Serotonin là gì? Serotonin được biết đến là một chất dẫn truyền thần kinh có khả năng mang cảm giác vui vẻ, sảng khoái cho não bộ. Chính vì thế, serotonin còn được xem là một hormone hạnh phúc. Ngoài đóng vai trò là chất dẫn truyền thần kinh, serotonin còn tham gia và thực hiện một số chức năng cần thiết khác cho các hoạt động sinh học trong cơ thể.

Serotonin là gì: Hormone hạnh phúc không thể thiếu cho cơ thể

Hormone serotonin là gì? Serotonin hay còn gọi là hormone hạnh phúc có tên khoa học là 5-hydroxytryptamine (5-HT). Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh monoamine, giúp các kết nối và liên lạc giữa các tế bào thần kinh trung ương và ngoại biên. Nhờ những tín hiệu liên lạc này mà cơ thể có thể hoạt động một cách hiệu quả.

Serotonin tuy là chất dẫn truyền thần kinh nhưng được phát hiện hoạt động phần lớn ở ruột non (khoảng 90%) và chỉ được sản xuất ở não khoảng 10%. Serotonin không chỉ có vai trò quan trọng trong hệ thần kinh mà hormone này có ảnh hưởng đến vấn đề về tiêu hóa, giấc ngủ, tâm lý và khả năng lành thương.

Chính vì thế, có thể thấy rằng, serotonin là một loại hormone vô cùng cần thiết và sự thiếu hụt hormone này mang đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Serotonin-la-gi-Serotonin-la-hormone-hanh-phuc-va-la-mot-chat-dan-truyen-can-thiet-cho-co-the.

Serotonin là gì? Serotonin là hormone hạnh phúc và là một chất dẫn truyền cần thiết cho cơ thể

Chức năng của serotonin là gì?

Như đã nói ở phần trên, serotonin không chỉ cần thiết cho não bộ mà các hệ cơ quan khác cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu thiếu loại hormone này. Vậy, chính xác thì chức năng của serotonin là gì? Serotonin đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng, khả năng tiêu hóa, điều hòa giấc ngủ,…

  • Điều chỉnh tâm trạng: Đúng với tên gọi hormone hạnh phúc, serotonin khiến bạn cảm thấy dễ chịu và bình tĩnh hơn. Ở nồng độ tiêu chuẩn, serotonin giúp cơ thể dễ tập trung, kiểm soát cảm xúc dễ dàng và cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn.
  • Khả năng tiêu hóa: 90% serotonin được tìm thấy ở hệ tiêu hóa, có thể thấy vai trò cần thiết của hormone này trong việc phân giải thức ăn. Nghiên cứu đã cho thấy, ruột non có thể sản xuất serotonin để phân giải các loại thực phẩm độc hại hoặc khó tiêu. Ngoài ra, với các loại thức không thể tiêu hóa hoặc gây độc cho cơ thể, việc tiết nhiều serotonin khiến não bộ nhận biết đây là nguồn thực phẩm không tốt. Từ đây khiến  bạn cảm thấy buồn nôn và đẩy thức ăn ra ngoài. Đồng thời, cảm giác thèm ăn biến mất sau khi ăn cũng nhờ tác động của hormone này.
  • Điều chỉnh giấc ngủ: Để có một giấc ngủ sâu, não bộ cần hormone melatonin để điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ. Vậy vai trò của serotonin là gì? Serotonin cùng một số chất dẫn truyền thần kinh khác như dopamine là “nguyên liệu” tạo nên melanin.
  • Khả năng làm lành vết thương: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng serotonin còn được sản xuất bởi tiểu cầu. Khi bị thương, serotonin sẽ thu hẹp các mạch máu nhỏ và tiểu động mạch. Điều này giúp máu lưu thông chậm lại và hạn chế tình trạng hình thành cục máu đông.

Ngoài ra, serotonin còn ảnh hưởng đến một số vấn đề sức khỏe khác như mức độ loãng xương, ham muốn tình dục,…

Mot-so-chuc-nang-va-vai-tro-cua-serotonin.

Một số chức năng và vai trò của serotonin 

Thiếu hụt serotonin và những hệ lụy khôn lường

Có thể thấy, serotonin liên quan đến nhiều hoạt động sinh học của con người. Vậy nếu thiếu hụt hormone này sẽ ra sao và nguyên nhân của việc thiếu hụt serotonin là gì?

Việc thiếu hụt serotonin sẽ làm ảnh hưởng đến rất nhiều quá tình chuyển đổi sinh hóa trong cơ thể. Đặc biệt, người thiếu hụt serotonin sẽ gặp nhiều vấn đề liên quan đến tâm lý, nhận thức và sức khỏe.

  • Tâm lý: Khi thiếu serotonin, cơ thể sẽ nhanh chóng cảm thấy chán nản, dễ bị kích động và khó kiểm soát hành động lẫn cảm xúc. Thậm chí, việc thiếu hụt hormone này còn dẫn tới nhiều bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu,…
  • Nhận thức: Người bị thiếu hụt serotonin sẽ mất khả năng tập trung do não không thể hoạt động. Từ đó, những nhận thức xung quanh dần kém đi, hay quên, não không linh hoạt, phản ứng chậm. Việc thiếu serotonin còn làm tăng tỷ lệ sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi.
  • Sức khỏe: Nếu nồng độ serotonin thấp, cơ thể sẽ nhanh chóng mệt mỏi, dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa, khó lành thương, tăng cân không chủ ý. Không chỉ thế, thiếu hụt serotonin còn gây nên nhiều bệnh về thần kinh, đau nhức đầu, rối loạn giấc ngủ,…

Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt serotonin là gì? Có thể nói, có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thiếu hụt này:

  • Cơ thể sản xuất không đủ serotonin: Việc thiếu hụt serotonin có thể xuất phát từ việc thiếu acid amin tryptophan, vitamin D và acid béo omega – 3. Từ đó, serotonin không thể tổng hợp và sản xuất hormone này.
  • Cơ thể không sử dụng serotonin: Serotonin là một hormone, vì thể để sử dụng hormone này cần có thụ thể serotonin. Thụ thể này giúp nhận biết và xử lý các tín hiệu của serotonin. Nếu cơ thể quá ít thụ thể serotonin, serotonin sẽ không sử dụng một cách hiệu quả.

Thieu-hut-serotonin-khong-chi-anh-huong-den-tam-ly-ma-tac-dong-len-ca-nhan-thuc-va-suc-khoe-the-chat.

Thiếu hụt serotonin không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà tác động lên cả nhận thức và sức khỏe thể chất 

Làm thế nào để cải thiện tình trạng thiếu hụt serotonin?

Vậy có cách nào cải thiện tình trạng thiếu hụt này hay không và biện pháp làm tăng mức serotonin là gì? Tin vui là bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này bằng những cách vô cùng đơn giản như ăn uống, tắm nắng, tập thể dục,…

Thực phẩm cung cấp serotonin là gì? 

Về cơ bản, serotonin được tạo ra từ acid amin thiết yếu tryptophan. Đây là một acid amin đặc biệt, không tổng hợp từ cơ thể mà phải lấy từ thức ăn. Chính vì thế, ăn uống các loại thực phẩm cung cấp nhiều tryptophan là giải pháp hàng đầu cho người bị thiếu hụt serotonin.

Một số loại thức ăn chứa nhiều tryptophan như cá hồi, trứng, phô mai, thịt gà, đậu hũ, dứa, các loại hạt nguyên cám, yến mạch,… Thế nhưng, quá trình chuyển đổi tryptophan từ thực vật thành serotonin trong cơ thể người rất phức tạp và đòi hỏi sự có mặt của nhiều chất dinh dưỡng khác. Vì thế, bạn cần kiên nhẫn và ăn đầy đủ các chất để quá trình diễn ra dễ dàng hơn.

Thuc-an-cung-cap-nhieu-serotonin-la-gi-Ca-hoi-pho-mai-hat-nguyen-cam-la-cau-tra-loi-thoa-dang-nhat.

Thức ăn cung cấp nhiều serotonin là gì? Cá hồi, phô mai, hạt nguyên cám là câu trả lời thỏa đáng nhất

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời giúp cơ thể dễ dàng tổng hợp vitamin D. Vitamin D cũng là hoạt chất quan trọng tham gia quá trình tổng hợp và sản xuất serotonin. Người bị thiếu serotonin nên tắm nắng khoảng 10 đến 15 phút mỗi ngày để cải thiện tình trạng thiếu hụt hormone này. Ngoài ra, việc tắm nắng cũng giúp xương cốt chắc khỏe, tiêu diệt một số vi khuẩn ngoài da.

Tuy nhiên, nên lưu ý khung giờ tắm nắng nhé. Bạn chỉ nên tắm nắng trong khoảng từ 6 giờ sáng đến 8 giờ sáng. Ngoài khung giờ này, cường độ ánh sáng rất mạnh và mức độ tia UVA, UVB cũng tăng. Điều này không chỉ khiến bạn dễ bị say nắng, da đen sạm mà còn gây ung thư da.

Tam-nang-khong-chi-giup-tong-hop-vitamin-D-ma-con-cai-thien-nong-do-serotonin

Tắm nắng không chỉ giúp tổng hợp vitamin D mà còn cải thiện nồng độ serotonin

 Sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng

Sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng là cách cải thiện tình trạng thiếu serotonin nhanh chóng và hiệu quả. Cách làm này rất thích hợp cho những người bận rộn hoặc cần nhanh thấy kết quả. Đối với phương pháp này, bạn có thể chọn:

  • Thuốc: Bác sĩ có thể cân nhắc kê đơn cho bạn nếu bạn bị thiếu hụt serotonin và có dấu hiệu bệnh trầm cảm. Các loại thuốc này hầu như có kết quả rất nhanh nhưng chỉ mang tính tức thời, không lâu dài và nhiều tác dụng phụ. Chính vì thế, bạn cần cân nhắc sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Thực phẩm chức năng: Một số chuyên gia khuyên người bệnh nên sử dụng thực phẩm chức năng để cải thiện mức độ serotonin. Đặc biệt, bạn nên lưu ý chọn các sản phẩm có thành phần thiên nhiên để đảm bảo an toàn sức khỏe và ít tác dụng phụ. Nên chọn những sản phẩm có thành phần chiết xuất từ hợp hoan bì, táo nhân, hồng táo, viễn chí,… Đây là những thảo dược được chứng minh rất tốt cho não bộ. Trong đó, hợp hoan bì được công nhận là một vị thuốc giúp kích thích và tổng hợp sản xuất serotonin đáng kể.

Dung-thuoc-hoac-thuc-pham-chuc-nang-giup-tang-cuong-san-xuat-serotonin

Dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng giúp tăng cường sản xuất serotonin

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe mà còn giúp kích thích sản xuất các hormone hạnh phúc. Duy trì đều đặn các bài tập mỗi ngày giúp bạn sảng khoái, cải thiện mức độ serotonin, các chứng rối loạn tâm lý và sức khỏe tim mạch.

Tap-luyen-the-thao-giup-co-the-san-xuat-serotonin-mot-cach-tu-nhien

Tập luyện thể thao giúp cơ thể sản xuất serotonin một cách tự nhiên

Vừa rồi là những thông tin về serotonin là gì và chức năng cũng như cách cải thiện tình trạng thiếu hụt hormone này. Nếu có thắc mắc hoặc vấn đề cần giải đáp, đừng ngại để lại bình luận hoặc thông tin để nhận sự tư vấn nhanh nhất nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/22572-serotonin 

https://www.medicalnewstoday.com/articles/232248