Bệnh trầm cảm ở học sinh là vấn đề nghiêm trọng phổ biến hiện nay nhưng việc điều trị vẫn chưa được quan tâm đúng mực. Vấn đề này kéo dài gây nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe và tinh thần của các em học sinh, thanh thiếu niên. Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh trầm cảm ở học sinh.
Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm ở học sinh
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm ở học sinh, có thể xuất phát từ những yếu tố bên trong và bên ngoài khác nhau.
Thay đổi hormone trong cơ thể
Lứa tuổi học sinh là giai đoạn cơ thể đang phát triển nhanh chóng các hormone sinh dục nên nảy sinh nhiều trạng thái cảm xúc tình cảm, có nguy cơ bị rối loạn tâm thần. Điều này khiến nhiều học sinh rơi vào trạng thái dễ nổi nóng, tâm lý thay đổi, cộng thêm những áp lực từ học hành, bố mẹ, thầy cô, bạn bè… là lý do khiến tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm ngày một gia tăng.
Áp lực học hành thi cử
Sức ép học tập quá lớn, đặc biệt vào mùa thi cử sẽ khiến nhiều học sinh trở nên lo lắng, tinh thần bị rối loạn, căng thẳng. Chính những áp lực học tập này khiến các em trở nên lo sợ, tự ti và tự dằn vặt bản thân trước kết quả không được như ý muốn. Giai đoạn này, bố mẹ và thầy cô cần động viên con trẻ nhiều hơn nữa thay vì trách cứ, đánh mắng để tránh tình trạng trẻ cảm thấy chán nản và có xu hướng tìm đến biện pháp tiêu cực để xử lý vấn đề.
Căn bệnh trầm cảm ở học sinh có thể là do sức ép học tập quá lớn
Thói quen xấu
Những thói quen xấu xuất hiện ngay trong môi trường học đường như: Nghiện game, bạo lực học đường, lười tập thể dục,… sẽ làm trẻ dễ rơi vào trạng thái tiêu cực, nếu ở mức độ cao dễ dẫn tới bệnh trầm cảm. Điều nguy hiểm là trầm cảm có nguy cơ tái phát, đợt sau thường diễn biến phức tạp hơn đợt trước. Thậm chí, nhiều học sinh đã chọn đến cái chết để giải thoát cho bản thân.
Chưa nhận được sự quan tâm đúng cách từ gia đình
Ngày nay, việc chạy theo thành tích khiến phụ huynh kỳ vọng quá nhiều vào kết quả học tập của con cái. Tuy nhiên, điều đó đồng nghĩa với việc cha mẹ phải quan tâm sâu sắc tới việc học và sinh hoạt của con, chứ không nên áp đặt vô nghĩa. Khắt khe và yêu cầu quá nhiều vào kết quả học tập mà không đồng hành chia sẻ cùng con có thể là nguyên nhân khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, áp lực. Điều này kéo dài dần dần sẽ có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm ở thanh thiếu niên, học sinh.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, trầm cảm ở học sinh còn có một nguyên nhân sâu xa quan trọng nữa đó chính là sự thiếu hụt serotonin, dinh dưỡng cho não bộ và các hoạt động của hệ thần kinh. Đặc biệt, serotonin là chất hoá học trong cơ thể tác động đến cảm xúc, tinh thần và giấc ngủ của tất cả mọi người. Do đó, sự suy giảm nồng độ chất này trong não bộ có thể làm các em học sinh stress, mất ngủ và suy nghĩ tiêu cực nhiều hơn.
Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh
Hiện nay, tỷ lệ học sinh mắc trầm cảm ngày càng gia tăng do áp lực học tập, thi cử đè nặng. Những dấu hiệu trầm cảm ở học sinh điển hình dưới đây sẽ giúp bố mẹ sớm phát hiện vấn đề của con mình và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Mệt mỏi - Dấu hiệu điển hình của bệnh trầm cảm ở học sinh
Khi mắc trầm cảm, các em học sinh thường có biểu hiện mệt mỏi, uể oải, nhất là vào những giờ học buổi sáng. Cảm giác mệt mỏi này có thể giảm bớt khi về chiều nhưng vẫn gây khó chịu rõ rệt. Sự mệt mỏi chính là yếu tố làm kết quả học tập ngày càng giảm sút và có thể gây ra nhiều bệnh lý khác.
Khi mắc trầm cảm, các em học sinh thường có biểu hiện mệt mỏi
Gặp khó khăn trong việc tập trung
Khi rơi vào trầm cảm, các em học sinh khó có thể tập trung vào bất cứ thứ gì, khó ghi nhớ những kiến thức thầy cô truyền đạt. Vì vậy mà kết quả học tập giảm sút rõ rệt, có những em thi trượt tất cả các môn, mặc dù học kỳ trước còn là học sinh giỏi.
Cảm giác buồn chán
Khi mắc trầm cảm, nhiều học sinh luôn thấy cảm giác bứt rứt, khó chịu và thường xuyên lo lắng không có lý do. Tâm lý không ổn định, căng thẳng, mệt mỏi khiến các em khó chịu, dễ buồn chán với những vấn đề bình thường nhất.
Tự hành hạ bản thân
Nhiều học sinh khi rơi vào trầm cảm thường tự gây tổn thương đến bề mặt của cơ thể bằng việc cấu xé, rạch cổ tay, cánh tay… Người bệnh xem đây là một cách để đối phó và chống lại những nỗi đau, áp lực tinh thần kéo dài mà không tìm được sự sẻ chia, không giải tỏa được.
Xuất hiện ý định tự sát
Các em học sinh khi phải sống tháng ngày đen tối, suy nghĩ tiêu cực, đều xuất hiện suy nghĩ muốn tự tử để giải thoát cho bản thân. Do đó, bố mẹ cần đồng hành cùng con nhiều hơn, lắng nghe những câu chuyện trẻ chia sẻ để thấu hiểu và đưa ra lời khuyên có ích đúng lúc.
Buồn chán không có lý do là biểu hiện điển hình của bệnh trầm cảm ở học sinh
Phương pháp phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện trầm cảm ở học sinh
Hiện nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và áp lực học tập lớn khiến cho tình trạng trầm cảm ở học sinh ngày càng gia tăng. Sự hiểu biết và quan tâm chưa chính xác của các cặp bố mẹ với tình trạng sức khỏe tinh thần ở tuổi học trò có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Bố mẹ có thể tham khảo một số phương pháp giúp vượt qua trầm cảm ở thanh thiếu niên hiệu quả mà không cần dùng thuốc sau đây:
- Tập thể dục, chơi thể thao: Vận động thể chất hàng ngày giúp học sinh chống lại stress, căng thẳng trong học tập. Bởi khi cơ thể vận động, các chất dẫn truyền endorphin và dopamin được giải phóng giúp tâm trạng trở nên hưng phấn.
- Chế độ ăn uống: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế sử dụng bia rượu, các chất kích thích. Bổ sung các thực phẩm chứa omega-3 (cá ngừ, cá hồi) và axit folic (rau bina, quả bơ) giúp giảm nhẹ triệu chứng trầm cảm.
- Tham gia các hoạt động cộng đồng: Ở lứa tuổi học sinh, bố mẹ nên cho con cái tham gia các hoạt động cộng đồng ý nghĩa như trồng cây xanh, giúp đỡ trẻ em nghèo hay những chương trình ý nghĩa khác để các em cởi mở hơn và học hỏi được nhiều điều tốt đẹp.
- Tích cực làm những công việc yêu thích: Các em học sinh nên được thoải mái làm những việc yêu thích như đọc sách, chơi thể thao, nấu ăn hay đi du lịch để thoải mái tinh thần, giải tỏa căng thẳng sau những giờ học vất vả.
- Quan tâm và chia sẻ đúng cách: Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp đẩy lùi chứng bệnh trầm cảm ở học sinh. Sự quan tâm, chia sẻ đúng cách của bậc phụ huynh và thầy cô giáo sẽ là động lực giúp các em học sinh cố gắng nhiều hơn. Khi nhận thấy bản thân được quan tâm, động viên các em sẽ vượt qua được những bất ổn tâm lý và trầm cảm nhanh chóng.
Ngoài ra, trường học cũng nên tổ chức nhiều cuộc thi, sân chơi cho học sinh, giúp các em vừa học vừa chơi hiệu quả, giảm bớt sự nhàm chán và áp lực khi học quá nhiều.
Các hoạt động ngoại khóa ở trường sẽ góp phần cải thiện trầm cảm ở học sinh hiệu quả
Xua tan nỗi lo trầm cảm ở học sinh nhờ biện pháp thảo dược
Sức ép thi cử, học tập khiến trẻ em Việt Nam phải đối mặt với áp lực quá mức trong học tập, đặc biệt là ở độ tuổi học sinh. Do vậy, để phòng tránh các rủi ro và giúp trẻ được định hướng phát triển đúng đắn, các bậc phụ huynh cần quan tâm tới những biểu hiện hàng ngày của con em mình. Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu trầm cảm, bạn nên đưa con đi khám tại cơ sở y tế. Các bác sĩ chuyên khoa tâm thần sẽ cho trẻ làm test trầm cảm ở tuổi dậy thì và thực hiện thêm một số phương pháp khác để chẩn đoán tình trạng bệnh, đồng thời chỉ định biện pháp điều trị hợp lý.
Ngày nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm thảo dược tự nhiên để hỗ trợ cải thiện bệnh lý tâm thần kinh như trầm cảm, lo lắng, hoảng sợ đang được nhiều người ưu tiên lựa chọn và đem lại hiệu quả tốt. Trong số các sản phẩm trên thị trường, nổi trội hơn cả là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chiết xuất hợp hoan bì và nhiều loại dược liệu đem đến công dụng dưỡng tâm, an thần khác.
Hợp hoan bì là thảo dược có thể giải quyết được nguyên nhân cốt lõi gây nên bệnh trầm cảm ở học sinh, đó là thiếu serotonin trong não bộ. Bên cạnh đó, khi hợp hoan bì kết hợp cùng với các thảo dược khác như: Uất kim, hồng táo, táo nhân, ngũ vị tử… ngoài việc tăng cường serotonin còn bổ sung thêm chất dinh dưỡng cần thiết khác cho hoạt động của hệ thần kinh. Chính nhờ công thức thảo dược ưu Việt này mà sản phẩm đã đem lại tác dụng rất tốt trong việc giảm stress, căng thẳng, từ đó phòng ngừa và cải thiện hiệu quả chứng trầm cảm ở học sinh.
Sản phẩm chứa thành phần chính là hợp hoan bì giúp giảm stress, cải thiện trầm cảm ở học sinh
Trầm cảm ở học sinh là bệnh không thể xem thường nên quý phụ huynh cần hết sức chú ý, cần quan tâm và chia sẻ nhiều hơn nữa với con cái thay vì chỉ đặt ra kỳ vọng quá cao. Để hỗ trợ cải thiện chứng trầm cảm ở học sinh, giảm căng thẳng stress sau những giờ học, bố mẹ có thể bổ sung thêm cho con sản phẩm thảo dược có thành phần chính là chiết xuất từ hợp hoan bì giúp tăng cường sức khỏe thần kinh. Học tập tốt, mạnh khỏe và luôn có tinh thần vui vẻ sẽ mang lại cho các em học sinh một tương lai tốt đẹp hơn.
Nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp về tình trạng trầm cảm ở học sinh hay thông tin về sản phẩm thảo dược hỗ trợ, vui lòng để lại số điện thoại hoặc comment bên dưới để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất!
Tài liệu tham khảo
https://www.pridesurveys.com/index.php/blog/signs-of-depression-in-students/
https://www.nami.org/Blogs/NAMI-Blog/September-2021/What-Are-the-Warning-Signs-of-Depression-in-College-Students
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/teen-depression/symptoms-causes/syc-20350985