Thật bực bội, khi màn đêm buông xuống mà bạn luôn cảm thấy trằn trọc, khó chịu trong người không ngủ được. Nếu kéo dài tình trạng này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy phải làm gì để giấc ngủ đến một cách dễ chịu? Những thông tin hữu ích sẽ được gửi đến bạn trong bài viết sau đây. Mời bạn đọc tham khảo!
Biểu hiện khó chịu trong người không ngủ được?
Cảm giác khó chịu trong người thường được biểu hiện dưới dạng lo lắng, bứt rứt và kích động. Khi bạn khó chịu, cơ thể sẽ phải đối mặt với hiện tượng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc, tỉnh dậy nhiều lần giữa đêm. Đây có thể là triệu chứng bình thường khi gặp vấn đề khó khăn nào đó nhưng cũng có khi là triệu chứng của một bệnh lý tiềm ẩn về thần kinh, tâm thần.
Trung bình, trên thế giới hiện nay có khoảng 20% dân số thường xuyên bị mất ngủ, khó ngủ. Ở các nước phát triển và đang phát triển, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao.
Triệu chứng bứt rứt khó chịu trong người không ngủ được có thể kèm theo hoặc được biểu hiện thông qua các yếu tố như: Không thoải mái, phiền muộn, đau nhức cơ thể, mệt mỏi…
Những biểu hiện này có thể xuất hiện đột ngột, trong thời gian ngắn rồi tự biến mất hoặc đến từ từ rồi tiến triển từ nhẹ đến nặng và kéo dài.
Tuỳ từng mức độ và đối tượng mắc phải, cảm giác bứt rứt khó chịu trong người không ngủ được có thể trở nên nghiêm trọng và cản trở hiệu suất làm việc, ảnh hưởng đến cuộc sống, tình cảm gia đình và các mối quan hệ xã hội.
Cảm giác khó chịu trong người không ngủ được khiến bạn mệt mỏi
Hiện tượng khó chịu trong người không ngủ được cảnh báo điều gì?
Những cơn khó chịu, mất ngủ khiến bạn thao thức cả đêm, nếu kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, điển hình bao gồm:
Suy nhược thần kinh
Mất ngủ kéo dài và suy nhược thần kinh là hai vấn đề liên quan mật thiết với nhau, có tác động qua lại. Tình trạng trong người bứt rứt khó chịu có thể là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh rối loạn thần kinh, suy nhược thần kinh.
Mất ngủ chính là triệu chứng thường gặp nhất do suy nhược thần kinh gây ra. Người mắc suy nhược thần kinh đa số đều không ngủ được. Điều này khiến quá trình hưng phấn và ức chế bị rối loạn kèm theo các triệu chứng lo âu, kích thích. Quá trình này sẽ tạo thành vòng luẩn quẩn, khiến tình trạng mất ngủ thêm trầm trọng hơn.
Stress
Cuộc sống hiện đại tạo nên nhiều gánh nặng áp lực khiến thần kinh căng thẳng, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, stress thì bạn khó có được một giấc ngủ ngon. Khi não bộ và các cơ quan trong cơ thể không được thả lỏng sẽ dẫn đến tình trạng người khó chịu, bực bội, mất ngủ.
Trầm cảm
Những người bị trầm cảm thường có cảm giác khó ngủ về đêm, hay bị tỉnh giấc giữa đêm và trằn trọc không đi vào giấc ngủ được nữa nên thời gian ngủ được rất ít. Cũng có lúc người bệnh rất thèm ngủ nhưng lại không ngủ được, sinh ra cảm giác mệt mỏi. Cảm giác khó chịu không ngủ được kéo dài cũng có thể tác động trở lại làm nghiêm trọng hơn vấn đề sức khỏe của người bệnh trầm cảm.
Rối loạn lo âu
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy khó chịu trong người không ngủ được, rối loạn giấc ngủ, thức dậy nhiều lần trong đêm hoặc mất ngủ kéo dài kèm theo trạng thái lo âu, kích động, kéo dài trong nhiều tuần, thì đó có thể là dấu hiệu của rối loạn lo âu.
Rối loạn lo âu gây ra tình trạng khó chịu, mất ngủ
Không ngủ được phải làm sao?
Ngủ một giấc thật ngon sau ngày dài làm việc và học tập mệt mỏi sẽ giúp cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn và phục hồi sức khoẻ. Tuy nhiên, có rất nhiều người dù đã thử nhiều cách nhưng vẫn trằn trọc mãi không ngủ được, hoặc ngủ được rất ít do hay tỉnh giữa đêm, không sâu giấc. Dưới đây là một số cách khắc phục mất ngủ, mẹo chữa mất ngủ dân gian hiệu quả và dễ thực hiện.
Nghỉ ngơi hợp lý
Bạn nên lập cho mình một thời gian biểu cụ thể, trong đó có ghi cố định thời gian đi ngủ và thức dậy giống nhau ở mỗi ngày để tạo nên một thói quen, hình thành giờ sinh học cho cơ thể.
Thời gian biểu của bạn cần sắp xếp thời gian một cách khoa học giữa công việc, học tập và nghỉ ngơi, đảm bảo ngủ đủ giấc 7 - 8 tiếng một ngày.
Không dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ
Sử dụng điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ là thói quen không tốt mà nhiều người mắc phải. Thực tế, nhiều chuyên gia đã cảnh báo ánh sáng từ thiết bị điện tử có thể là nguyên nhân làm não thức giấc nên cần phải cảnh giác. Để đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, bạn nên tránh xa điện thoại trước khi đi ngủ, thay vào đó có thể đọc một trang sách hay nghe bản nhạc nhẹ nhàng để thay thế.
Không dùng điện thoại trước khi ngủ để dễ đi vào giấc ngủ hơn
Tự tạo không gian ngủ yêu thích, thoải mái
Không gian ngủ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến giấc ngủ. Do đó, nếu bạn có cảm giác khó chịu trong người không ngủ được hay mất ngủ, hãy sắp xếp lại phòng ngủ của mình, đổi ga trải giường, thay gối ngủ êm ái, mềm mại hơn. Điều chỉnh lại nhiệt độ phòng ngủ trong khoảng 26 - 28 độ C, thay đổi màu sắc căn phòng, điều chỉnh ánh sáng dịu nhẹ.
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Bạn có thể thay đổi chế độ ăn của mình, bổ sung rau xanh chứa nhiều vitamin và thực phẩm bổ dưỡng cần thiết để tăng cường năng lượng giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn, hạn chế được những ảnh hưởng của tình trạng khó chịu trong người không ngủ được kéo dài.
Giảm căng thẳng, nên suy nghĩ tích cực
Căng thẳng và suy nghĩ tiêu cực chính là yếu tố làm ảnh hưởng nặng nề đến tâm trạng và giấc ngủ của bạn. Do đó, khi khó chịu bực bội trong người, bạn nên thư giãn, giảm bớt khối lượng công việc của mình. Bên cạnh đó, hãy nhìn vào những điều tích cực trong cuộc sống để giảm cảm giác chán nản, buồn phiền. Nếu gặp vấn đề bế tắc, hãy tâm sự nhiều hơn với bạn bè, người thân để giải tỏa áp lực và cùng tìm hướng giải quyết tốt nhất.
Tập thể dục thường xuyên
Thể dục là biện pháp giúp tăng cường sức khỏe một cách toàn diện nhất, cực kỳ hữu hiệu trong điều trị trầm cảm và mất ngủ. Quá trình vận động, cơ thể sẽ giải phóng các yếu tố gây stress, căng thẳng để bản thân cảm thấy thoải mái hơn. Tập thể dục giúp quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn, hạn chế các tình trạng tắc nghẽn mạch máu khi bị mất ngủ kéo dài hay khó chịu trong người không ngủ được.
Thể dục là biện pháp giúp tăng cường sức khỏe một cách toàn diện
Sử dụng thảo dược loại bỏ cảm giác khó chịu trong người không ngủ được
Bên cạnh những phương pháp kể trên, bạn có thể sử dụng thêm các thảo dược tự nhiên đem lại tác dụng dưỡng tâm, an thần, hỗ trợ thần kinh để giảm cảm giác khó chịu trong người không ngủ được.
Một số sản phẩm thảo dược có chứa thành phần chính là hợp hoan bì sẽ là giải pháp hữu hiệu cho chứng khó chịu, mất ngủ, lo lắng, bồn chồn của bạn. Hợp hoan bì là vị thuốc quý giúp tăng cường sức khỏe thần kinh nhờ cơ chế kích thích não bộ tăng sản xuất hormone serotonin điều hoà tâm trạng, cảm xúc và giấc ngủ. Thảo dược này đã giải quyết được nguyên nhân cốt lõi gây nên tình trạng mất ngủ, khó chịu bực bội trong người do thiếu serotonin. Bên cạnh đó, sản phẩm thảo dược còn kết hợp thêm nhiều dược liệu an thần, tăng cường sức khoẻ như: Viễn chí, ngũ vị tử, hồng táo, táo nhân, uất kim…
Khó chịu mất ngủ do rối loạn thần kinh, suy nhược thần kinh là tình trạng cần điều trị lâu dài, do đó sử dụng thảo dược sẽ là phương pháp hợp lý nhất, vì vừa đem lại hiệu quả cao vừa an toàn, không cần lo lắng về tác dụng phụ.
Sản phẩm chứa hợp hoan bì - Giải pháp tốt giảm khó chịu, mất ngủ, giúp tăng cường sức khỏe thần kinh
Cảm giác khó chịu trong người không ngủ được có thể là triệu chứng của một bệnh lý tiềm ẩn liên quan đến sức khỏe thần kinh, tâm thần, do đó bạn không được chủ quan. Kiên trì thực hiện những cách đơn giản kể trên và sử dụng thêm sản phẩm thảo dược chứa chiết xuất từ hợp hoan bì sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này.
Nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp về tình trạng khó chịu trong người không ngủ được hay thông tin về sản phẩm thảo dược hỗ trợ, vui lòng để lại số điện thoại hoặc comment bên dưới để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất!
Tài liệu tham khảo:
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/Mood-and-sleep
https://healthysleep.med.harvard.edu/need-sleep/whats-in-it-for-you/mood
https://www.medicalnewstoday.com/articles/9155