Trầm cảm trước sinh là cụm từ nhạy cảm khiến nhiều chị em hoang mang, thậm chí rơi vào lo sợ tột độ khi đối mặt với chứng bệnh này. Đa số họ đều có chung thắc mắc về dấu hiệu nhận biết, sự nguy hiểm của trầm cảm trước sinh với sức khỏe và cách vượt qua căn bệnh này. Do đó, nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này, hãy tham khảo ngay nội dung bài viết sau!
Trầm cảm trước sinh là gì?
Phụ nữ được tạo hóa ưu ái ban cho thiên chức làm mẹ - sự đặc ân hạnh phúc nhất cuộc đời. Nhưng đối với nhiều người, đây lại là khoảng thời gian hoang mang, sợ hãi, căng thẳng, thậm chí rơi vào trầm cảm. Theo Hiệp hội Sản phụ khoa và Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), có khoảng 14 – 23% phụ nữ đối mặt với một số triệu chứng trầm cảm trước sinh.
Trầm cảm trước sinh là dạng rối loạn tâm trạng, có liên quan đến thay đổi các chất hóa học trong não gây rối loạn cảm xúc. Trong thời kỳ mang thai, sự thay đổi hormone có thể ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền trong não, đặc biệt là serotonin gây lo lắng, mệt mỏi kéo dài. Những triệu chứng này trở nên trầm trọng hơn khi gặp phải các chấn thương tâm lý, tình huống căng thẳng, dẫn đến trầm cảm trước sinh.
Trầm cảm trước sinh tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nhưng có thể để lại một số hệ lụy khôn lường, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé. Điển hình như, trầm cảm khiến mẹ có chế độ ăn uống mất kiểm soát, hoặc ăn không ngon, bỏ bữa. Điều này gây ra những bất lợi cho em bé phát triển.
Theo các chuyên gia, trầm cảm còn ảnh hưởng đến khả năng tăng cân của mẹ trong thai kỳ. Đồng thời, những đứa trẻ được sinh ra từ bà mẹ bị trầm cảm trước khi sinh có thể có trọng lượng thấp hơn so với tiêu chuẩn thông thường. Trầm cảm trước sinh cũng làm gia tăng tỷ lệ sinh non và kéo theo trầm cảm sau sinh ở các mẹ bỉm. Vì vậy tình trạng này cần được phát hiện sớm để có thể giúp các mẹ vượt qua.
Dấu hiệu nhận biết trầm cảm trước sinh
Theo các chuyên gia, trầm cảm trước sinh có thể xảy ra ở 16 - 20% phụ nữ. Để nhận biết chính xác loại trầm cảm này, chị em cần theo dõi 7 triệu chứng điển hình sau:
Buồn bã kéo dài hơn 2 tuần
Trước sinh là giai đoạn nhạy cảm đối với nhiều chị em, thậm chí nhiều người ví đây là thời gian “thử thách” vô cùng khó khăn, nhưng nếu cảm giác buồn bã, khó chịu kéo dài quá 2 tuần thì hãy thận trọng, bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng trầm cảm trước sinh.
Cảm thấy quá lo lắng
Cảm giác khó khăn, lo lắng về mọi thứ là điều thường xuất hiện khi phụ nữ mang thai. Tuy nhiên điều này sẽ trở nên bất thường, khi sự lo lắng xuất hiện với tần suất dày đặc, liên tục đến mức chị em không thể chịu đựng, đây chính là dấu hiệu thứ 2 của trầm cảm trước sinh.
Không ngừng cáu gắt
Trong quá trình mang thai, đa số chị em đều cảm nhận sự thay đổi rõ rệt của cơ thể như: Đau lưng, đau mắt cá, chân tay phù nề, bị sưng và nhiều triệu chứng khó chịu khác. Do đó, sự cáu gắt, khó chịu là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu tức giận vô cớ kéo dài kèm theo tâm trạng kích động, bực tức thì đó là dấu hiệu của trầm cảm trước khi sinh.
Cáu gắt vô cớ là dấu hiệu của trầm cảm trước khi sinh
Ngủ không ngon
Phụ nữ mắc trầm cảm trước sinh luôn cảm thấy khó khăn khi đi vào giấc ngủ, họ có thể ngủ không ngon, ngủ không sâu giấc, hay tỉnh dậy nhiều lần, thậm chí thường xuyên nằm mơ và bị ảnh hưởng bởi những điều đó. Tình trạng này khiến họ luôn cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, hay suy diễn vào ban ngày.
Sở thích bất thường
Đôi khi, không phải cứ ủ dột, than thở mới là dấu hiệu trầm cảm, bởi ngay cả khi bạn trở nên vui vẻ quá mức cũng là dấu hiệu cần lưu tâm. Nếu đột nhiên chị em luôn cảm thấy phấn khích quá độ, không kiềm chế được hành vi của mình, mua sắm quá mức cần thiết, thậm chí rơi vào hoang tưởng, thì đây cũng là một dấu hiệu bất thường của chứng trầm cảm trước sinh.
Gặp vấn đề về trí nhớ
Một trong những dấu hiệu trầm cảm trước sinh ở phụ nữ là mất khả năng tập trung và ghi nhớ. Họ sẽ bắt đầu lãng quên một số thứ, không thể ghi nhớ những điều đơn giản trong cuộc sống như: Tên gọi hay số điện thoại của người xung quanh. Thậm chí, trầm cảm trước sinh còn khiến nhiều chị em trở nên bất lực, gặp nhiều khó khăn trong việc tập trung.
Sợ ở một mình
Trầm cảm trước sinh khiến nhiều phụ nữ trở nên yếu đuối, lo sợ quá mức, do đó, họ luôn cần người ở bên cạnh chăm sóc, không chịu được cảm giác ở một mình. Họ luôn tưởng tượng ra những viễn cảnh đáng sợ không có thật, điều này càng làm gia tăng sự lo lắng thái quá.
Vượt qua trầm cảm trước sinh như thế nào?
Điều quan tâm nhất của các bà mẹ khi tìm hiểu về trầm cảm trước sinh là tìm ra được các cách điều trị phù hợp để họ cảm thấy tốt hơn. Dưới đây là các phương pháp điều trị phổ biến nhất cho chứng trầm cảm trước sinh.
Tâm lý trị liệu cải thiện trầm cảm trước sinh
Liệu pháp tâm lý đang là lựa chọn được nhiều chuyên gia khuyến khích cho người mắc trầm cảm. Vì thế, nếu bạn đang cảm thấy bản thân có những dấu hiệu của chứng trầm cảm trước sinh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có giải pháp phù hợp.
Thời gian đầu điều trị có thể sẽ gặp khó khăn trong việc chia sẻ. Giai đoạn này rất cần người thân trong gia đình đồng hành cùng bệnh nhân để vượt qua. Các mẹ có thể bắt đầu từ việc chia sẻ với người nhà trước khi trò chuyện cùng các chuyên gia. Sau một thời gian điều trị, các chuyên gia sẽ giúp bạn định hình lại cách tư duy và suy nghĩ. Điều này giúp cải thiện các triệu chứng của trầm cảm trước sinh và bạn dần sẽ trở nên yêu đời hơn.
Sử dụng thuốc Tây y
Đôi khi liệu pháp tâm lý cần đi song song với việc sử dụng thuốc trong những trường hợp trầm cảm trước sinh mức độ nặng. Vì đây là vấn đề xuất phát từ tâm lý, nên việc sử dụng thuốc có thể hiệu quả với người này nhưng người khác thì không. Vì vậy, bạn cần kiên trì và tuân thủ theo lời khuyên của chuyên gia.
Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, có một số loại thuốc có thể bài tiết qua sữa mẹ, gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi mà các mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Phụ nữ mang thai cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng thuốc
Thay đổi lối sống hạn chế nguy cơ mắc trầm cảm trước sinh
Cơ thể mẹ suy nhược cũng là nguyên nhân gây ra trầm cảm. Vì vậy, thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học cũng góp phần ngăn ngừa và cải thiện tình trạng trầm cảm trước sinh, bao gồm:
- Ăn uống khoa học: Trong mỗi giai đoạn mang thai, lượng dinh dưỡng cần cung cấp cho cơ thể mẹ sẽ khác nhau. Một số vi chất cần đặc biệt chú ý bổ sung trong giai đoạn này như: Sắt, canxi, acid folic, các loại vitamin cần thiết,...
- Vận động nhẹ nhàng: Các bài tập như yoga, thiền,... đều có thể giúp các mẹ kiểm soát tốt cảm xúc của mình.
- Ngủ đủ giấc từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày, mẹ có thể viết nhật ký cũng là một cách giải tỏa cảm xúc hàng ngày rất tốt.
Sử dụng sản phẩm từ thảo dược tự nhiên
Sử dụng sớm các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược cũng là một cách bảo vệ bạn trước chứng trầm cảm trước sinh. Các thực phẩm này không chỉ giúp an thần mà còn cung cấp dinh dưỡng cho não bộ, khắc phục được nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm trước sinh.
Trong đó, tiêu biểu có sản phẩm chứa thành phần chính từ cao hợp hoan bì. Nghiên cứu năm 2015 tại đại học Thiệu Hưng, Trung Quốc đã chỉ ra, hợp hoan bì có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh hormone hạnh phúc serotonin giúp tăng cường chức năng thần kinh và bổ sung dinh dưỡng cho não bộ. Các nhà khoa học nước ta đã kết hợp hợp hoan bì cùng các vị thuốc quý khác như: Táo nhân, hồng táo, uất kim, ngũ vị tử,... cho ra đời sản phẩm giúp giải lo âu, giảm trầm uất, tăng cường lưu thông khí huyết ở những người trầm cảm, đặc biệt là bà mẹ trước và trong quá trình mang thai.
Sử dụng thảo dược quý giúp cải thiện trầm cảm trước sinh an toàn
Vừa rồi là một số thông tin về trầm cảm trước sinh và những giải pháp giúp cải thiện hội chứng này. Nếu bạn còn có vấn đề cần giải đáp, đừng quên để lại thông tin hoặc bình luận phía dưới để được các chuyên gia tư vấn sớm nhất nhé!