Mất ngủ ở nam giới là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang "tuột dốc không phanh", những cơn mất ngủ triền miên khiến cơ thể nam giới luôn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, thậm chí còn làm gia tăng nguy cơ tử vong. Vậy, đâu là nguyên nhân gây ra mất ngủ ở nam giới và phải làm sao để khắc phục tình trạng này? Tất cả các thắc mắc trên đều được giải đáp qua thông tin có trong bài viết dưới đây.
Tại sao mất ngủ ở nam giới gây nguy cơ tử vong
Một nghiên cứu được tiến hành trong vòng 15 năm (2000 - 2015) đã lựa chọn ngẫu nhiên 200 người đàn ông trong độ tuổi trung bình từ 30 - 50 tuổi. Những người tham gia được chia ra thành hai nhóm: Nhóm bị mất ngủ và nhóm không bị mất ngủ. Sau khi kết thúc cuộc điều tra, các nhà nghiên cứu đã kết luận: 51,1% những người bị mất ngủ trong nghiên cứu trên đã qua đời, cao hơn rất nhiều so với 9,1% số người qua đời trong nhóm không bị mất ngủ.
Ngoài ra, tình trạng mất ngủ kéo dài ở nam giới còn ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng, gây xuất tinh sớm hay liệt dương. Nguy hiểm hơn, mất ngủ ở nam giới nếu không điều trị kịp thời dễ dẫn đến tình trạng mất ngủ kinh niên khi về già, rất khó chữa.
Nguyên nhân nam giới tuổi trung niên bị mất ngủ
Mất ngủ có thể xảy ra với bất cứ ai, nam giới cũng không phải là đối tượng ngoại lệ. Bệnh không chỉ gây mệt mỏi, khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là sinh lý phái mạnh. Mất ngủ ở nam giới có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như sau:
Thời kỳ mãn dục nam
Theo các nhà nghiên cứu, trong nhiều trường hợp, mất ngủ không phải vì bệnh lý mà là do thời kỳ mãn dục nam. Ước tính, có khoảng 30% đàn ông trên 45 tuổi bị mãn dục. Mãn dục nam là quá trình suy giảm lượng testosterone trong máu dưới mức bình thường, phần lớn bắt đầu có biểu hiện từ sau tuổi 30. Do sự thiếu hụt nội tiết tố nam testosterone, đồng hồ sinh học cơ thể lỡ nhịp, khiến bộ não ghi nhận đêm dài chỉ còn có mấy tiếng đồng hồ. Hậu quả là nhiều nam giới thường bị tỉnh giấc và khó có thể ngủ lại.
Bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ
Có rất nhiều loại bệnh gây rối loạn giấc ngủ ở nam giới, đặc biệt là khi bước vào độ tuổi trung niên như : Đau xương khớp, loãng xương, các bệnh về hô hấp, suy tim, bệnh gout,... khiến người bệnh đau đớn, dễ tỉnh giấc và khó ngủ trở lại.
Rối loạn tâm thần
Nam giới thường có những mối lo lắng về công việc, gia đình, xã hội nhiều hơn phụ nữ nên dễ stress và rơi vào trạng thái kích động khó ngủ. Trong đó, trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn giấc ngủ ở nam giới, bệnh khiến quý ông rơi vào tình trạng ngủ ngày, khó ngủ buổi tối và hay bị thức giấc sớm.
Môi trường sống
Môi trường sống hỗn tạp, chứa quá nhiều các tác nhân gây hại cho giấc ngủ như: Không khí ô nhiễm, nhiều tiếng ồn, nhà quá chật chội, đông người hay phòng ngủ nhiều ánh sáng,... đều là những nguyên nhân gây mất ngủ ở nam giới.
Chế độ ăn uống
Một chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, thừa đạm và nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe và giấc ngủ. Hơn nữa, nam giới có xu hướng dùng nhiều thực phẩm chứa chất kích thích như: Rượu bia, thuốc lá, cà phê - Đây chính là những tác nhân hàng đầu gây mất ngủ.
>>>> Xem thêm: Trầm cảm có biểu hiện gì? Tìm hiểu ngay!
Các cách cải thiện mất ngủ ở nam giới
Nam giới muốn cải thiện chất lượng giấc ngủ thì trước hết cần phải đảm bảo thực hiện được những lối sống lành mạnh, hợp khoa học và loại bỏ những tác nhân gây ảnh hưởng sức khỏe như:
- Tránh uống rượu, bia, cafe, ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều đường,…trước khi đi ngủ.
- Bổ sung đầy đủ chất xơ, tắm nước ấm để dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.
- Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Cần sắp xếp và lên kế hoạch cho thời gian nghỉ ngơi để giúp lấy lại tinh thần, sức khỏe cho ngày làm việc hôm sau.
- Chăm chỉ rèn luyện thể dục để giúp cơ thể dẻo dai, giảm căng thẳng và stress, góp phần đẩy lùi bệnh mất ngủ.
- Tránh căng thẳng, lo lắng trong công việc cũng như cuộc sống. Phải hiểu cơ thể bạn muốn gì, cần gì để vượt qua những khó khăn ban đầu, tạo tâm lý bình tĩnh, thoải mái để có giấc ngủ trọn vẹn.
- Giữ cho tinh thần thoải mái, gạt hết mọi lo toan trong đầu khi bước lên giường đi ngủ. Có thể thử áp dụng một số biện pháp thư giãn như tập thiền, yoga, tập thở… để giảm bớt căng thẳng, lo âu.
- Đảm bảo phòng ngủ chỉ để ngủ, không mang công việc lên giường, không xem tivi hoặc sử dụng máy tính trên giường.
- Đảm bảo phòng ngủ luôn yên tĩnh, thoáng mát. Giường chiếu, chăn nệm được vệ sinh sạch sẽ, ấm áp.
- Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa chất kích thích như cà phê, trà, rượu bia,…vào cuối ngày.
- Cắt giảm thực phẩm có đường: Chế độ ăn uống nhiều đường và carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng, gạo trắng, mì ống và khoai tây chiên,…có thể khiến bạn tỉnh táo, khó đi vào giấc ngủ vào ban đêm, dễ kéo bạn ra khỏi giai đoạn ngủ sâu.
- Tránh ăn quá no, ăn quá cay trước khi đi ngủ vì thói quen này sẽ dẫn tới đầy bụng, khó tiêu.
- Không uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ để tránh gặp phải tình trạng phải thức dậy giữa đêm để đi vệ sinh.
- Dành thời gian tập thể dục đều đặn mỗi ngày vì hoạt động thể chất sẽ giúp giải phóng các chất hóa học, làm giúp bạn dễ ngủ, ngủ ngon hơn.
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh