Suy nhược thần kinh là trạng thái căng thẳng quá mức dẫn đến rối loạn chức năng dây thần kinh. Tuy không phải là một bệnh lý nghiêm trọng nhưng suy nhược thần khiến người bệnh mất sức sống, thiếu năng lượng, tinh thần kiệt quệ. Do đó, cuộc sống người bệnh gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tinh thần.
Suy nhược thần kinh là bệnh như thế nào?
Suy nhược thần kinh là thuật ngữ miêu tả trạng thái căng thẳng cực độ, kiệt quệ tinh thần. Việc căng thẳng quá mức dẫn đến rối loạn chức năng các dây thần kinh và một số vùng trung khu dưới não.
Hiện nay, theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 3% đến 4% người mắc phải hội chứng này. Suy nhược thần kinh ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi và chán nản, mất hứng thú với mọi việc. Hội chứng này lâu dần sẽ tác động rất lớn đến tinh thần, là nguyên nhân gây nên các bệnh như trầm cảm, rối loạn lo âu.
Suy nhược thần kinh là tình trạng căng thẳng thần kinh quá mức dẫn đến suy kiệt
Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết bệnh suy nhược thần kinh
Khi suy nhược thần kinh, cơ thể sẽ biểu hiện thông qua một số triệu chứng về thể chất và tâm thần.
Dấu hiệu sức khỏe thể chất
Người suy nhược thần kinh thường có các biểu hiện sức khỏe như:
- Mệt mỏi, uể oải, người thiếu sức sống.
- Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, dễ tỉnh giấc.
- Dễ bị căng cơ
- Hệ tiêu hóa gặp vấn đề như khó tiêu, buồn nôn, đau bụng không rõ nguyên nhân.
- Hay đổ mồ hôi.
- Tim đập nhanh.
Một số triệu chứng liên quan đến tâm thần và thần kinh
Suy nhược thần kinh biểu hiện rõ nhất qua dấu hiệu về thần kinh và tâm thần như:
- Rối loạn lo âu, buồn bã, tuyệt vọng.
- Mất hứng thú làm việc công việc, sở thích cá nhân.
- Thường xuyên xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực, làm hại bản thân.
- Cảm thấy lo lắng, sợ hãi, bồn chồn vô cớ.
- Tâm trạng thất thường, hay gắt gỏng, nóng giận.
- Ảo giác âm thanh và hình ảnh.
- Xa lánh mọi người, tránh tiếp xúc với người ngoài, tự cô lập bản thân.
Người bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, chán chường, tiêu hóa khó khăn,...
Bệnh suy nhược thần kinh do nguyên nhân nào?
Bất kỳ một sự kiện căng thẳng quá mức nào cũng có khả năng làm suy nhược thần kinh. Theo các chuyên gia, lý do dẫn đến suy nhược thần kinh có thể xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan.
Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan làm tăng nguy cơ suy nhược thần kinh bao gồm các vấn đề sức khỏe của người bệnh như:
- Suy giảm chất dẫn truyền: Suy giảm chất dẫn truyền làm rối loạn và ức chế các chức năng não bộ. Đặc biệt là suy giảm serotonin và dopamine.
- Não bộ thiếu hụt dinh dưỡng : Việc não bộ không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cũng khiến suy giảm chức năng não, gia tăng nguy cơ mắc chứng suy nhược thần kinh.
- Người có bệnh lý mãn tính, bệnh gây khó chịu hoặc đau nhức như viêm loét dạ dày, bệnh về hô hấp,…
- Sử dụng quá nhiều các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy,...
- Mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
- Làm việc, học tập hoặc sử dụng trí óc trong khoảng thời gian dài.
Nguyên nhân khách quan
Tinh thần con người chịu tác động phần nhiều vào những yếu tố bên ngoài như môi trường, không gian, những người tiếp xúc thường xuyên,… Vì thế, hầu hết lý do dẫn đến suy nhược thần kinh đều đến từ những nguyên nhân khách quan sau:
- Chất lượng không khí kém, ô nhiễm tiếng ồn ở nơi làm việc hoặc sinh sống.
- Những sự kiện mang tính chất bất ngờ, đột ngột như gặp tai nạn, mất người thân,...
- Gặp rắc rối về các vấn đề tài chính, tiền nong.
- Những ám ảnh trong quá khứ.
Những ám ảnh trong quá khứ hay các sự kiện đột ngột khiến thần kinh bị suy nhược
Suy nhược thần kinh nên điều trị như thế nào?
Suy nhược thần kinh tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng tác động tiêu cực lên tinh thần người bệnh. Chứng bệnh này có thể khắc phục nếu phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách.
Nhận tư vấn từ bác sĩ
Suy nhược thần kinh được nhiều nghiên cứu cho rằng đây là “tâm bệnh”. Do đó, điều trị tâm lý là phương pháp trị liệu đúng đắn nhất. Thông qua những cuộc trò chuyện với bác sĩ, bệnh nhân có thể tự giải tỏa bản thân khỏi những khúc mắc. Đồng thời, khi điều trị tâm lý, bác sĩ sẽ nắm bắt tình hình bệnh nhân và nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để khắc phục tận gốc.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể áp dụng liệu phương pháp nhận thức hành vi (CBT). Phương pháp CBT đã được chứng minh có tác dụng trong điều trị trầm cảm và rối loạn lo âu.
Nhận tư vấn từ bác sĩ để được điều trị khoa học và sớm nhất
Điều trị suy nhược thần kinh bằng thuốc kê đơn
Với một số trường hợp, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng thuốc chống trầm cảm để giúp giảm các triệu chứng suy nhược thần kinh. Nếu căng thẳng khiến bạn mất ngủ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hỗ trợ giấc ngủ. Chất lượng giấc ngủ kém có thể làm trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng và lo lắng.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chỉ uống thuốc khi có hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc để tránh tình trạng uống sai thuốc, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng thuốc tùy thuộc vào tình trạng người bệnh
Tái thiết lập cuộc sống
Khi cảm thấy bản thân đang có dấu hiệu suy nhược thần kinh, điều bạn cần làm là tự vực dậy bản thân. Bằng cách tái thiết lập lại cuộc sống, bạn sẽ thấy hứng khởi và nhiều năng lượng hơn. Một số lời khuyên giúp thay đổi lối sống khá hữu ích như:
- Ngủ đúng giờ, thức sớm hơn bình thường.
- Tìm một thú vui mới như học một ngôn ngữ mới, chơi đàn, du lịch cùng bạn bè.
- Tập luyện thể thao.
- Thay đổi môi trường sống.
Làm thế nào để phòng ngừa “tâm bệnh” này?
Suy nhược thần kinh có thể xuất hiện ở bất cứ ai. Thế nên chủ động phòng tránh rất cần thiết với mỗi người. Đặc biệt là nhóm người thường xuyên sử dụng đầu óc.
Sinh hoạt lành mạnh
Sinh hoạt lành mạnh là điều mà bác sĩ luôn khuyên tất cả bệnh nhân không chỉ riêng người bệnh suy nhược thần kinh. Một lối sống lành mạnh và một chế độ ăn uống khoa học giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, hạn chế bệnh tật.
Để có một chế độ sinh hoạt khoa học, bạn tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
- Ăn uống đầy đủ chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Luyện tập thể thao thường xuyên và đều độ.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, nói không với chất kích thích.
- Chăm sóc bản thân và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức.
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách ngủ đủ giấc, đúng giờ.
Tập thể thao
Luyện tập thể thao không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp bạn có một tinh thần khỏe mạnh. Theo các nghiên cứu, việc vận động giúp kích thích sản xuất hormone serotonin – hormone hạnh phúc. Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh, sự thiếu hụt hormone này khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, bất an, khó ngủ.
Về việc luyện tập, bạn có thể tùy ý chọn bộ môn phù hợp với tình trạng sức khỏe bản thân. Bạn có thể lựa chọn tập gym, chạy bộ hoặc một số bộ môn nhẹ nhàng hơn như yoga, cầu lông, bóng bàn,... Đối với người lớn tuổi có thể chọn tập thể dục dưỡng sinh để cải thiện xương cốt, bảo vệ sức khỏe.
Thực hành thiền định
Thiền định là cách nhiều người lựa chọn khi đối mặt với những áp lực cuộc sống. Thiền giúp bạn tách mình ra những suy nghĩ của bản thân. Khoa học cũng đã chứng minh khả năng “tự chữa lành” bằng việc thiền định. Một nghiên cứu vào năm 2010 đã cho thấy, thiền có hiệu quả rất tốt với những người đang bị suy nhược thần kinh.
Ngoài ra, thiền định còn giúp bạn ngủ ngon, tĩnh tâm và bình tĩnh trước mọi tình huống. Những người đã từng thiền đều cho rằng cuộc sống của họ đã thoải mái hơn rất nhiều, ít suy nghĩ tiêu cực và luôn lạc quan trong cuộc sống.
Phương pháp thiền định đã giúp nhiều người vượt qua suy nhược thần kinh
Sử dụng thực phẩm chức năng dành cho não
Việc sử dụng thực phẩm chức năng không còn quá xa lạ với hiện nay. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp bạn bổ sung dinh dưỡng cần thiết. Đối với suy nhược thần kinh, sử dụng thực phẩm chức năng cũng được nhiều chuyên gia khuyến cáo.
Tuy nhiên, hiện nay, thị trường xuất hiện rất nhiều hàng kém chất lượng. Vì thế, bạn nên cân nhắc các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, nhà cung cấp uy tín và thành phần của sản phẩm. Sản phẩm cho người bị suy nhược thần kinh nên có chiết xuất từ thiên nhiên như hợp hoan bì, táo nhân, hồng táo, ngũ vị tử, uất kim,… Các vị thuốc này xuất hiện rất nhiều trong các bài thuốc chữa suy nhược thần kinh dân gian.
Điển hình như hợp hoan bì, một vị thảo dược được chứng minh là có khả năng kích thích sản xuất serotonin cho não từ đó giúp phục hồi sức khỏe thần kinh.
Hợp hoan bì đã được khoa học chứng minh dược tính của nó trong cải thiện sức khỏe thần kinh
Một số câu hỏi liên quan đến bệnh suy nhược thần kinh
Bên cạnh những vấn đề được nêu trên, còn một số câu hỏi thường xuyên bắt gặp khi đề cập đến suy nhược thần kinh như:
Suy nhược thần kinh kéo dài trong bao lâu?
Chứng suy nhược thần kinh có thể kéo dài trong vài tháng hoặc vài năm, cũng có thể lâu hơn nữa. Điều này tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và thể chất của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân kiên trì chữa bệnh và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ thì bệnh sẽ nhanh khỏi hơn.
Bệnh suy nhược thần kinh liệu có thể tự hết không?
Suy nhược thần kinh có thể tự khỏi nhưng tỷ lệ rất thấp. Nếu người bệnh nhận biết tình trạng của bản thân từ sớm và biết cách tự động viên, vực dậy bản thân thì bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu bệnh trong thời gian dài thì rất khó tự khỏi vì lúc này dây thần kinh và chức năng não đã bị rối loạn. Tốt nhất, khi cảm thấy bản thân bị suy nhược thần kinh, bạn nên đến bác sĩ để được điều trị theo khoa học hiện đại tốt hơn là ngồi chờ bệnh tự khỏi.
Nên ăn gì khi bị suy nhược thần kinh để bệnh nhanh khỏi?
Khi bị suy nhược thần kinh, bạn nên ăn những món như bí đỏ, sô cô la, ngũ cốc, sữa tươi, cá hồi,… Đây là những thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh như: Các vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin nhóm B, acid glutamic và tryptophan.
Trên đây là những thông tin về suy nhược thần kinh cũng như nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này. Hy vọng bài viết đã mang đến nhiều giá trị bổ ích cho bạn. Nếu có vấn đề còn khúc mắc, hãy để lại bình luận hoặc thông tin để nhận tư vấn sớm nhất nhé.
Tài liệu tham khảo:
https://www.bridgestorecovery.com/nervous-breakdown/long-nervous-breakdown-last/
https://www.medicalnewstoday.com/articles/321018#diagnosis
https://www.healthline.com/health/mental-health/nervous-breakdown#causes-and-risk-factors