Ngày nay, nhiều người cảm thấy xa lạ khi nhắc đến cụm từ “tâm thần phân liệt”. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh, đa phần còn tỏ ra hoang mang, lo lắng, thậm chí nghĩ bản thân có “vấn đề”. Để giúp bạn hiểu được các thông tin chi tiết về bệnh lý tâm thần phân liệt, hãy theo dõi nội dung có trong bài viết sau!

Tâm thần phân liệt là gì?

Tâm thần là một hoạt động cấp cao của não bộ, gồm ba mảng gắn bó mật thiết là tư duy, cảm xúc và hành vi. Ở người tâm thần phân liệt, ba hoạt động này bị phân rã, không gắn kết với nhau, nên được gọi là “phân liệt”.

Tâm thần phân liệt là bệnh loạn thần nặng, khiến người mắc sa sút, mất khả năng lao động và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Hiện nay, số người bị tâm thần phân liệt chiếm khoảng 1% dân số thế giới. Nguy cơ mắc bệnh ở nam và nữ ngang nhau, nhóm tuổi có tỷ lệ khởi phát cao nhất ở nam là 20 đến 28 tuổi, ở nữ là 26 đến 32 tuổi.

Bệnh tâm thần phân liệt có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau

Bệnh tâm thần phân liệt có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau

Nguyên nhân gây bệnh tâm thần phân liệt

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây hội chứng tâm thần phân liệt chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bệnh xuất hiện do một số yếu tố kết hợp như:

Yếu tố di truyền: Người có bố hoặc mẹ bị tâm thần phân liệt có đến 10% nguy cơ mắc bệnh, như vậy cao gấp 10 lần so với bình thường.

Yếu tố sinh hoá: Người ta tin rằng, có một số chất, đặc biệt là chất dẫn truyền thần kinh serotonin, khi thiếu hụt sẽ gây mất cân bằng hoá học, ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi và cảm xúc.

Các mối quan hệ gia đình: Không có bằng chứng nào chỉ ra các mối quan hệ gia đình gây tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, một số người lại tỏ ra nhạy cảm với các căng thẳng trong quan hệ gia đình, thậm chí điều này liên quan tới sự tái phát của bệnh.

Môi trường: Người ta nhận thấy rằng, những mâu thuẫn trong môi trường sống tạo áp lực cho người kém chịu đựng. Người bị tâm thần phân liệt dễ trở nên lo âu, cáu kỉnh và khó tập trung trước bất kỳ sự việc nào,...

Nguyên nhân gây bệnh tâm thần phân liệt có thể là do di truyền và các yếu tố sinh hóa trong não bộ

Nguyên nhân gây bệnh tâm thần phân liệt có thể là do di truyền và các yếu tố sinh hóa trong não bộ

Các triệu chứng tâm thần phân liệt

Các triệu chứng cơ bản của tâm thần phân liệt là: Hoang tưởng, ảo thanh, rối loạn suy nghĩ, kèm theo một số triệu chứng ít đặc trưng. Cụ thể bao gồm:

Hoang tưởng

Hoang tưởng là các suy nghĩ sai lầm và trái với thực tế do bệnh tâm thần phân liệt gây ra. Các chứng hoang tưởng thường gặp bao gồm:

  • Hoang tưởng tự cao: Bệnh nhân nghĩ rằng, mình có thể làm được những điều mà thực tế không thể thực hiện.
  • Hoang tưởng bị hại: Bệnh nhân thường nghĩ những người xung quanh đang tìm cách hãm hại họ.
  • Hoang tưởng bị chi phối: Bệnh nhân nghĩ rằng, có một thế lực vô hình đang kiểm soát mọi suy nghĩ hay hành động của mình, ví dụ như thần tiên hay ma quỷ,...

Ảo thanh

Bệnh nhân nghe thấy giọng nói, âm thanh vang lên trong đầu hay bên tai. Ảo thanh mang tính tiêu cực như: Đe dọa buộc tội, chửi bới hay cười nhạo người bệnh.

Khi nghe thấy ảo thanh, người bị tâm thần phân liệt sẽ có phản ứng như: Bịt tai, sợ hãi ngồi thu mình, cáu giận, nổi điên,...

Rối loạn suy nghĩ

Lời nói của người bị tâm thần phân liệt đôi khi vô cùng khó hiểu, có thể đang nói đột nhiên ngừng lại, một lúc sau tiếp tục chủ đề cũ hoặc nói sang vấn đề khác. Thậm chí, họ thường nói lung tung, gây cảm giác khó hiểu cho người nghe.

Một số triệu chứng khác

  • Mất đi ý muốn làm việc: Bệnh nhân mất dần ý muốn làm việc, thẫn thờ, không thể duy trì công việc. Nặng hơn, họ không làm các công việc đơn giản hàng ngày, ngay cả vệ sinh cá nhân.
  • Giảm sự biểu lộ tình cảm: Bệnh nhân sẽ không phản ứng trước các sự kiện vui buồn, họ dường như mất biểu lộ cảm xúc. Một số trường hợp có thể phản ứng ngược lại so với bình thường như: Với sự kiện vui thì bệnh nhân buồn, sự kiện buồn thì tỏ ra vui.
  • Sự cách ly xã hội: Bệnh nhân không muốn tiếp xúc với người khác, ngay cả với người thân trong gia đình.
  • Không nhận thức được mình đang bị bệnh: Thông thường, người bị tâm thần phân liệt không nghĩ rằng mình bị bệnh, họ từ chối việc gặp bác sĩ, thậm chí nổi giận với mọi người xung quanh.

Tâm thần phân liệt có thể gây nên tình trạng hoang tưởng, ảo giác nghiêm trọng

Tâm thần phân liệt có thể gây nên tình trạng hoang tưởng, ảo giác nghiêm trọng

Các phương pháp điều trị tâm thần phân liệt

Ngày nay, để điều trị hiệu quả chứng tâm thần phân liệt người ta thường áp dụng kết hợp trị liệu tâm lý, thảo dược và các loại thuốc chống loạn thần.

Thuốc chống loạn thần

Các thuốc chống loạn thần hoạt động với cơ chế điều chỉnh và cân bằng chất hoá học trong não. Người bệnh bị tâm thần phân liệt có thể sử dụng thuốc loạn thần tại nhà theo chỉ định của bác sĩ và dưới sự hỗ trợ của người thân, gia đình. 

Một số thuốc chống loạn thần thường được sử dụng có thể kể đến như:

  • Olanzapine, Risperidone là những thuốc thế hệ mới.
  • Haloperidol, Aminazine là những thuốc thuộc dòng cổ điển.

Các chuyên gia cho biết sử dụng thuốc chống loạn thần thế hệ mới đem lại hiệu quả điều trị tốt và ít tác dụng phụ hơn so với thuốc thế hệ cũ.

Liệu pháp phục hồi tâm lý

Sử dụng các biện pháp giúp hồi phục tâm lý sau đây rất hữu ích đối với người bệnh rối loạn tâm thần phân liệt. Mục tiêu của biện pháp này là tạo nên mối quan hệ mật thiết giữa bệnh nhân, người thân và bác sĩ để kiểm soát bệnh tật, dùng thuốc theo chỉ định và loại bỏ căng thẳng, stress hiệu quả nhất. Cụ thể:

  • Hỗ trợ người bệnh cải thiện khả năng tiếp xúc và giao tiếp với gia đình, xã hội, mọi người xung quanh.
  • Giúp gia đình nạn nhân có những thông tin, hiểu biết hơn về bệnh để từ đó có thể cảm thông, đồng hành đúng cách với người bệnh và giúp họ vượt qua bệnh lý này.

Tâm lý trị liệu mà bắt đầu bằng cách giải quyết các nhu cầu cơ bản về dịch vụ xã hội của bệnh nhân, cung cấp hỗ trợ và giáo dục về bản chất của bệnh, thúc đẩy các hoạt động thích ứng và dựa trên sự đồng cảm và hiểu biết đầy đủ về tâm thần phân liệt dường như là có hiệu quả nhất. Nhiều bệnh nhân cần được hỗ trợ tâm lý một cách đồng cảm để thích ứng với những gì thường một bệnh mạn tính suốt đời có thể gây ra sự hạn chế về mặt chức năng.

Sử dụng sản phẩm từ thảo dược tự nhiên

Tâm thần phân liệt là bệnh cần điều trị lâu dài, do đó sử dụng một số loại thảo dược tự nhiên có tác dụng dưỡng tâm an thần là phương pháp được đánh giá cao về hiệu quả và tính an toàn.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra thảo dược hợp hoan bì với nhiều tác dụng vượt trội giúp ổn định tinh thần, cải thiện giấc ngủ hỗ trợ người bệnh tâm thần phân liệt nhanh chóng hồi phục. Đặc biệt, hợp hoan bì còn được nghiên cứu năm 2015 tại Trung Quốc nhận định là có khả năng kích thích não bộ tăng nồng độ serotonin tự nhiên và dinh dưỡng não bộ từ đó tăng cường sức khỏe thần kinh và sức khỏe toàn diện.

Tại Việt Nam, các nhà khoa học đã cho ra đời một loại sản phẩm có hợp hoan bì kết hợp với các vị thuốc: Viễn chí, uất kim, ngũ vị tử, táo nhân, hồng táo… Sản phẩm này mang lại nhiều hiệu quả đối với người bệnh tâm thần kinh, đặc biệt là những người bị tâm thần phân liệt.

Sản phẩm chứa hợp hoan bì giúp người bệnh tâm thần phân liệt đẩy nhanh quá trình hồi phục

Sản phẩm chứa hợp hoan bì giúp người bệnh tâm thần phân liệt đẩy nhanh quá trình hồi phục

Tâm thần phân liệt là một bệnh lý thần kinh nguy hiểm cần được quan tâm, hỗ trợ và có những biện pháp cải thiện kịp thời. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc các thông tin hữu ích về bệnh lý này. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp bạn hãy để lại bình luận ngay dưới đây để chuyên gia có thể sớm liên lạc và hỗ trợ. 

Tài liệu tham khảo:

https://www.psychiatry.org/patients-families/schizophrenia/what-is-schizophrenia

https://www.nimh.nih.gov/health/topics/schizophrenia

https://www.webmd.com/schizophrenia/mental-health-schizophrenia