Trầm cảm ở học sinh là một thực trạng đáng báo động trong xã hội hiện nay. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở học sinh. Nếu tình trạng này không được giải quyết, nó có thể sẽ gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.

Thực trạng trầm cảm ở học sinh trong xã hội hiện nay

Trầm cảm là tình trạng rối loạn tâm lý, nó khiến người bệnh luôn sống trong cảm giác buồn chán, u sầu, mất dần các hứng thú với cuộc sống xung quanh. 

Trong đó tình trạng trầm cảm ở học sinh đang trở thành mối đe dọa lớn, khi mà nó ngày càng phổ biến trong xã hội ngày nay. Theo một số báo cáo về sức khỏe vị thành niên thế giới thì cứ 10 trẻ lại có 1 trẻ bị trầm cảm khi 16 tuổi.

Tại Việt Nam, theo khảo sát có đến 19% học sinh bậc tiểu học và trung học cơ sở có vấn đề về sức khỏe tâm thần nói chung. Trong số các ca tự sát thì có đến 10% số ca trong độ tuổi từ 10-17 tuổi.

Vì vậy trầm cảm ở học sinh là một thực trạng đáng báo động mà cha mẹ và mọi người xung quanh cần đặc biệt chú ý để tránh gây ra hậu quả đáng tiếc.

Ty-le-tram-cam-o-hoc-sinh-ngay-cang-tang-cao-trong-xa-hoi-ngay-nay.

Tỷ lệ trầm cảm ở học sinh ngày càng tăng cao trong xã hội ngày nay

Dấu hiệu cảnh báo trầm cảm ở học sinh hiện nay

Trong cuộc sống hiện nay, một số bậc cha mẹ thường bận rộn với công việc mà không có nhiều thời gian dành cho gia đình và con cái. Điều này vô tình khiến cho các dấu hiệu trầm cảm ở học sinh bị bỏ qua mà không hề hay biết.

Đôi khi chính bản thân trẻ cũng không nhận ra mình đang tiến gần hơn đến bệnh trầm cảm.

Một số dấu hiệu trầm cảm ở học sinh cần được quan tâm và chú ý như sau:

  • Trẻ bị mất ngủ hoặc khó ngủ trong một thời gian dài.
  • Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, vận động chậm chạp…
  • Khó tập trung để hoàn thành mọi việc, cho dù đó là việc đơn giản
  • Trẻ luôn có cảm xúc buồn bã, chán nản, hay suy nghĩ tiêu cực, bi quan về cuộc sống.
  • Mất dần hứng thú với các sở thích trước đây.
  • Ít nói chuyện, chơi đùa với mọi người xung quanh, tự cô lập bản thân.
  • Luôn cảm thấy thất vọng và tự ti về bản thân mình.
  • Thường xuyên cảm thấy bứt rứt, lo lắng, bực bội vô cớ.
  • Đã từng hoặc có suy nghĩ về cái chết, có ý định tự sát.

Cac-dau-hieu-tram-cam-cua-tre-duoc-the-hien-qua-cac-hanh-dong-hang-ngay.

Các dấu hiệu trầm cảm của trẻ được thể hiện qua các hành động hàng ngày

Cha mẹ cần quan tâm đến các dấu hiệu trầm cảm kể trên hoặc những thay đổi bất thường trong hành vi, suy nghĩ và lối sống hàng ngày của trẻ. Từ đó phòng ngừa nguy cơ trầm cảm ở học sinh cho con cái của mình.

Nguyên nhân chủ yếu gây trầm cảm ở học sinh

Trầm cảm ở học sinh có thể khởi phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong cuộc sống. Nếu như xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ góp phần tích cực trong điều trị bệnh.

Nguyên nhân từ bên ngoài gây ra trầm cảm ở học sinh

Có rất nhiều nguyên nhân từ bên ngoài tác động vào tâm lý của trẻ gây ra trầm cảm ở tuổi học sinh. Trong đó áp lực học hành từ gia đình, nhà trường và xã hội đã góp một phần không nhỏ vào sự hình thành hành vi tâm lý của trẻ, dẫn đến trầm cảm tuổi học đường.

Cùng với đó là sự thiếu quan tâm, chia sẻ từ gia đình, sự áp đặt suy nghĩ của cha mẹ đã vô tình tạo ra áp lực rất lớn lên đôi vai nhỏ bé của trẻ. Sự căng thẳng, áp lực dồn nén lâu ngày, khiến trẻ sinh ra các cảm xúc tiêu cực và dần dần khiến trẻ bị lún sâu vào căn bệnh trầm cảm khó lòng thoát ra được.

Ap-luc-tu-hoc-tap-thi-cu-khien-tre-luon-trong-trang-thai-lo-lang-cang-thang.

Áp lực từ học tập, thi cử khiến trẻ luôn trong trạng thái lo lắng, căng thẳng

Nguyên nhân trầm cảm xuất phát từ bản thân học sinh

Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân bên ngoài gây ra trầm cảm ở học sinh đã được mổ xẻ và phân tích. Nhưng ít ai biết được nguyên nhân sâu xa của căn bệnh này, bắt nguồn từ sự thiếu hụt dưỡng chất cung cấp cho các tế bào thần kinh và não bộ. Điều này giải thích lý do vì sao người mắc bệnh trầm cảm luôn trong trạng thái uể oải, mệt mỏi và khó tập trung vào một vấn đề nào đó.

Cùng với đó, sự thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở học sinh. Vì thế trẻ mắc bệnh trầm cảm thường có tâm lý bất ổn, tâm trạng thay đổi thất thường và gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc của bản thân.

Những nguy hại khôn lường của trầm cảm ở học sinh

Trên thực tế, trầm cảm ở học sinh có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe thể chất và thậm chí là tính mạng của trẻ. Nếu không phát hiện và có những giải pháp khắc phục sẽ khiến bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Những nguy cơ mà trầm cảm ở học sinh có thể gây ra đối với trẻ, bao gồm:

  • Ảnh hưởng đến học tập: Trầm cảm kéo dài khiến trẻ dễ bị mất tập trung, trí nhớ giảm sút, dẫn đến chất lượng học tập bị giảm sút đáng kể.
  • Ảnh hưởng đến cuộc sống: Trầm cảm không chỉ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hiện tại, mà nó còn gây ra nhiều hệ lụy đến sự phát triển của trẻ trong tương lai.
  • Ảnh hưởng đến các mối quan hệ: Trầm cảm là nguyên nhân khiến trẻ mất dần các mối quan hệ bạn bè và xã hội. Bởi vì khi bị trầm cảm, trẻ thường có biểu hiện xa lánh, không muốn giao tiếp, nói chuyện với bất kỳ ai.
  • Ảnh hưởng đến tính mạng: Nếu tình trạng trầm cảm ở học sinh không được can thiệp hỗ trợ sớm sẽ khiến cho trẻ có những suy nghĩ tiêu cực, dẫn đến tự sát.

Tram-cam-keo-dai-khien-tre-thuong-co-suy-nghi-tu-lam-hai-ban-than

Trầm cảm kéo dài khiến trẻ thường có suy nghĩ tự làm hại bản thân

Đâu là giải pháp cho trầm cảm ở học sinh?

Trầm cảm ở học sinh nếu được phát hiện sớm và được điều trị phù hợp sẽ đem lại nhiều kết quả tích cực. Tùy thuộc vào mức độ, nguyên nhân gây ra bệnh mà các chuyên gia sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho trẻ.

Điều trị trầm cảm ở học sinh bằng liệu pháp tâm lý

Hiện nay phương pháp điều trị trầm cảm ở học sinh bằng cách trị liệu tâm lý được áp dụng khá phổ biến. Đây là phương pháp trò chuyện trực tiếp giữa người bệnh và chuyên gia tâm lý. Qua các cuộc trò chuyện, chuyên gia tâm lý sẽ sử dụng những kỹ thuật chuyên môn để tìm hiểu các vấn đề mà người bệnh đang gặp phải, từ đó tháo gỡ và giải quyết các nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm.

Ưu điểm của phương pháp trị liệu tâm lý đó là bệnh nhân có thể không cần sử dụng thuốc chữa trầm cảm, nên hạn chế được tối đa các tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra. Đồng thời phương pháp này còn giúp hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.

Thuốc Tây y chữa trầm cảm ở học sinh

Sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm là phương pháp không được đánh giá cao vì nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe người bệnh. Bên cạnh đó, các loại thuốc này không giải quyết được nguyên nhân gây bệnh mà chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh.

Thuốc chống trầm cảm chỉ được cân nhắc sử dụng khi bệnh chuyển biến nặng hoặc người bệnh có những hành vi làm hại đến bản thân mình và người xung quanh. Vì thế, bất kỳ ai cũng không được tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Các loại thảo dược bồi bổ thần kinh và tăng cường chất dẫn truyền thần kinh

Bởi vì nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh trầm cảm là sự suy giảm chất dinh dưỡng của hệ thần kinh và thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh serotonin. Do đó người mắc bệnh trầm cảm nên bổ sung các loại thảo dược như hợp hoan bì, táo nhân, hồng táo, uất kim… Từ đó hỗ trợ cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh, giảm triệu chứng mất ngủ do trầm cảm, dần dần đẩy lùi được căn bệnh trầm cảm ở học sinh.

Hop-hoan-bi-co-tac-dung-tang-cuong-san-xuat-chat-dan-truyen-than-kinh-serotonin-ho-tro-day-lui-benh-tram-cam-o-hoc-sinh.

Hợp hoan bì có tác dụng tăng cường sản xuất chất dẫn truyền thần kinh serotonin, hỗ trợ đẩy lùi bệnh trầm cảm ở học sinh

Lời khuyên cho cha mẹ khi con cái có dấu hiệu trầm cảm

Khi trẻ có các dấu hiệu trầm cảm, đầu tiên cha mẹ nên tìm hiểu về bệnh trầm cảm ở học sinh và tham khảo ý kiến của các chuyên gia tâm lý để cùng tìm ra cách điều trị phù hợp nhất cho trẻ.

Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để đồng hành, tâm sự và chia sẻ với con. Cố gắng kết nối con với mọi người trong gia đình. Ngoài ra cha mẹ cũng cần phải phối hợp với chuyên gia tâm lý trong suốt quá trình điều trị của con.

Như vậy có thể nói trầm cảm ở học sinh là một vấn đề phổ biến trong xã hội ngày nay. Tuy nhiên nếu cha mẹ phát hiện sớm và tìm ra cách điều trị phù hợp sẽ giúp con nhanh chóng vượt qua căn bệnh này. 

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh trầm cảm ở học sinh, hãy để lại bình luận bên dưới để các chuyên gia tư vấn cụ thể và giải đáp thắc mắc cho bạn.

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinichealthsystem.org/hometown-health/speaking-of-health/college-students-and-depression

https://kidshealth.org/en/parents/depression-factsheet.html