Mệt mỏi chán nản là vấn đề sức khỏe tưởng chừng như không có gì nghiêm trọng nhưng lại có thể khiến cơ thể khó chịu và cản trở các hoạt động thường ngày của bạn. Để cải thiện tình trạng này, nhiều người đã áp dụng các phương pháp khác nhau nhưng không đem lại hiệu quả cao. Bạn có thể tham khảo 8 bí quyết rời xa mệt mỏi chán nản hiệu quả nhất hiện nay để cải thiện tình trạng trên.

Mệt mỏi chán nản là gì?

Mệt mỏi chán nản là trạng thái thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Cảm giác này khởi phát với sự bất mãn hoặc suy giảm hứng thú với một hoạt động nào đó, lâu dần sẽ dẫn đến mệt mỏi, cơ thể uể oải và gây khó khăn trong việc tập trung làm việc, học tập.

Vậy khi nào thì người bị mệt mỏi chán nản nên đi khám bác sĩ?

Tình trạng chán nản mệt mỏi có thể xảy ra chỉ trong một thời gian ngắn do những tác động nhất thời từ các yếu tố bên ngoài như môi trường, thời tiết, công việc… Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc cơ thể cảm thấy mệt mỏi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tâm thần kinh như: Trầm cảm, rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh, mất ngủ kéo dài… Do đó, nếu như cảm thấy chứng mệt mỏi của mình kéo dài và không có dấu hiệu suy giảm dù đã nghỉ ngơi hợp lý, bạn nên tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và nhanh chóng có phương án điều trị.

Met-moi-do-cac-benh-ly-than-kinh-la-van-de-ban-can-than-trong

Mệt mỏi do các bệnh lý thần kinh là vấn đề bạn cần thận trọng

Triệu chứng mệt mỏi chán nản

Nhiều người than phiền về trạng thái mệt mỏi chán nản làm giảm chất lượng cuộc sống nghiêm trọng. Thực tế hiện nay, tình trạng này đang ngày càng trở nên phổ biến. Để nhận biết sớm vấn đề này, bạn hãy tham khảo các dấu hiệu sau đây:

  • Cơ thể uể oải, chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Luôn thấy cảm giác trống rỗng, không có chủ đích, cảm giác không muốn làm gì.
  • Khó kiểm soát cảm xúc, dễ cáu gắt với mọi người xung quanh.
  • Người lo âu, bồn chồn không yên.
  • Hay quên, suy giảm trí nhớ.
  • Thu mình, không muốn giao tiếp với mọi người.
  • Giảm hứng thú và năng suất làm việc.

8 cách đánh bay chứng mệt mỏi chán nản

Cảm giác mệt mỏi chán nản có thể “ghé thăm” bất ngờ và làm cạn kiệt nguồn năng lượng tích cực khiến bạn mất dần hứng thú, không thiết tha làm việc hay tham gia các hoạt động vui chơi giải trí thông thường. Vậy nên làm gì khi cảm thấy chán nản trong cuộc sống? Dưới đây là các bí quyết giúp bạn “đánh bay” tình trạng này và khỏe mạnh, yêu đời trở lại.

Luyện tập - Mẹo nhỏ làm dịu đầu óc

Sự mệt mỏi chán nản khiến cuộc sống của bạn xuất hiện nhiều năng lượng tiêu cực. Để hạn chế ảnh hưởng của tình trạng này, chuyên gia khuyên bạn nên áp dụng một số kỹ thuật giúp làm dịu tâm trí, tĩnh tâm, ổn định cảm xúc và tinh thần.

Bạn có thể thực hiện như sau: Tạm thời loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi đầu óc, thả lỏng cơ thể và nhắm mắt lại, kết hợp thêm âm thanh nhẹ nhàng. Các nghiên cứu đã cho thấy, việc nghe nhạc và thư giãn giúp não bộ giảm cortisol - một loại hormone làm tăng cường tình trạng căng thẳng đầu óc. 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện kỹ thuật hít thở sâu 4-7-8 bằng cách hít vào bằng mũi, đếm 4 nhịp rồi giữ nguyên hơi thở đếm đến 7. Lúc thở ra bằng miệng thì bạn đếm đến 8 và cảm nhận bụng xẹp xuống. Lặp lại như thế trong vòng vài phút cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn.

Tập thể dục cải thiện sức khỏe toàn diện

Đừng nằm trên giường hay ngồi ì trên ghế sofa, điều này chỉ làm tâm trạng của bạn tệ hại hơn và ngày càng có cảm giác chán nản mọi thứ. Không cần phải tập luyện những bài thể dục khó, bạn chỉ cần ra khỏi nhà vừa đi dạo nhẹ nhàng vừa tận hưởng không khí xung quanh. 

Nếu có thời gian, bạn có thể luyện tập thêm các bộ môn như yoga, bơi lội, đạp xe hay ngồi thiền để thư giãn cơ thể, tăng cường lưu thông máu tốt hơn. Bên cạnh đó, hãy sắp xếp công việc hợp lý, làm việc hết năng suất, một cuộc sống năng động sẽ đem đến cho bạn cảm giác yêu đời, hài lòng và khỏe mạnh hơn.

Tap-the-duc-giup-cai-thien-suc-khoe-toan-dien-giam-met-moi-hieu-qua

Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe toàn diện, giảm mệt mỏi hiệu quả

Bố trí lại không gian sống

Đây là câu trả lời hợp lý cho câu hỏi: “Làm gì khi tâm trạng buồn chán?”

Thay đổi không gian sống bằng cách di chuyển vật dụng trong phòng, bày trí lại và mua sắm thêm một ít nội thất mới sẽ giúp bạn cảm thấy mới lạ và tăng cảm giác hứng thú với cuộc sống. Điều này khiến tâm trạng của bạn vui vẻ hơn và tiếp thêm động lực để hoàn thành các công việc tiếp theo. 

Nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc

Điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý là yếu tố quan trọng để giảm stress, áp lực thường ngày. Bạn không nên gắng quá sức để làm việc mà hãy giải lao giữa giờ, vận động chân tay để thư giãn trước khi tiếp tục làm việc. 

Làm việc với cường độ cao trong thời gian dài có thể khiến não bộ quá tải khiến mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần. Tồi tệ hơn là điều này có thể kéo theo tâm trạng chán nản, buông xuôi, mệt mỏi và trì trệ, khiến bạn khó thể tập trung, làm giảm chất lượng công việc.

Ăn uống lành mạnh

Cuộc sống bận rộn khiến bạn thường xuyên tìm đến đồ ăn nhanh, đây là yếu tố đem lại nhiều tác hại cho sức khỏe và khiến tâm trạng trở nên tiêu cực. Do đó, bạn nên bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như: Thịt bò, tôm, cá, rau xanh,...

 Thuc-hien-che-do-an-uong-lanh-manh-giup-co-the-khoe-manh-hon-giam-cam-giac-cang-thang

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, giảm cảm giác căng thẳng

Bổ sung nước để cơ thể khoẻ mạnh hơn

Huyết thanh trong máu sẽ giúp các tế bào đốt cháy đường để tái tạo năng lượng cho cơ thể. Vì thế, uống nước là điều cần thiết khi bạn cảm thấy tâm trạng đang đi xuống. 8 ly nước (khoảng 2 lít nước) là đủ cho cơ thể bạn mỗi ngày. Bạn cần lưu ý, tuy caffeine không gây mất nước, nhưng tiêu thụ quá nhiều đồ uống chứa caffeine sẽ ảnh hưởng đến năng lượng của cơ thể.

Cười nhiều hơn giúp tăng cường năng lượng tích cực

Tinh thần và năng lượng tích cực của bạn có thể tăng nhanh chóng khi tiếp xúc và gặp gỡ những người hài hước. Do đó, bạn nên tham gia thêm các hoạt động tập thể bên ngoài, có thể cùng người thân bạn bè đi chơi, trò chuyện để nạp thêm năng lượng. 

Ngoài ra, một phương pháp đơn giản nhất giúp cải thiện tâm trạng hiệu quả là xem phim hài hoặc các chương trình giải trí. 

Sử dụng thảo dược tự nhiên để loại từ tận gốc chứng chán nản mệt mỏi

Sự xuất hiện của cảm giác mệt mỏi, chán nản là tác nhân khiến cuộc sống của bạn dần trở nên bế tắc. Trước những tác hại mà triệu chứng này gây nên, các chuyên gia đã tìm ra một công thức thảo dược có thành phần chính là hợp hoan bì giúp nâng cao sức khoẻ tâm thần kinh, cải thiện sức khỏe toàn trạng, từ đó khắc phục chứng mệt mỏi chán nản, chân tay rã rời hiệu quả. 

Hợp hoan bì là thảo dược giúp cơ thể tăng cường lưu thông khí huyết, giảm hiện tượng, mệt mỏi, đau đầu mất ngủ. Nghiên cứu của Quỹ Nghiên cứu Khoa học của Đại học Thiệu Hưng thực hiện cùng Phòng Khoa học & Công nghệ Thành phố Thiệu Hưng, Trung Quốc đã nhận thấy, hợp hoan bì đem lại tác dụng tăng cường sức khỏe thần kinh nhờ cơ chế kích thích não bộ tăng tiết serotonin.

Sản phẩm còn có sự kết hợp với các thảo dược quý từ thiên nhiên như: Uất kim, toan táo nhân, ngũ vị tử, hồng táo, vitamin PP, soy lecithin (vỏ hạt đậu nành) giúp tăng dinh dưỡng cho não bộ, dưỡng tâm, an thần, thư giãn và giảm căng thẳng hiệu quả.

Hop-hoan-bi-Giai-phap-giup-tang-suc-khoe-than-kinh-giam-chan-nan-met-moi

Hợp hoan bì - Giải pháp giúp tăng sức khỏe thần kinh, giảm chán nản mệt mỏi

Mệt mỏi chán nản là vấn đề sức khỏe thường gặp và có thể biến mất sau khi nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, mệt mỏi là dấu hiệu của một số bệnh tâm thần kinh và mạn tính gây nên, do đó bạn cần thận trọng hơn với tình trạng này và áp dụng những lời khuyên ở trên để cải thiện hiệu quả. Đặc biệt, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm thảo dược có thành phần chính là hợp hoan bì để tăng cường sức khỏe thần kinh, giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong.

Nếu bạn còn thắc mắc về tình trạng mệt mỏi chán nản hay thông tin về sản phẩm thảo dược hỗ trợ, vui lòng để lại số điện thoại hoặc comment bên dưới để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất!

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/boredom#:~:text=What%20are%20the%20symptoms%20of,fatigued%2C%20nervous%2C%20or%20jittery.

https://www.healthline.com/health/mental-exhaustion

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3500687/