Những triệu chứng mất ngủ như khó đi vào giấc ngủ, hay thức dậy bất chợt vào lúc nửa đêm và gần sáng đang khiến cuộc sống của rất nhiều người bị đảo lộn. Theo một số thống kê cho thấy, có tới hơn 30% dân số Việt Nam đang bị mất ngủ kinh niên kéo dài hơn 10 năm. Vậy hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn và tìm ra phương án điều trị căn bệnh mạn tính này!
Một số triệu chứng mất ngủ điển hình
Nhiều người đang thường xuyên phải đối mặt với các triệu chứng mất ngủ như thao thức mãi không ngủ được, khó đi vào giấc ngủ. Mất ngủ cũng có thể biểu hiện ra ở việc giấc ngủ bị đứt đoạn, ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, thường xuyên giật mình tỉnh giấc giữa đêm và không ngủ lại được.
Ngoài ra, việc thức dậy quá sớm vào rạng sáng và không thể ngủ lại được cũng được xem là một triệu chứng mất ngủ.
Mất ngủ thường xuyên khiến bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải, ngày ngủ gà ngủ gật. Từ đó khiến năng suất học tập và lao động giảm sút nghiêm trọng. Không những thế, mất ngủ kéo dài còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể trạng cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh. Mất ngủ kéo dài cũng có thể là nguyên nhân gây trầm cảm.
Mất ngủ khiến năng suất làm việc và học tập giảm sút
Những nguyên nhân chính gây ra triệu chứng mất ngủ
Mất ngủ thường bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc tìm ra nguyên nhân là vô cùng quan trọng và giúp ích rất nhiều trong điều trị chứng mất ngủ.
Nguyên nhân chủ quan gây triệu chứng mất ngủ
Mất ngủ có thể gây ra do một số nguyên nhân nội sinh. Cụ thể như việc thiếu hụt dinh dưỡng não bộ hay việc mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trung ương cũng có thể là nguyên nhân gây mất ngủ. Thông thường, các hormon như serotonin sẽ có vai trò là chất dẫn truyền thông tin, giúp cân bằng cảm xúc. Do đó, sự thiếu hụt hoặc thay đổi nồng độ hormon này sẽ khiến bạn dễ căng thẳng. Đây được xem là một trong số những nguyên nhân cốt lõi gây ra các triệu chứng mất ngủ.
Nguyên nhân khách quan gây triệu chứng mất ngủ
Căng thẳng do áp lực cuộc sống là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng mất ngủ. Việc phải đối mặt với những cú sốc tâm lý như có người thân mất hay gia đình có chuyện buồn cũng có thể khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ.
Thay đổi nhịp sinh học cũng rất dễ khiến chất lượng giấc ngủ giảm sút. Nguyên nhân có thể do thay đổi thời gian làm việc hoặc thay đổi múi giờ ngày đêm khi đến các địa điểm khác khiến nhịp sinh học bị rối loạn.
Bên cạnh đó, việc sử dụng một số chất kích thích hay đồ uống có cồn trước khi đi ngủ cũng là lý do gây ra các triệu chứng mất ngủ.
Sử dụng đồ uống có cồn hoặc các chất kích thích dễ gặp triệu chứng mất ngủ
Những người có nguy cơ cao gặp triệu chứng mất ngủ
Mất ngủ có thể gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau, tuy nhiên một số người sẽ có nguy cơ gặp triệu chứng khó ngủ nhiều hơn những người khác.
- Người cao tuổi là những người có nguy cơ bị mất ngủ rất cao. Có thể tuổi tác chính là nguyên nhân gây suy thoái các chức năng của cơ thể. Trong đó, chức năng thần kinh thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Trung bình mỗi ngày có khoảng 3000 nơron thần kinh bị sa sút ở độ tuổi này.
- Nữ giới đang trong thời kỳ kinh nguyệt cũng thường xuyên phải đối mặt với các triệu chứng mất ngủ. Cơn đau bụng kinh hoành hành cũng như sự thay đổi hormone trong thời kỳ này khiến phái yếu rất khó có một giấc ngủ ngon.
- Những người đang phải lao động vất vả hoặc làm việc trong môi trường có nhiều căng thẳng, áp lực hay những người thường xuyên phải tiếp xúc với máy tính sẽ có nguy cơ mất ngủ cao.
Biện pháp khắc phục triệu chứng mất ngủ
Có rất nhiều biện pháp để khắc phục các triệu chứng mất ngủ. Tuy nhiên, không phải tất cả các phương pháp đều có hiệu quả với từng cá nhân riêng biệt. Cùng tham khảo các phương pháp đẩy lùi các triệu chứng mất ngủ sau đây.
Thay đổi lối sống sinh hoạt, xây dựng thời gian biểu hợp lý
Xây dựng lối sống tích cực là biện pháp hiệu quả mà ít tốn kém. Bạn có thể sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi, kiểm soát kích thích bằng việc xây dựng thói quen nằm trên giường chỉ để ngủ. Không sử dụng phòng ngủ cho các mục đích khác như lướt web, ăn uống.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng liệu pháp thư giãn, điều chỉnh trạng thái tâm lý giúp cơ thể giảm thiểu tối đa sự căng thẳng và lo lắng. Từ đó giúp dễ đi vào giấc ngủ hơn. Việc áp dụng liệu pháp nhận thức và liệu pháp tâm lý sẽ giúp bạn xác định rõ ràng những suy nghĩ và cảm giác tiêu cực. Khi đó, bạn sẽ học được cách đối diện và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực một cách dễ dàng hơn, loại bỏ những nỗi muộn phiền và có một giấc ngủ đêm ngon giấc.
Loại bỏ thói quen xấu như hút thuốc, sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn cũng là biện pháp hữu hiệu để loại bỏ triệu chứng mất ngủ. Việc giảm thiểu các chất kích thích như vậy sẽ giúp bạn loại bỏ các yếu tố gây căng thẳng thần kinh, giúp đầu óc thư giãn và ngủ ngon.
Liệu pháp nhận thức hành vi, kiểm soát kích thích giúp loại bỏ triệu chứng mất ngủ
Biện pháp y khoa hiện đại
Trong một số trường hợp mất ngủ mạn tính, bạn có thể được chỉ định dùng một số loại thuốc ngủ đặc trị như thuốc ngủ Benzodiazepin, thuốc ngủ dẫn xuất Acid Barbituric,...
Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc ngủ thường có rất nhiều tác dụng phụ như suy giảm chức năng gan thận, quen thuốc hoặc thậm chí có thể gây nghiện. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý thay đổi liều, tránh hiện tượng quá liều.
Sử dụng thảo dược thiên nhiên trong hỗ trợ điều trị triệu chứng mất ngủ
Từ xa xưa, việc sử dụng các thảo mộc thiên nhiên đã được dân gian sử dụng rất rộng rãi trong điều trị các triệu chứng mất ngủ. Một số vị thuốc như hợp hoan bì hay táo nhân có tác dụng an thần, gây ngủ rất tốt và rất ít tác dụng phụ. Các vị thuốc này cũng có trong nhiều các sản phẩm dưỡng tâm, an thần. Kế thừa tinh hoa văn hóa y học cổ truyền và ứng dụng công nghệ lượng tử (Quantum), các nhà khoa học của đã cho ra đời sản phẩm Kim Thần Khang có thành phần chính từ Hợp hoan bì (vỏ của cây hợp hoan) giúp cải thiện tâm trạng bằng cách cân bằng lại hormone trong cơ thể chúng ta, đồng thời làm dịu hệ thần kinh, giảm mất ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm do suy nhược thần kinh hiệu quả và an toàn.
Kim Thần Khang - Xu hướng mới trong hỗ trợ điều trị mất ngủ được các chuyên gia khuyên dùng
Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thể hiểu hơn về các triệu chứng mất ngủ và tìm được biện pháp điều trị mất ngủ hiệu quả, phù hợp. Mọi thắc mắc vui lòng để lại bình luận phía bên dưới để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp!
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/how-to-fall-back-asleep
https://www.healthline.com/health/how-to-go-back-to-sleep#tips