học tập vào buổi sáng, bạn có thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, lúc này cơ thể cần phải nghỉ ngơi thông qua giấc ngủ trưa. Nếu bạn không ngủ trưa, não bộ sẽ bị suy kiệt và bắt đầu hoạt động một cách yếu ớt, gây khó khăn trong việc tập trung, giảm sút khả năng lao động, khiến tâm trạng trở nên khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng công việc vào đầu giờ chiều.

Biến chứng rối loạn tâm lý

Nếu bạn để não bộ hoạt động không ngừng nghỉ suốt cả ngày dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh như: Rối loạn lo âu, người hay cáu gắt, mệt mỏi… Từ đó có thể thấy, tác hại của việc không ngủ trưa là gây ra các vấn đề về tâm lý và làm tổn thương hệ thần kinh.

Chất lượng công việc giảm sút

Nếu không ngủ trưa, bạn sẽ bắt đầu công việc buổi chiều bằng trạng thái mệt mỏi, khiến năng suất làm việc suy giảm. Cơ thể của bạn cần thời gian nghỉ ngơi tạm thời và nạp thêm năng lượng để “chiến đấu” đến hết buổi chiều.

Mắc bệnh tim mạch

Khi bạn không ngủ trưa, cơ thể sẽ cần nhiều insulin hơn để duy trì mức đường huyết bình thường, do đó tác động xấu đến mạch máu và tim. Do đó, tác hại của việc không ngủ trưa là sự tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Vì vậy, bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ trưa để có một cơ thể khỏe mạnh hơn.

Khong-ngu-trua-hoac-ngu-khong-dung-cach-co-the-lam-ban-met-moi-va-cang-thang-hon

Không ngủ trưa hoặc ngủ không đúng cách có thể làm bạn mệt mỏi và căng thẳng hơn

Tầm quan trọng của giấc ngủ trưa

Ngủ trưa là cách đơn giản giúp bạn tăng cường năng lượng cho cơ thể để buổi chiều làm việc hiệu quả hơn, không bị tình trạng uể oải, mệt mỏi. Theo các chuyên gia, việc ngủ trưa sẽ đem lại sự tỉnh táo, tăng độ tập trung và lấy lại năng lượng gấp nhiều lần so với uống cà phê, rửa mặt nước lạnh… Các lợi ích của giấc ngủ trưa bao gồm:

Giúp cải thiện sức khỏe

Nhiều nghiên cứu về chất lượng và thời lượng của giấc ngủ trưa đã chỉ ra rằng, bạn chỉ cần ngủ trưa ít nhất 3 lần/tuần, mỗi lần kéo dài từ 15- 30 phút sẽ có thể giảm tới 37% nguy cơ tử vong liên quan tới các bệnh tim mạch.

Cải thiện trí nhớ

Trong một nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania - Nga, các nhà khoa học đã nghiên cứu ở phi hành gia và phát hiện ra khả năng nhận thức của họ có thể được cải thiện đáng kể khi có giấc ngủ trưa chất lượng, ngay cả khi giấc ngủ không làm tăng sự tỉnh táo trong công việc.

Tăng độ sáng tạo

Một nghiên cứu từ khoa y học của Đại học Harvard - Mỹ chỉ ra rằng, giấc ngủ trưa, đặc biệt khi có giấc mơ kèm theo chính là công cụ hiệu quả giúp cải thiện trí nhớ và khả năng học tập. Giấc ngủ trưa tăng cường loại trí nhớ phức tạp, giúp chúng ta tìm được ý tưởng lớn và sáng tạo.

 Ngu-trua-giup-nao-bo-cua-ban-hoat-dong-tot-hon-va-tang-do-sang-tao

Ngủ trưa giúp não bộ của bạn hoạt động tốt hơn và tăng độ sáng tạo

Ngủ trưa là sự bổ sung tuyệt vời cho giấc ngủ đêm

Tất nhiên, con người cần ngủ ít nhất 8 giờ vào buổi đêm nhưng phần lớn chúng ta chẳng ai làm được điều đó. Đó chính là lý do một giấc ngủ trưa ngắn ngủi có thể là chiếc “phao cứu sinh” khi bạn bị rối loạn giấc ngủ vào ban đêm.

4 gợi ý giúp bạn có giấc ngủ trưa chất lượng

Một số người có thể gặp tình trạng không ngủ trưa bị đau đầu, không thể làm việc được vào buổi chiều, tuy nhiên lại có trường hợp ngược lại, họ luôn cảm thấy uể oải, khó chịu sau giấc ngủ trưa. Tại sao lại như vậy? Câu trả lời là do những đối tượng đó ngủ trưa không đúng cách.

Nếu giấc ngủ của bạn vào ban đêm không đảm bảo và sau buổi sáng làm việc mệt mỏi thì bạn cần chợp mắt 1 chút vào buổi trưa. Tuy nhiên, việc ngủ trưa quá lâu hoặc sai thời điểm có thể làm bạn càng cảm thấy mệt mỏi hơn sau khi thức dậy. Do đó, nếu muốn tìm cách để sở hữu 1 giấc ngủ trưa tuy ngắn nhưng hiệu quả, bạn đừng bỏ lỡ 3 gợi ý hữu ích dưới đây.

Thực hiện giấc ngủ nhất quán

Để có thể ngủ trưa nhanh và chất lượng hơn, bạn nên tập cho mình thói quen ngủ trưa cùng một thời điểm mỗi ngày. Điều này giúp cơ thể hình thành nhịp sinh học tự nhiên và nhờ đó có thể nhận được tối đa lợi ích mà giấc ngủ trưa mang lại.

Ngủ trưa thời gian ngắn

Để tránh ngủ trưa quá say và sâu giấc khiến bạn thức dậy uể oải, mệt mỏi, hãy đặt đồng hồ báo thức nhằm tránh ngủ quên. Một giấc ngủ ngắn 20 – 30 phút là đủ để không có tác động tiêu cực đến giấc ngủ ban đêm.

Thay-vi-khong-ngu-trua-ban-nen-chop-mat-khoang-20-–-30-phut-de-nao-bo-duoc-nghi-ngoi

Thay vì không ngủ trưa, bạn nên chợp mắt khoảng 20 – 30 phút để não bộ được nghỉ ngơi

Đắp chăn mỏng để thoải mái hơn khi ngủ

Khi ngủ, quá trình trao đổi chất của bạn sẽ giảm công suất, nhịp thở chậm lại, khiến nhiệt độ cơ thể giảm xuống. Mặc dù không bắt buộc, nhưng bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong giấc ngủ khi sử dụng một tấm chăn mỏng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp thêm việc nghe những bài nhạc ngủ trưa không lời vừa giúp thư giãn, vừa dễ chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.

Sử dụng thêm thảo dược để điều hòa giấc ngủ

Dành 30 phút ngủ trưa mỗi ngày sẽ giúp bạn sảng khoái tinh thần và làm việc tốt hơn so với việc không ngủ trưa. Tuy nhiên, bạn có thể gặp khó khăn với phương pháp ngủ trưa này vì chỉ với 30 phút là thời gian quá ngắn để có thể đi vào giấc ngủ. 

Để giải quyết tình trạng này, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm tự nhiên chứa hợp hoan bì cùng với nhiều thảo dược quý khác. Hợp hoan bì được xem là một vị thuốc quan trọng trong việc điều trị chứng mất ngủ từ xưa đến nay. Sử dụng hợp hoan bì sẽ giúp não bộ tăng tiết chất dẫn truyền thần kinh serotonin điều hòa cảm xúc, tinh thần và đặc biệt làm bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. 

Bên cạnh đó, hợp hoan bì khi kết hợp cùng với các loại thảo dược như: Ngũ vị tử, uất kim, hồng táo, táo nhân, viễn chí… sẽ tăng cường tác dụng dưỡng tâm, an thần, tăng cường lưu thông máu tốt hơn, tạo nên một giải pháp hữu hiệu giúp bạn nhanh chóng đi vào giấc ngủ.

Su-dung-san-pham-chua-hop-hoan-bi-va-nhieu-thao-duoc-khac-de-cai-thien-tinh-trang-khong-ngu-trua-duoc

Sử dụng sản phẩm chứa hợp hoan bì và nhiều thảo dược khác để cải thiện tình trạng không ngủ trưa được

Không ngủ trưa có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi uể oải và giảm hiệu quả công việc. Do đó, hãy cố gắng chợp mắt khoảng 20 - 30 phút mỗi buổi trưa để cho não bộ được tạm thời nghỉ ngơi, giảm căng thẳng, stress do áp lực cuộc sống mang lại. Để có một giấc ngủ trưa chất lượng, bạn hãy nhớ sử dụng thêm sản phẩm thảo dược chứa hợp hoan bì là thành phần chính, kết hợp với nhiều thảo dược dưỡng tâm an thần khác.

Nếu bạn còn thắc mắc về việc không ngủ trưa có sao không hay ngủ trưa như thế nào cho hiệu quả cùng với những thông tin về sản phẩm thảo dược hỗ trợ, vui lòng để lại số điện thoại hoặc comment bên dưới để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất!

Tài liệu tham khảo: 

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/in-depth/napping/art-20048319

https://theconversation.com/guilty-about-that-afternoon-nap-dont-be-its-good-for-you-89023

https://www.healthline.com/health/how-long-should-i-nap