Trầm cảm sau sinh là hiện tượng ngày càng trở nên phổ biến ở chị em phụ nữ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời hiện tượng này có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe mẹ bỉm. Vậy trầm cảm sau sinh là gì và thường kéo dài trong vòng bao lâu? Để biết thêm các thông tin chi tiết về căn bệnh này, bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

Bệnh trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh là bệnh lý liên quan đến tinh thần của phụ nữ sau khi sinh con. Sau khi sinh bé, đặc biệt là trong những tuần đầu bắt đầu chăm sóc trẻ, đa số bà mẹ đều xuất hiện cảm giác lo lắng, buồn bã, mệt mỏi và căng thẳng. Tình trạng này có thể ngày càng nghiêm trọng, gây áp lực mạnh mẽ và tích tụ lâu dần khiến người mẹ cảm thấy u uất, trầm cảm.

Số phụ nữ bị ảnh hưởng bởi trầm cảm sau sinh mỗi năm có thể lên đến 15%. Theo CDC thì tại Hoa Kỳ trung bình 7 người phụ nữ sinh con thì lại có một người mắc trầm cảm sau sinh.

Hien-tuong-tram-cam-sau-sinh-ngay-cang-tro-nen-pho-bien.webp

Hiện tượng trầm cảm sau sinh ngày càng trở nên phổ biến

Thông thường thì hiện tượng trầm cảm sau sinh có thể kéo dài trong khoảng thời gian là từ 4 đến 6 tuần. Nhưng một số trường hợp nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tình trạng này sẽ kéo dài lâu hơn.

>>>XEM THÊM: Trầm cảm nhẹ: Bệnh lý cần nhận biết sớm và điều trị ngay!

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh

Bệnh trầm cảm sau sinh ở mỗi phụ nữ sẽ có các dấu hiệu khác nhau và tiến triển từ nhẹ đến nặng.

Ở giai đoạn đầu của bệnh, nhiều người thường nhầm lẫn trầm cảm sau sinh với mất ngủ vì các biểu hiện tương tự nhau nếu không để ý kỹ. Nhưng sau đó một thời gian, bệnh tiến triển nặng dần thì các triệu chứng sẽ rõ ràng hơn, khi đó tình trạng bệnh nhân đã khá xấu và ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc con trẻ.

Trầm cảm sau sinh dẫn đến những ảnh hưởng vô cùng lớn đối với cảm xúc của người mẹ.

Dưới đây là các dấu hiệu điển hình của bệnh trầm cảm mà mọi người nên biết để kịp thời chữa trị:

  • Tâm trạng có những biến đổi mạnh mẽ, thay đổi từ bình tĩnh sang cáu giận thường xuyên. Dễ bị kích động, dễ khóc không rõ nguyên nhân.
  • Tinh thần luôn ở trạng thái lo lắng và sợ hãi khiến cho các mẹ không thực hiện được bất cứ việc gì, tự ti về bản thân, không chăm sóc tốt cho bé.
  • Không có cảm giác gần gũi với đứa bé, không có cảm giác về tình mẫu tử giữa mẹ và con.
  • Một số phụ nữ trầm cảm nặng nảy sinh suy nghĩ tự tử hoặc đánh đập làm hại bé sơ sinh…
  • Các bà mẹ không thể nào chìm vào giấc ngủ hoặc ngủ được nhưng nửa đêm sẽ tỉnh dậy và không thể nào ngủ tiếp được.
  • Mẹ bỉm sữa có suy nghĩ chạy trốn, muốn bỏ lại tất cả con cái và gia đình để chạy thật xa, giải thoát cho bản thân khỏi những mệt mỏi, bế tắc trong cuộc sống.

Xa-lanh-con-la-mot-trong-cac-dau-hieu-cua-tram-cam-sau-sinh.webp

Xa lánh con là một trong các dấu hiệu của trầm cảm sau sinh

Nguyên nhân trầm cảm sau sinh và các yếu tố nguy cơ

Tại sao các bà mẹ sau khi sinh lại hay rơi vào trầm cảm? Yếu tố nào dẫn đến tình trạng đó? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm mà chưa tìm ra được câu trả lời. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh trầm cảm sau sinh:

  • Sự thay đổi của nồng độ hormone ở bên trong cơ thể: Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, nồng độ của hai hormon Estrogen và Progesterone rất cao để giúp quá trình phát triển của tử cung và thai nhi. Những hormone này sẽ giảm dần dần về cuối thai kỳ và sau khi sinh em bé, điều này gây nên biến  đổi về mặt tinh thần và thể chất ở người mẹ, từ đó có thể dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh
  • Sự thiếu quan tâm, sẻ chia từ phía gia đình và bạn bè: Việc chăm sóc một đứa bé là không hề đơn giản, nếu các mẹ phải làm việc đó một mình mà không có được sự quan tâm từ chồng hoặc người thân thì dễ dẫn đến cảm giác mệt mỏi, chán nản và tiêu cực.
  • Từng có tiền sử trầm cảm: Nếu mẹ từng bị trầm cảm trong quá trình mang thai hoặc trước đó, thì nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh cũng cao hơn so với người khác.
  • Khó khăn về tài chính: Bên cạnh những lo lắng về chăm sóc con cái, thì áp lực lo lắng về tài chính, chi tiêu sao cho hợp lý cũng khiến chị em rất đau đầu. Đây là một phần nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh.

Mot-trong-cac-nguyen-nhan-cua-tram-cam-sau-sinh-la-su-thieu-quan-tam-tu-gia-dinh.webp

Một trong các nguyên nhân của trầm cảm sau sinh là sự thiếu quan tâm từ gia đình

Tác hại của việc mắc bệnh trầm cảm sau sinh

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trầm cảm sau sinh sẽ tiến triển và gây ra các hậu quả đáng tiếc cho bản thân người mẹ, đứa bé và cả người thân xung quanh, cụ thể:

Đối với người mẹ: Nếu tình trạng này kéo dài lâu không được điều trị có thể trở thành bệnh mạn tính rất khó điều trị. Người mẹ sẽ bị sa sút tinh thần, mệt mỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu bệnh nặng có thể dẫn đến ý nghĩ tự tử.

Đối với đứa trẻ: Trầm cảm gây ra những thay đổi về tinh thần và hành vi của mẹ, mà đứa trẻ khi sinh ra thì tình thương yêu và chăm sóc của mẹ là vô cùng quan trọng. Do đó, đứa bé cũng bị ảnh hưởng rất nhiều và dẫn tới tình trạng: Khó gần gũi với mẹ, dễ quấy khóc, chậm phát triển….

Ngoài ra, căn bệnh này còn có thể ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình, làm rạn nứt tình cảm, nảy sinh nhiều cãi vã và bất đồng quan điểm.

Tram-cam-sau-sinh-anh-huong-ca-tinh-than-lan-suc-khoe-cua-nguoi-me.webp

Các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm sau sinh 

Khi bị trầm cảm sau sinh, bệnh nhân thường sẽ được bác sĩ kết hợp chỉ định giữa thuốc với các biện pháp tâm lý trị liệu để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Tâm lý trị liệu trong điều trị bệnh trầm cảm sau sinh

Tâm lý trị liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị trầm cảm sau sinh vì đây là bệnh về tinh thần nên các cuộc nói chuyện để giải tỏa với bác sĩ hoặc các nhà tâm lý trị liệu sẽ rất hữu ích.

Các phương pháp tâm lý trị liệu hay được áp dụng là:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi (còn gọi là CBT): Liệu pháp này giúp thay đổi nhận thức của bệnh nhận, kiểm soát được những cảm xúc tiêu cực.
  • Liệu pháp giữa các cá nhân (còn gọi là IPT): Để thực hiện liệu pháp này, các bác sĩ sẽ nhập vai rồi đưa ra câu hỏi mở để bệnh nhân trả lời, sau đó quan sát cách họ giao tiếp. Qua đó xác định được nguyên nhân của vấn đề và đưa ra cách giải quyết. 

Tam-ly-tri-lieu-ho-tro-dieu-tri-benh-tram-cam-sau-sinh-mot-cach-hieu-qua.webp

Tâm lý trị liệu hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm sau sinh một cách hiệu quả

Điều trị bằng thuốc

Các thuốc trầm cảm ba vòng như imipramine và nortriptyline thường được sử dụng để điều trị trầm cảm sau sinh do tương đối an toàn cho phụ nữ đang cho con bú.

Ngoài ra, hormone estrogen rất quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt và thai kỳ của phụ nữ. Nhưng sau sinh thì lượng hormone này giảm xuống nhanh chóng. Do đó, việc bổ sung estrogen rất có ý nghĩa cho sự cân bằng hormone ở người mẹ.

Chữa bệnh trầm cảm sau sinh tại nhà

Để hỗ trợ điều trị trầm cảm tốt nhất thì việc kết hợp chăm sóc ở nhà là rất quan trọng và đem lại những lợi ích mà bạn không ngờ đến.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Món ăn có thể tác động đáng kể đến cơ thể và tâm trí người bệnh. Người bệnh trầm cảm nên ăn các loại trái cây, rau và protein để cung cấp đầy đủ năng lượng và giúp cơ thể được nuôi dưỡng. Ngoài ra, các bệnh nhân này cũng không dùng caffeine và rượu để tránh tác động tiêu cực đến tâm trạng. 

Tập thể dục thường xuyên

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, đều đặn tập thể dục mỗi ngày chỉ 15 phút cũng giúp cải thiện đáng kể triệu chứng lo lắng, căng thẳng của bệnh trầm cảm. Khi tập thể dục sẽ giúp cơ thể phá vỡ các hormone gây ra căng thẳng, kích thích giải phóng endorphin - hormone của sự hạnh phúc.

Sản phẩm thảo dược

Ngày nay, việc dùng các sản phẩm thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên để hỗ trợ điều trị trầm cảm sau sinh ngày càng trở nên phổ biến bởi biện pháp này vừa an toàn lại hiệu quả. Thảo dược thiên nhiên sẽ không gây ra các ảnh hưởng xấu đến em bé khi mẹ sử dụng như thuốc tây y. Hợp hoan bì là thảo dược có mặt nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền chữa trầm cảm sau sinh.

Nghiên cứu của Đại học ở tỉnh Chiết Giang và Quỹ Nghiên cứu Khoa học của Đại học Thiệu Hưng thực hiện cùng Phòng Khoa học & Công nghệ Thành phố Thiệu Hưng, Trung Quốc đã nhận thấy hợp hoan bì đem lại tác dụng tăng cường sức khỏe thần kinh nhờ cơ chế kích thích não bộ tăng tiết serotonin - Một loại hormone điều hoà tâm trạng và giấc ngủ hiệu quả.

Để đem lại hiệu quả điều trị cao nhất, các nhà khoa học đã phối hợp hợp hoan bì với các dược liệu có khả năng an thần, chống mất ngủ khác như uất kim, toan táo nhân, viễn chí, ngũ vị tử… để tạo ra sản phẩm dạng viên nén tiện dùng. 

San-pham-chua-hop-hoan-bi-giup-duong-tam-an-than-hieu-qua-trong-dieu-tri-tram-cam.webp

Sản phẩm chứa hợp hoan bì giúp dưỡng tâm, an thần hiệu quả trong điều trị trầm cảm

>>>XEM THÊM: Điều trị trầm cảm và tất cả những thông tin bạn nên biết

Phòng ngừa bệnh trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh ngày càng phổ biến và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của người mẹ, đứa bé cũng như người thân xung quanh. Do đó, việc phòng ngừa trầm cảm sau sinh là rất quan trọng. Bạn có thể lưu ý một số biện pháp phòng tránh sau:

  • Trong quá trình mang thai hay sau khi sinh, mẹ đều phải ăn uống đầy đủ, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để có một trạng thái tốt nhất trước khi vượt cạn và chăm sóc đứa bé.
  • Tập thói quen suy nghĩ những điều tích cực trong cuộc sống, lạc quan yêu đời, bỏ qua những vấn đề không vui.
  • Khi có vấn đề khó khăn như kinh tế, chuyện chăm con, việc nhà thì mẹ không nên để trong lòng mà nên chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ từ chồng và mọi người xung quanh.
  • Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hay sự bất thường nào của cơ thể trong khi mang thai hoặc sau khi sinh, bạn nên thông báo cho bác sĩ để có những chẩn đoán kịp thời.

Để tránh các rủi ro của bệnh rối loạn lo âu và hỗ trợ quá trình điều trị, bạn cần thực hiện chế độ sống, ăn uống khoa học kết hợp với việc dùng sản phẩm thảo dược có thành phần chính là hợp hoan bì mỗi ngày. Nếu bạn còn thắc mắc về các phương pháp điều trị trầm cảm hay sản phẩm thảo dược, hãy để lại bình luận hoặc thông tin ở ô bên dưới để được tư vấn nhanh và chính xác nhất.

Tài liệu tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/postpartum-depression/symptoms-causes/syc-20376617

https://www.webmd.com/depression/guide/postpartum-depression

https://www.womenshealth.gov/mental-health/mental-health-conditions/postpartum-depression