Một số nguyên nhân bệnh trầm cảm điển hình thường gặp bao gồmgồm sang chấn tâm lý, lạm dụng một số loại thuốc tâm thần kinh, các chất gây nghiện. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khác trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra chứng bệnh này mà có thể bạn chưa nghĩ tới. Dưới đây là một số nguyên nhân gây trầm cảm mà bạn nên biết!

Top 10 nguyên nhân bệnh trầm cảm điển hình

Trầm cảm hay còn gọi là những rối loạn tâm thần, bệnh thường bắt nguồn từ sự rối loạn hoạt động chức năng não bộ. Từ đó gây ra một số bất thường về suy nghĩ, hành vi và cảm xúc.

Một số nguyên nhân bệnh trầm cảm có thể kể đến như sau:

Nguyên nhân bệnh trầm cảm do mắc một số bệnh lý thực thể, chấn thương ở não

Sự tổn thương cơ quan hoặc mắc các bệnh thực thể ở não bộ như viêm màng não, u não, hay bị một số chấn thương sọ não có thể là nguyên nhân gây ra trầm cảm. Bởi lẽ, sự tổn thương các cơ quan này ảnh hưởng nghiêm trọng tới cấu trúc não bộ, do đó làm giảm ngưỡng chịu đựng stress của người bệnh. Chính vì thế, chỉ những yếu tố hay những tác động rất nhỏ từ bên ngoài cũng có thể vượt quá ngưỡng chịu đựng của bộ não.

Việc phải đối mặt hay giải quyết những vấn đề dù không mấy phức tạp cũng gây khó khăn và căng thẳng cho người bệnh. 

Chan-thuong-so-nao-co-the-la-nguyen-nhan-benh-tram-cam.

Chấn thương sọ não có thể là nguyên nhân bệnh trầm cảm

Nguyên nhân bệnh trầm cảm đến từ sang chấn tâm lý

Những cú sốc tâm lý thường là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng trầm cảm và rất nhiều các rối loạn tâm thần khác. Thông thường, ở những người đã mắc chứng rối loạn tâm thần hay một số bệnh lý liên quan đến thần kinh thì việc phải trải qua một cú sốc tâm lý sẽ là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy bệnh tiến triển thành trầm cảm. Những người bị trầm cảm loại này chiếm tỷ lệ rất cao.

Trầm cảm do lạm dụng thuốc tâm thần kinh, chất gây nghiện

Các chất kích thích như rượu, đồ uống có cồn hay các chất gây nghiện như heroin, ma túy thường tác động rất mạnh tới hệ thần kinh. 

Các chất này có khả năng tạo ra cảm giác kích thích, sảng khoái, hưng phấn thần kinh. Tuy nhiên cảm giác này chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian rất ngắn, sau đó hệ thần kinh bị ức chế kéo dài. Từ đó dẫn đến trầm cảm với một số biểu hiện như mệt mỏi, uể oải, chán nản hay buồn bã.

Một số người thường lạm dụng rượu bia để giải quyết vấn đề tiêu cực. Tuy nhiên, chúng chỉ mang lại cảm giác sảng khoái trong thời gian ngắn. Hậu quả để lại là khiến cảm xúc tiêu cực ngày một lấn át lâu dần tiến triển thành trầm cảm. 

Một số nguyên nhân nội sinh

Theo một số nghiên cứu cho thấy, sự rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh trung ương như serotonin hay dopamine chính là nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm. Thông thường, sự thiếu hụt các hormone này sẽ dẫn đến việc dẫn truyền và tiếp nhận thông tin trở nên khó khăn. Người bệnh thường kém nhạy bén hơn và khó cân bằng cảm xúc khi thiếu hụt serotonin, lâu dần sẽ tiến triển thành trầm cảm. 

Người bị trầm cảm do nguyên nhân này có nguy cơ tự tử rất cao.

Yếu tố di truyền là nguyên nhân gây bệnh trầm cảm

Theo một số nghiên cứu cho thấy có khoảng 30% phụ nữ phải trải qua một giai đoạn trầm cảm lớn trong suốt cuộc đời của họ. Tỷ lệ trầm cảm di truyền từ cha mẹ sang con cái thường rất cao (khoảng 40%). Bên cạnh đó, tỷ lệ trầm cảm ở các anh chị em trong cùng một gia đình cũng rất lớn trong khi cha mẹ không có dấu hiệu trầm cảm. Điều này có thể giải thích do gen di truyền. 

Theo một nghiên cứu do Daily Mail cung cấp, giáo sư Jonathan Flint của Đại học Oxford (Anh) cùng các nhà khoa học ở Đại học Virginia Commonwealth (Mỹ) và Trung Quốc đã tiến hành phân tích ADN của hơn 10.500 phụ nữ Trung Quốc. Các nhà khoa học đã tìm thấy 2 biến thể gen có liên quan đến bệnh trầm cảm. Nghiên cứu này tiến hành trong các gia đình có nhiều người bị trầm cảm. Nghiên cứu cho thấy những người trong gia đình như vậy thường có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn gấp 3 lần so với những người trong các gia đình bình thường khác.

Giáo sư Patrick Sullivan đồng thời là một nhà tâm thần học ở Đại học Bắc Carolina. Ông cho rằng đây là một nghiên cứu hữu ích và hiếm có.

Nguyên nhân do yếu tố tự miễn

Bình thường, hệ miễn dịch có mối liên hệ chặt chẽ với hệ thần kinh. Các bệnh lý này thường mang lại cảm giác khó chịu và khiến người bệnh thực sự mệt mỏi và tự ti. Nhiều thống kê cho thấy rằng có khoảng 62% tổng số bệnh nhân mắc các bệnh lý tự miễn có nguy cơ cao tiến triển sang rối loạn tâm thần và trầm cảm.

Trầm cảm do áp lực công việc

Những áp lực từ công việc thường khiến hệ thần kinh phải làm việc với cường độ cao. Người bị trầm cảm do công việc quá tải thường có biểu hiện trạng thái sức khỏe và tinh thần sa sút khiến họ luôn cảm thấy rất khó khăn và mệt mỏi mỗi khi phải đối diện với công việc. Không những thế, người bị trầm cảm luôn cảm thấy rằng khối lượng công việc được giao thực sự quá tải với năng lực và hoàn cảnh hiện tại của họ.

Nguyen-nhan-benh-tram-cam-co-the-den-tu-ap-luc-cong-viec

Nguyên nhân bệnh trầm cảm có thể đến từ áp lực công việc

Mất ngủ kéo dài có thể gây trầm cảm

Thông thường, giấc ngủ sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng sau một ngày làm việc căng thẳng. Việc không ngủ được có thể khiến các tế bào não bộ kém hoạt động. Mất ngủ và trầm cảm có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau. Người bệnh đang gặp phải các vấn đề về giấc ngủ sẽ làm tình trạng trầm cảm trở nên phức tạp và khó điều trị hơn.

Những người gặp các vấn đề về giấc ngủ sẽ khiến việc điều chỉnh cảm xúc và tâm trạng trở nên rất khó khăn. Đặc biệt đối với người bị mắc trầm cảm thì việc cải thiện cảm xúc và ổn định tâm trạng lại càng không hề dễ dàng.

Trầm cảm bắt nguồn từ nguyên nhân thay đổi thời tiết

Một số nghiên cứu cho rằng, thời tiết có ảnh hưởng rất lớn tới tâm trạng. Tình trạng trầm cảm theo mùa cũng chiếm một tỷ lệ lớn. Theo một số giả thuyết, thời gian tiếp xúc với ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng của các hormone trong cơ thể. Trong đó, hormone serotonin là bị ảnh hưởng nhiều nhất. Hormone này còn có tên gọi khác là hormone hạnh phúc, nó có khả năng thúc đẩy cảm xúc tích cực, vui vẻ. Sự rối loạn hormone serotonin sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý, lâu dần gây ra chứng trầm cảm theo mùa.

Trầm cảm hậu covid-19

Một số nguyên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả với bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng hay những người đã khỏi bệnh thì khả năng bị rối loạn tâm thần thường cao hơn 68% so với những người không bị nhiễm bệnh.

Ngoài ra, cũng có số liệu thống kê rằng khả năng mắc chứng rối loạn trầm cảm và rối loạn lo âu ở người hậu covid-19 cũng cao hơn người bình thường lần lượt 77% và 69%.

Cách xử trí khi bị bệnh trầm cảm

Dưới đây là một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng trầm cảm hiệu quả.

Dùng thảo dược thiên nhiên an toàn và lành tính trong hỗ trợ điều trị trầm cảm

Thảo dược thiên nhiên từ lâu đã được dân gian sử dụng trong điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau trong đó có các bệnh về tâm thần kinh. Bởi lẽ, các thảo dược này được cho là khá an toàn và ít tác dụng phụ lại đem đến hiệu quả điều trị cao. Trong số các dược liệu hỗ trợ điều trị các bệnh lý thần kinh phải kể đến hợp hoan bì. Loại thảo dược này không những có tác dụng cân bằng nồng độ hormone serotonin trong cơ thể mà còn có khả năng tăng cường dinh dưỡng cho não bộ. Nó có tác động trực tiếp vào nguyên nhân bệnh trầm cảm và điều trị bệnh cực kì hiệu quả.

Hop-hoan-bi-la-loai-thao-duoc-quy-trong-ho-tro-dieu-tri-tram-cam.

Hợp hoan bì là loại thảo dược quý trong hỗ trợ điều trị trầm cảm

Sử dụng thuốc tây y điều trị trầm cảm

Việc sử dụng một số loại thuốc trầm cảm thường chỉ nên sử dụng trong các trường hợp trầm cảm nặng. Một số loại thuốc điều trị trầm cảm điển hình có thể kể đến như thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc tái hấp thu chọn lọc serotonin. Tuy nhiên, thuốc chống trầm cảm thường có nhiều tác dụng phụ. Do đó, khi sử dụng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ điều trị.

Dùng liệu pháp sốc điện trong điều trị trầm cảm nặng

Trong trường hợp người bị trầm cảm không đáp ứng với thuốc điều trị, bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp sốc điện để điều trị bệnh. 

Liệu pháp sốc điện này giúp phục hồi sự liên kết các nơron thần kinh, giúp ổn định nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh. Từ đó giúp cải thiện và giảm thiểu nguy cơ tự sát ở người bị trầm cảm.

Tuy nhiên, đây là phương pháp tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng, người bệnh có nguy cơ bị mất trí vài tuần sau khi điều trị. Do đó, chỉ trong trường hợp trầm cảm nặng, bác sĩ mới cân nhắc tiến hành điều trị bằng liệu pháp này cho bệnh nhân.

Hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin bổ ích cho bạn về nguyên nhân bệnh trầm cảm và tìm ra biện pháp điều trị trầm cảm hiệu quả.

Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, xin vui lòng để lại bình luận để được chuyên gia tư vấn và giải đáp!

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health-news/mental-new-causes-of-and-treatments-for-depression-011314

https://www.healthline.com/health/depression/causes

https://www.medicalnewstoday.com/articles/8933