Bệnh tâm thần ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Bệnh tiến triển âm thầm và gây ra những hệ lụy khôn lường cho sức khỏe của người mắc. Theo các chuyên gia thủ phạm gây ra căn bệnh này hiện nay vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ mang lại hiệu quả rất khả thi. Bệnh tâm thần và nguyên nhân gây ra căn bệnh nàyCuối thế kỷ 20 các nhà tâm thần học thế giới đã tập trung nghiên cứu về bệnh tâm thần. Trung bình cứ khoảng 10 năm lại có bảng phân loại bệnh tâm thần mới trên cơ sở bảng phân loại cũ có sửa chữa và bổ sung. Trên cơ sở đó, đến nay người ta thống nhất khái niệm chung về bệnh tâm thần và nguyên nhân sinh bệnh như sau: Bệnh tâm thần là tình trạng sức khỏe liên quan đến những thay đổi trong cảm xúc, suy nghĩ hoặc hành vi (hoặc sự kết hợp của những điều này). Người mắc bệnh tâm thần thường có những hành vi, lời nói gây khó hiểu, không phân biệt được đâu là thật, đâu là giả. Các nguyên nhân gây bệnh tâm thầnNguyên nhân các bệnh tâm thần là một vấn đề phức tạp. Hiện nay, có những bệnh tâm thần nguyên nhân đã rõ ràng, nhưng vẫn còn nguyên nhân một số bệnh tâm thần chưa xác định được. Xung quanh vấn đề bệnh nguyên và bệnh sinh, các bệnh tâm thần còn tồn tại nhiều quan điểm và giả thuyết khác nhau. - Bệnh tâm thần phát sinh do các nguyên nhân thực thể. Là những bệnh mà nguyên nhân do tổn thương trực tiếp tại tổ chức não hay ngoài não gây trở ngại hoạt động của não:
- Bệnh tâm thần phát sinh do các nguyên nhân tâm lý:
- Bệnh tâm thần phát sinh do cấu tạo thể chất bất thường và phát triển thành bệnh lý: Các dị tật bẩm sinh, thiếu sót về hình thành nhân cách. - Các nguyên nhân chưa rõ ràng (nội sinh): Do có sự kết hợp phức tạp của nhiều nguyên nhân khác nhau (di truyền, chuyển hóa, miễn dịch, cấu tạo thể chất,...) nên khó xác định nguyên nhân chủ yếu. Các rối loạn tâm thần nội sinh thường gặp là: Bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc nguyên phát, động kinh nguyên phát. Bệnh tâm thần xuất phát từ nhiều nguyên nhân chưa được xác định rõ Các nhân tố thuận lợi cho bệnh tâm thần phát sinh- Nhân tố di truyền: Vấn đề di truyền tất nhiên có ảnh hưởng xấu đến một số bệnh tâm thần nhưng không phải là tuyệt đối. Có khi bệnh tâm thần phát sinh trong một thành viên của gia đình mà không thấy trong những thành viên khác, có trường hợp cha mẹ đều có bệnh mà con cháu đều khỏe mạnh bình thường. Cũng có trường hợp nhân tố di truyền không tác động vào thế hệ tiếp theo mà vào thế hệ sau nữa. - Yếu tố nhân cách bao gồm: Thích thú, khuynh hướng, năng lực, tính cách, khí chất,... Nhân cách mạnh, bền vững là một nhân tố chống lại sự phát sinh các bệnh tâm thần, nhất là các bệnh do căn nguyên tâm lý. Khi bị bệnh tâm thần, người có nhân cách vững bị nhẹ hơn và hồi phục nhanh hơn. Nhân cách yếu, không bền vững là một yếu tố thuận lợi cho bệnh tâm thần phát sinh, khi mắc bệnh tâm thần thì sẽ hồi phục khó khăn và chậm. - Tuổi tác: Mỗi lứa tuổi có những đặc điểm tâm lý riêng, vì thế có những loại bệnh tâm thần thường hay xảy ra ở lứa tuổi này mà ít xảy ra ở lứa tuổi khác. - Giới tính: Nam giới thường mắc bệnh tâm thần nhiều hơn nữ giới. Các bệnh tâm thần do chấn thương sọ não, nghiện rượu, bệnh động kinh,... thường gặp ở nam giới. Các bệnh rối loạn phân ly (hysteria), rối loạn cảm xúc lưỡng cực, trầm cảm, lo âu,... hay gặp ở nữ giới. Đặc biệt phụ nữ còn có những rối loạn tâm thần do những biến động của nội tiết vào các thời kỳ dậy thì, kỳ kinh nguyệt, sinh nở, tiền mãn kinh và mãn kinh. - Tình trạng sức khỏe toàn thân: Trên thực tế lâm sàng thường gặp những bệnh nhân tâm thần phát sinh khi sức khỏe bị giảm sút, mất ngủ kéo dài, thiếu dinh dưỡng lâu ngày, làm việc quá sức,... Khi người bệnh tâm thần quá suy kiệt thì chú ý nâng cao thể trạng để giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục. Người có khuynh hướng bạo lực nguy cơ bị mắc bệnh tâm thần cao Các dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tâm thầnNhận biết và phát hiện ra sớm các biểu hiện bệnh tâm thần sẽ giúp người bệnh có phương pháp điều trị phù hợp, đồng thời giúp thời gian hồi phục nhanh chóng và hiệu quả hơn:
Gia đình và người thân cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời cho bệnh nhân, theo đúng phương pháp khoa học, không giấu bệnh, không cúng bái để người bệnh có cải thiện tốt và sống hòa nhập trong cộng đồng. Suy nghĩ mông lung là một trong những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tâm thần Điều trị bệnh tâm thần như thế nào?Trước kia người mắc bệnh tâm thần không được xem như người bệnh, không được quan tâm chữa trị chăm sóc, bị hắt hủi, khiến người bệnh càng trở nên sa sút, thậm chí có những người bỏ nhà đi lang thang. Ngày nay với sự tiến bộ của y học, thuyên giảm bệnh hoặc chữa trị khỏi là điều rất khả thi, người bệnh có thể trở lại cuộc sống bình thường cùng gia đình và xã hội. Sử dụng phương pháp Tây y hiện đạiĐiều trị bằng thuốc giúp cải thiện đáng kể triệu chứng của người bệnh tâm thần. Dựa vào mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc điều trị cho phù hợp. Một số loại thuốc được ưu tiên sử dụng hiện nay bao gồm: - Thuốc chống trầm cảm: Phổ biến nhất là SSRIs (các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc) như citalopram (Celexa), fluoxetine (Prozac),... - Thuốc chống loạn thần: Còn gọi là thuốc an thần kinh, thường dùng trong điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt như olanzapine (Zyprexa), clozapine (Clozaril),... - Thuốc giải lo âu: Có tác dụng điều trị rối loạn lo âu, mất ngủ và giảm kích động như lorazepam (ATIVAN), alprazolam (Xanax),... Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý tăng liều hay bỏ thuốc để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Liệu pháp tâm lý kết hợp sử dụng thảo dược tự nhiênTheo kết quả một số nghiên cứu cho thấy tâm lý trị liệu cho hiệu quả cao hơn sử dụng thuốc. Phương pháp này giúp bệnh nhân nhận ra các dấu hiệu của bệnh, đồng thời hỗ trợ người bệnh xác định được đâu là thực tế và ảo giác. Bên cạnh đó, áp dụng các bài tập tâm lý giúp bệnh nhân có tư duy rõ ràng, liên kết suy nghĩ chặt chẽ và cải thiện tình trạng suy nghĩ cực đoan, hướng người bệnh đến những suy nghĩ tích cực. Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp tâm lý trị liệu với sử dụng các thảo dược thiên nhiên. Đây là xu hướng được các chuyên gia khuyên dùng. Trong đó, có thảo dược hợp hoan bì giúp cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh, hỗ trợ điều trị cho người bệnh tâm thần nhờ cơ chế kích thích não bộ tăng tiết chất dẫn truyền thần kinh serotonin. Serotonin có vai trò trong điều phối hệ thần kinh, từ đó giúp cân bằng cảm xúc, giảm lo âu, căng thẳng, mất ngủ. Nghiên cứu năm 2015, tại Đại Học Thiệu Hưng, Trung Quốc đã chỉ ra hợp hoan bì có tác dụng tăng cường chức năng thần kinh và bổ sung dinh dưỡng cho não bộ. Các nhà khoa học đã kết hợp hợp hoan bì cùng các dược liệu quý khác như hồng táo, táo nhân, ngũ vị tử, uất kim,... để cho ra đời sản phẩm có tác dụng dưỡng tâm, an thần, cải thiện suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu, mất ngủ ở người bệnh tâm thần. Theo kết quả khảo sát của tạp chí kinh tế Việt Nam - VnEconomy ghi nhận 95% người bệnh hài lòng và rất hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính là hợp hoan bì. Cải thiện bệnh tâm thần bằng thảo dược là phương pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa họcMột chế độ ăn uống khoa học và vận động hợp lý có thể giúp người mắc cải thiện đáng kể tình trạng bệnh của mình:
Bệnh tâm thần không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Để cải thiện bệnh, bạn cần phát hiện và can thiệp sớm, đồng thời kết hợp sử dụng sản phẩm chứa hợp hoan bì mỗi ngày. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh tâm thần hãy để lại bình luận phía dưới để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp! Tài liệu tham khảo: https://www.psychiatry.org/patients-families/what-is-mental-illness https://www.webmd.com/mental-health/mental-health-types-illness https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/mental-disorders
|