Trầm cảm ở tuổi dậy thì (từ 11-14 tuổi) là cụm từ khóa sở hữu lượt tìm kiếm cao trong thời gian gần đây. Bởi ngày càng có nhiều sự việc thương tâm xảy ra liên quan trực tiếp đến chứng bệnh này. Khủng hoảng tuổi dậy thì không chỉ là cơn ác mộng đối với con, mà còn là nỗi lo lắng của cha mẹ. Vậy, phải làm sao để trở thành người bạn đồng hành, giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn này? Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết sau!

Trầm cảm ở tuổi dậy thì là gì?

Tại Việt Nam, năm 2010, Sở Y tế Hà Nội tiến hành nghiên cứu trên 1202 học sinh tiểu học và trung học cơ sở, xác định tỷ lệ học sinh từ 10 - 16 tuổi có vấn đề về sức khỏe tâm thần là 19,46%. Đáng lưu ý, trong số các ca tự sát có 10% ở độ tuổi 10 - 17. Hiện nay, chưa có con số thống kê cập nhật đầy đủ về bệnh trầm cảm của trẻ ở giai đoạn dậy thì từ 11 - 14 tuổi.

Trầm cảm ở tuổi 14 hay lứa tuổi dậy thì nói chung là một rối loạn tâm thần gây ra bởi cảm giác buồn chán kéo dài và mất hứng thú trong các hoạt động thường ngày. Bệnh không những ảnh hưởng tới suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ mà còn gây ra hàng loạt vấn đề về cảm xúc, sức khỏe.

Tram-cam-o-tuoi-day-thi-Benh-ly-tiem-an-nhieu-nguy-hiem

Trầm cảm ở tuổi dậy thì - Bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Dấu hiệu điển hình của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

Giai đoạn dậy thì là thời kỳ trẻ phải đối mặt với nhiều sự thay đổi về cảm xúc và sinh lý. Dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở tuổi 13 - 14 bao gồm:

- Thường xuyên cảm thấy tội lỗi, vô dụng, tự ti về bản thân.

- Cảm xúc rối loạn, cáu gắt khó chịu.

- Dễ xảy ra mâu thuẫn với gia đình và bạn bè.

- Thường xuyên suy nghĩ hoặc hành động tự làm tổn thương bản thân, thậm chí là tự tử.

- Thất vọng và nổi giận chỉ vì những vấn đề nhỏ.

- Thường xuyên cảm thấy buồn bã, trẻ la hét, khóc lóc mà không rõ lý do.

- Mất hứng thú hoặc niềm vui trong học tập, các hoạt động thông thường.

- Gặp khó khăn khi suy nghĩ, tập trung, đưa ra quyết định và ghi nhớ mọi thứ.

- Thay đổi khẩu vị như cảm giác chán ăn, thèm ăn quá mức.

Tre-bi-tram-cam-thuong-roi-loan-cam-xuc-hay-cau-gat-kho-chiu

Trẻ bị trầm cảm thường rối loạn cảm xúc, hay cáu gắt khó chịu

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

Trầm cảm ở tuổi dậy thì khiến tâm lý trẻ rơi vào trạng thái khủng hoảng, bất an, nếu không phát hiện kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này có thể kể đến như sau:

Do rối loạn hormone trong cơ thể

Khi cơ thể bước vào giai đoạn dậy thì từ 11 - 14 tuổi, các hormone sẽ có sự biến đổi đáng kể. Hormone trong cơ thể đa phần đều được sản xuất tại não bộ và các cơ quan sinh dục, tuy nhiên quá trình này có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý. Nếu cơ thể trẻ có sự thay đổi bất thường về nồng độ cortisol hoặc hormone tuyến giáp tăng trưởng quá nhiều có thể khiến rơi vào trầm cảm.

Thời điểm tâm sinh lý có những thay đổi

Giai đoạn dậy thì từ 11 - 14 tuổi, trẻ phải đối mặt với thay đổi tâm sinh lý kể cả tinh thần lẫn thể chất. Nếu gặp quá nhiều áp lực từ việc học hành, thi cử hay chuyện tình cảm dồn nén kéo dài sẽ khiến trẻ rối loạn gây ra các bệnh tâm lý ở tuổi dậy thì. Biểu hiện thường gặp nhất là trẻ mệt mỏi, lo âu, buồn phiền, cáu gắt và đặc biệt rất sợ tiếp xúc với mọi người.

Thiếu sự cảm thông

Tuổi dậy thì với nhiều sự thay đổi về cảm xúc và ngoại hình, khiến nhiều trẻ rơi vào tâm lý lo sợ, hoang mang, tự ti với những thay đổi của bản thân. Nếu không nhận được sự cảm thông, tư vấn và giúp đỡ từ cha mẹ, thầy cô, dễ khiến trẻ gặp nhiều khó khăn, gây ức chế tâm lý dẫn đến chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì.

Áp lực trong học tập

Việc chịu áp lực lớn về điểm số học tập bởi sự kỳ vọng quá mức từ cha mẹ sẽ làm trẻ cảm thấy lo lắng, buồn phiền. Căng thẳng kéo dài, không nhận được sự chia sẻ và đồng hành từ mọi người xung quanh, vô tình khiến trẻ rơi vào trầm cảm.

Ap-luc-hoc-tap-qua-cao-co-the-khien-tre-co-nguy-co-cao-mac-chung-tram-cam

Áp lực học tập quá cao có thể khiến trẻ có nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm

Gia đình thiếu hạnh phúc

Gia đình là nơi ươm mầm cho con trẻ, nếu cha mẹ sống không hạnh phúc, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, hoặc ly hôn sẽ khiến trẻ bị tổn thương tâm lý, thậm chí nhiều trường hợp nảy sinh ý định tự tử vì lo sợ bố mẹ sẽ bỏ rơi mình.

Cha mẹ cần làm gì khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu trầm cảm?

Trầm cảm tuổi dậy thì là cơn ác mộng không chỉ với trẻ mà còn khiến nhiều phụ huynh lo sợ. Vậy phải làm sao để giúp con vượt qua giai đoạn khủng hoảng này, hãy tham khảo các gợi ý sau:

Trao đổi với con

Khi nhận thấy con có biểu hiện trầm cảm, cha mẹ nên trò chuyện với con như những người bạn. Phụ huynh có thể bắt đầu câu chuyện bằng nhiều cách để giúp trẻ cảm thấy gần gũi và mở lòng hơn. Ngoài ra, cha mẹ nên đưa trẻ ra ngoài khám phá cuộc sống hoặc du lịch tới miền đất mới để có nhiều trải nghiệm thú vị, vượt qua giai đoạn khủng hoảng tuổi dậy thì.

Gỡ rối vướng mắc

Để giúp trẻ vượt qua giai đoạn trầm cảm ở tuổi dậy thì, trước hết phải gỡ rối các vướng mắc mà trẻ đang phải đối mặt. Ví dụ, bố mẹ nên giảm áp lực học tập cho trẻ, không nên đặt kỳ vọng quá cao, cần cho trẻ cảm nhận được tình cảm yêu thương của bố mẹ và người thân khác. Việc giải quyết nguyên nhân khiến trẻ cảm thấy lo lắng, sợ hãi là phương pháp chữa trầm cảm hiệu quả nhất.

Trang bị kiến thức cho con

Nhiều cha mẹ thường chủ quan, không quan tâm đến việc giáo dục giới tính. Các bậc phụ huynh nên giải thích cho trẻ một cách dễ hiểu nhất về những cảm xúc, sự thay đổi về tâm sinh lý, đặc biệt là tâm lý tuổi dậy thì ở con gái có thể gặp phải để trẻ hiểu rõ và tránh trường hợp cảm thấy lo sợ, hoảng loạn vì thiếu hiểu biết.

Phu-huynh-nen-trang-bi-cho-con-nhung-kien-thuc-tam-sinh-ly-tuoi-day-thi

Phụ huynh nên trang bị cho con những kiến thức tâm sinh lý tuổi dậy thì

Gặp chuyên gia tư vấn

Một trong những phương pháp hiệu quả nhất để chữa lành chứng trầm cảm ở trẻ từ 11-14 tuổi là trị liệu cảm xúc. Khi tâm trạng lo lắng, bất an của trẻ trở nên nghiêm trọng, cha mẹ nên đưa con đến gặp chuyên gia tâm lý để được tư vấn. Các chuyên gia sẽ tiến hành liệu pháp tâm lý để hướng trẻ đến những điều tích cực, khích lệ và động viên để trẻ có thể vượt qua chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì.

Cách chữa trầm cảm ở tuổi dậy thì nhờ thảo dược tự nhiên

Bên cạnh những lời khuyên kể trên, để nhanh chóng đẩy lùi được chứng bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì hay trầm cảm ở học sinh THCS, các bậc phụ huynh nên quan tâm sát sao đến con em của mình, thay đổi lối sống và chế độ sinh hoạt, ăn uống, học tập của trẻ. Trầm cảm ở tuổi dậy thì xuất phát từ nguyên nhân cốt lõi là do hệ thống thần kinh và não bộ bị suy yếu, rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là tình trạng thiếu dưỡng chất và serotonin ở não bộ. 

Hiện nay, các nhà khoa học trong nước đã nghiên cứu và tìm ra được phương pháp có thể tác động đến nguyên nhân cốt lõi gây ra trầm cảm ở tuổi dậy thì nhờ thảo dược tự nhiên hợp hoan bì. Hợp hoan bì là vị dược liệu đã được nghiên cứu nhiều cả ở trong nước và nước ngoài, điển hình như nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc năm 2015 đã nhận thấy: “Hợp hoan bì đem lại tác dụng tăng cường sức khỏe thần kinh nhờ cơ chế kích thích não bộ tăng tiết serotonin”. Kế thừa những nghiên cứu này, các nhà khoa học Việt Nam đã kết hợp hợp hoan bì với nhiều loại thảo dược như: Ngũ vị tử, hồng táo, viễn chí, uất kim, táo nhân… để tạo nên sản phẩm hữu ích giúp cải thiện chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì.

Hợp hoan bì là giải pháp thảo dược hữu hiệu dành cho chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì

Hợp hoan bì là giải pháp thảo dược hữu hiệu dành cho chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì

Trầm cảm ở tuổi dậy thì là bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe và tinh thần của trẻ. Do đó, phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn khi trẻ được chẩn đoán trầm cảm và cố gắng để trở thành chỗ dựa vững vàng cho trẻ sớm vượt qua chứng bệnh này. Để biết thêm các thông tin liên quan đến bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì và sản phẩm thảo dược hỗ trợ, bạn đọc hãy để lại thông tin liên hệ bên dưới để được chuyên gia giải đáp sớm nhất.

Tài liệu tham khảo:

https://www.verywellmind.com/depression-during-puberty-1067561

https://www.nami.org/Blogs/NAMI-Blog/May-2018/Is-It-a-Mental-Health-Problem-Or-Just-Puberty

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/teen-depression/symptoms-causes/syc-20350985