Trầm cảm theo mùa thường có những biểu hiện tương tự với trầm cảm thông thường. Người mắc chứng bệnh này thường xuất hiện tình trạng lo âu, chán nản, thậm chí người bệnh còn có thể có ý định tự tử. Tuy nhiên, khác với trầm cảm thông thường, trầm cảm theo mùa thường chỉ xảy ra vào khoảng thời gian nhất định trong năm. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về bệnh lý này!

Thế nào là trầm cảm theo mùa?

Trầm cảm theo mùa (SAD) là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ chứng rối loạn trầm cảm vô cùng nghiêm trọng. Người mắc chứng bệnh này thường có tâm lý bất ổn thay đổi theo mùa hoặc thời tiết.

Trầm cảm theo mùa hay gặp vào mùa đông và mùa hè, hồi phục dần vào mùa xuân và mùa thu. Bệnh rất phổ biến ở người trẻ tuổi, thông thường tỷ lệ phụ nữ mắc chứng bệnh này nhiều hơn nam giới.

Tram-cam-theo-mua-thuong-hay-gap-vao-mua-dong-va-mua-he

Trầm cảm theo mùa thường hay gặp vào mùa đông và mùa hè

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh trầm cảm theo mùa

Hiện nay, nguyên nhân gây ra chứng bệnh này vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhiều giả thuyết cho rằng thời gian tiếp xúc với ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến cân bằng các hormone trong cơ thể, đặc biệt là serotonin. Đây được xem như một loại hormone hạnh phúc, giúp thúc đẩy cảm xúc tích cực, vui vẻ. Sự rối loạn hormone này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý, lâu dần gây ra chứng trầm cảm theo mùa. 

Ngoài ra, việc không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho các tế bào não bộ cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng bệnh này.

Theo thống kê được đăng tải trên trang healthline, những người có tiền sử gia đình mắc các bệnh tâm lý sẽ có nguy cơ mắc trầm cảm theo mùa cao hơn bình thường. Bên cạnh đó, việc phải trải qua một cú sốc tâm lý mạnh cũng là yếu tố góp phần gây trầm cảm rất cao.

Trầm cảm theo mùa có biểu hiện như thế nào?

Các triệu chứng của bệnh trầm cảm theo mùa thường bắt đầu vào tầm tháng 10 và kết thúc vào khoảng tháng 3. Mặc dù vậy, một số người có thể bắt gặp các triệu chứng vào khoảng thời gian khác.

Có hai loại trầm cảm theo mùa là trầm cảm mùa đông và trầm cảm mùa hè.

Trầm cảm mùa đông

Người bị mắc chứng trầm cảm mùa đông thường gặp một số triệu chứng như ngại vận động, khó tập trung, hay cáu gắt. Người mắc chứng bệnh này thường có cảm giác thèm ăn, đặc biệt là các loại đồ ăn có chứa đường, carbohydrate. Chính vì vậy, những người bị trầm cảm mùa đông thường có xu hướng tăng cân khó kiểm soát.

Trầm cảm mùa hè

Khác với trầm cảm mùa đông, người bị mắc chứng trầm cảm mùa hè thường có biểu hiện thờ ơ, thường xuyên khó ngủ, mất ngủ. Người bệnh hay có cảm giác bồn chồn, căng thẳng đầu óc, chán ăn và sút cân. Không những thế, người mắc chứng bệnh này còn có xu hướng lạm dụng rượu bia để giải tỏa căng thẳng khiến bệnh ngày một trầm trọng hơn.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bị mắc chứng trầm cảm theo mùa có thể có ý định tự tử.

Phòng ngừa và điều trị trầm cảm theo mùa

Người mắc chứng trầm cảm theo mùa cần được thăm khám và điều trị kịp thời để hạn chế những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. Dưới đây là một số phương pháp điều trị trầm cảm theo mùa mà bạn đọc có thể tham khảo.

Các phương pháp y khoa hiện đại

Điều trị tâm lý được xem là một biện pháp khá hiệu quả cho người bị mắc chứng trầm cảm theo mùa. Các chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe, chia sẻ và cùng bạn tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó đưa ra hướng xử trí và phác đồ điều trị phù hợp để cải thiện tâm trạng lo âu, căng thẳng một cách hiệu quả nhất.

Việc điều trị trầm cảm theo mùa bằng hộp ánh sáng cũng cho kết quả khá khả quan. Phương pháp này người bệnh được tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo, có một thiết bị mô phỏng ánh sáng ngoài trời gọi là hộp ánh sáng, người bệnh sẽ sử dụng hộp ánh sáng đó trong một khoảng thời gian nhất định. Theo khuyến cáo của Liên minh quốc gia về bệnh tâm thần, bệnh nhân nên sử dụng hộp ánh sáng 30 phút mỗi buổi sáng để đạt hiệu quả điều trị mong muốn.

Đối với những trường hợp trầm cảm nặng, bệnh nhân thường được chỉ định sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm. Thuốc có khả năng tác động vào các chất trung gian hoá học, điều chỉnh lại sự mất cân bằng của các hormone như serotonin. Từ đó làm giảm các triệu chứng lo âu, căng thẳng do trầm cảm gây ra.

Den-voi-chuyen-gia-tam-ly-de-duoc-lang-nghe-chia-se-va-tim-ra-nguyen-nhan-gay-benh.

Đến với chuyên gia tâm lý để được lắng nghe, chia sẻ và tìm ra nguyên nhân gây bệnh

Các biện pháp tự phòng ngừa và khắc phục trầm cảm theo mùa tại nhà

Một trong những biện pháp hữu hiệu để điều trị trầm cảm là nuôi dưỡng cho mình một sở thích và say mê với nó. Việc tập trung làm những điều mình thích sẽ giúp bạn thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm soát trầm cảm bằng cách thường xuyên đi dạo, luyện tập thể dục hoặc đi bộ thường xuyên. Vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể thoải mái và giải tỏa áp lực hiệu quả. 

Theo một nghiên cứu của tiến sĩ tâm lý học Carol của đại học Boston, làm vườn là một biện pháp đặc biệt hiệu quả trong điều trị trầm cảm theo mùa. Việc chăm sóc, tưới cây, tỉa cành và ngắm nhìn màu xanh dịu mát chắc hẳn sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng rất tốt.

Thiền định được xem là một phương pháp ‘chữa lành tâm hồn’ rất hiệu quả. Phương pháp này được khá nhiều bác sĩ tâm lý giới thiệu cho bệnh nhân bị trầm cảm theo mùa. Thiền định không chỉ giúp chúng ta lấy lại sự cân bằng cảm xúc mà còn giúp tâm trí nhẹ nhàng, tinh thần phấn chấn.

Thien-dinh-Phuong-phap-huu-hieu-voi-chung-tram-cam-theo-mua-duoc-nhieu-bac-si-tam-ly-gioi-thieu-cho-nguoi-benh.

Thiền định - Phương pháp hữu hiệu với chứng trầm cảm theo mùa được nhiều bác sĩ tâm lý giới thiệu cho người bệnh

Bổ sung thêm sản phẩm thảo dược tự nhiên hỗ trợ

Hiện nay, việc sử dụng các thảo dược thiên nhiên được rất nhiều người ưa chuộng. Bởi lẽ, các thảo dược này được cho là tương đối an toàn và lành tính.

Đối với chứng trầm cảm theo mùa, những thảo dược như hợp hoan bì, táo nhân hoặc những sản phẩm có chứa các thành phần này được sử dụng khá phổ biến.

Theo nghiên cứu tại khoa dược của Đại học Kyung Hee tại Hàn Quốc: Hợp hoan bì có tác dụng giúp cân bằng nồng độ hormone serotonin trong cơ thể. Việc cân bằng nồng độ hormone như vậy giúp cải thiện cảm xúc, tâm trạng lo âu cho bệnh nhân. Ngoài ra, nó còn có tác dụng dưỡng tâm, an thần. Từ đó, giúp bệnh nhân ngăn ngừa chứng trầm cảm theo mùa hiệu quả.

Hi vọng sau bài viết này, bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quan về bệnh trầm cảm theo mùa. Để lại bình luận phía dưới để nhận được tư vấn miễn phí từ các chuyên gia trong ngành sức khỏe!

Tài liệu tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/320562