Người già ngủ nhiều là một trong những tình trạng rối loạn giấc ngủ phổ biến có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến sức khoẻ. Để phòng ngừa và cải thiện, bạn cần xác định được thủ phạm gây ra hiện tượng này. 

Người già ngủ nhiều có tốt không?

Khi nào thì ngủ nhiều trở thành một chứng bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ? Thông thường, người già thường mắc các triệu chứng gây trằn trọc khó ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, tuy nhiên cũng có một số trường hợp ngủ nhiều hơn 9 tiếng mỗi ngày mà vẫn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ và ngáp liên tục... Trạng thái này cho thấy hiện tượng ngủ nhiều ở người già đang là triệu chứng của bệnh lý. 

Hội chứng ngủ nhiều không chỉ gây ảnh hưởng đờ đẫn, chậm chạp, tổn thương tế bào não mà còn khiến người cao tuổi tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp…

Nguoi-gia-ngu-nhieu-co-the-la-bieu-hien-benh-ly.

Người già ngủ nhiều có thể là biểu hiện bệnh lý

5 nguyên nhân dẫn đến hiện tượng người già ngủ nhiều

Thông thường, người già hay bị mất ngủ, khó ngủ vào ban đêm. Ngược lại, một số trường hợp người cao tuổi phải đối mặt với hiện tượng ngủ quá nhiều. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên bao gồm:

Người già ngủ nhiều do trầm cảm

Khi bị trầm cảm, người già sẽ có nguy cơ cao mắc các vấn đề về giấc ngủ. Tình trạng này làm cho người bệnh cảm thấy chán ăn, lười hoạt động, giấc ngủ bị rối loạn, họ có thể ngủ cả ngày nhưng lúc nào cũng cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi.

Đa số triệu chứng ngủ nhiều không được phát hiện sớm, người bệnh thường chủ quan với suy nghĩ ngủ nhiều là tốt mà không biết được những mối nguy hiểm tiềm ẩn bên trong.

Người già ngủ nhiều do mất hứng thú với cuộc sống

Hiện tượng người già ngủ suốt ngày có thể xuất phát từ sự thiếu hứng thú với cuộc sống của họ, có thể do ở một mình, sống xa con cái. Sự nhàm chán, giảm hứng thú với cuộc sống là vấn đề nghiêm trọng với tuổi già, nếu không được phát hiện và cải thiện tình trạng này có thể diễn biến nặng hơn thành các tâm trạng trầm uất, trầm cảm. 

Mất hứng thú với cuộc sống còn có nguy cơ cao dẫn đến rối loạn giấc ngủ, khiến người già ngủ nhiều hơn vào ban ngày mà mất ngủ về đêm.

Hiện tượng ngủ nhiều ở người già do tác dụng phụ của thuốc

Người cao tuổi là những đối tượng thường phải sử dụng một số lượng lớn thuốc tây điều trị các bệnh lý khác nhau. Trong đó, có nhiều loại thuốc người già thường dùng như: Thuốc điều trị bệnh tim mạch, thuốc điều trị Parkinson, thuốc kháng histamin… có thể gây nên tác dụng phụ điển hình là buồn ngủ. Đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng người già ngủ nhiều.

Nguoi-gia-ngu-nhieu-co-the-la-do-tac-dung-phu-cua-cac-loai-thuoc-lao-khoa

Người già ngủ nhiều có thể là do tác dụng phụ của các loại thuốc lão khoa

Người già ngủ nhiều bất thường do sa sút trí tuệ

Mất ngủ vào ban đêm và ngủ nhiều vào ban ngày đôi khi là dấu hiệu của bệnh sa sút trí tuệ ở người già. Thực tế, não là bộ phận làm nhiệm vụ kiểm soát giấc ngủ. Ở những người bị mất trí hay sa sút trí tuệ, não bộ bị tổn thương nghiêm trọng, đặc biệt là người già, do đó các vấn đề về giấc ngủ càng trầm trọng hơn. 

Nguyên nhân ngủ nhiều do có khối u não

Khi người cao tuổi phàn nàn về chứng đau đầu và có hiện tượng ngủ nhiều bất thường thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh u não. Mặc dù đây là một trường hợp hiếm gặp nhưng bạn cũng cần thận trọng, vì nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Bên cạnh dấu hiệu ngủ nhiều hơn bình thường, người già bị u não có thể kèm theo một số triệu chứng sau: Chóng mặt, ngất xỉu, buồn nôn, đau đầu kèm theo co giật.

Mỗi ngày ngủ bao nhiêu là đủ?

Nhiều người có thắc mắc rằng ngủ bao nhiêu là đủ? Người già có cần ngủ nhiều hơn người bình thường không?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thời gian mỗi giấc ngủ của người già hay những đối tượng khác khoảng 7 đến 9 tiếng là phù hợp.

Tuỳ thuộc vào tình trạng của mỗi người để xác định thời gian ngủ đủ và lý tưởng. Một cách đơn giản để xác định được khi nào thì ngủ đủ là thường ngày bạn đi ngủ, thức dậy cùng một khoảng thời gian, cơ thể sau khi tỉnh dậy thấy sảng khoái và phấn chấn.

Nguoi-gia-nen-ngu-tu-7-den-9-tieng-moi-ngay.

Người già nên ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi ngày

Cách chữa bệnh ngủ nhiều bất thường bằng thảo dược

Như vậy, khi gặp trường hợp người già ngủ nhiều hơn bình thường, bạn cần thận trọng tìm hiểu nguyên nhân vấn đề dẫn đến sự thay đổi đó. Bạn nên xem xét các triệu chứng đi kèm, những loại thuốc mà người cao tuổi trong nhà đang sử dụng đồng thời trao đổi thêm với bác sĩ điều trị về tác dụng phụ của thuốc. 

Để hạn chế những tác hại của ngủ nhiều, các chuyên gia đã khuyến cáo người cao tuổi nên chú trọng dinh dưỡng, duy trì lối sống lành mạnh để cải thiện giấc ngủ của mình. Bên cạnh đó, xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược để tác động cả vào triệu chứng và nguyên nhân của bệnh người già ngủ nhiều, từ đó đem lại giấc ngủ ngon và sâu hơn được đánh giá là có hiệu quả vượt trội.

Điển hình cho dòng sản phẩm này là sản phẩm thiên nhiên Kim Thần Khang có thành phần chính là cao hợp hoan bì giúp an thần kinh, tăng cường serotonin - hormone não bộ tham gia thúc đẩy sản xuất melatonin, điều hòa nhịp thức ngủ.

Ngoài hợp hoan bì, Kim Thần Khang được đánh giá là công thức tối ưu dành cho người rối loạn giấc ngủ nhờ có:

- Nhóm dược liệu giúp an thần kinh: Uất kim, ngũ vị tử, viễn chí đem lại tác dụng xoa dịu thần kinh, gây ngủ, cải thiện chứng ngủ nhiều bất thường, lo âu, sợ hãi.

- Nhóm các chất bổ thần kinh như: Vitamin B3, soy lecithin góp phần tăng cường sức khỏe thần kinh, tăng cường hoạt động của não bộ.

- Nhóm dược liệu bồi bổ cơ thể toàn diện: Toan táo nhân chứa nhiều các saponin và acid hữu cơ; Hồng táo chứa nhiều Vitamin A, C, B2, saponin, acid amin từ đó giúp cơ thể giảm biểu hiện mệt mỏi, giảm rối loạn giấc ngủ bất thường, khoẻ mạnh.

Người già ngủ nhiều là chứng bệnh nguy hiểm, do đó bạn cần cảnh giác với hiện tượng này. Nếu phát hiện thấy người cao tuổi trong gia đình có những dấu hiệu rối loạn giấc ngủ như: Mất ngủ ban đêm, ngủ nhiều hơn vào ban ngày, cơ thể mệt mỏi, uể oải, hãy nhanh chóng xác định lại nguyên nhân và tìm phương pháp loại bỏ thích hợp.

Kim Thần Khang giúp tăng cường serotonin nội sinh, từ đó giảm chứng người già ngủ nhiều hiệu quả

Kim Thần Khang giúp tăng cường serotonin nội sinh, từ đó giảm chứng người già ngủ nhiều hiệu quả

Việc thay đổi chế độ ăn và thực hiện lối sống lành mạnh, thường xuyên trò chuyện với người cao tuổi trong nhà sẽ giúp phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện chứng bệnh người già ngủ nhiều hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng thêm sản phẩm thảo dược Kim Thần Khang có chiết xuất từ hợp hoan bì và nhiều vị dược liệu quý khác được sản xuất bằng công nghệ lượng tử để giúp giảm trầm cảm, mất ngủ, lo âu, thần kinh khỏe mạnh, tinh thần lên cao. 

Nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp về tình trạng người già ngủ nhiều hay thông tin về sản phẩm thảo dược hỗ trợ, vui lòng để lại số điện thoại hoặc comment bên dưới để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất!

Tài liệu tham khảo:

https://omnicarehospice.com/elderly-parent-sleeping-too-much/

https://www.alzheimers.org.uk/blog/is-it-typical-people-dementia-sleep-lot-during-day

https://www.livescience.com/3575-older-people-sleep.html