Hiện nay, tình trạng trầm cảm ở học sinh đang có xu hướng ngày càng gia tăng khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh phát hiện sớm và có những giải pháp phù hợp nhất giúp cải thiện tình trạng bệnh của trẻ nhỏ.

Trầm cảm ở học sinh là gì?

Trầm cảm ở học sinh hay trầm cảm học đường đang là căn bệnh phổ biến nhất ở lứa tuổi học sinh. Trẻ mắc bệnh này thường lo lắng, căng thẳng quá mức ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ nhỏ. Tình trạng này kéo dài trong suốt quá trình trẻ tham gia học tập tại trường. 

Việc phụ huynh nhận biết sớm nguyên nhân gây bệnh giúp quá trình điều trị, cải thiện bệnh tốt và nhanh chóng hơn. Các nguyên nhân gây trầm cảm ở trẻ nhỏ bao gồm:

  • Rối loạn các hóa chất trong não bộ
  • Các loại hormone dẫn truyền thần kinh bị mất cân bằng
  • Di truyền gia đình
  • Ký ức tuổi thơ
  • Suy nghĩ tiêu cực

Trong số các nguyên nhân ấy, nguyên nhân cốt lõi gây ra trầm cảm ở học sinh là do thiếu chất dẫn truyền thần kinh serotonin và các chất dinh dưỡng cho tế bào não bộ. 

Nguyen-nhan-gay-tram-cam-o-hoc-sinh-cua-tre-rat-nhieu-nguyen-nhan-cot-loi-la-do-thieu-chat-dan-truyen-serotonin

Nguyên nhân gây trầm cảm ở học sinh của trẻ rất nhiều, nguyên nhân cốt lõi là do thiếu chất dẫn truyền serotonin

10 dấu hiệu trầm cảm ở học sinh phụ huynh cần phải nắm chắc

Chỉ một sự thay đổi nhỏ ở trẻ đều có thể là dấu hiệu trầm cảm ở học sinh. Dưới đây là 10 dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở trẻ mắc trầm cảm bố mẹ cần đặc biệt lưu ý.

Thường xuyên cảm thấy cáu giận

Trẻ trong giai đoạn này đang phải chịu nhiều áp lực trong học tập. Điều này khiến trẻ nhỏ luôn trong trạng thái nóng tính, dễ cáu giận, kích động vô cớ, không kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Trẻ nhỏ có thể sẽ xuất hiện những hành động mất kiểm soát như la hét, ném đồ, tự làm tổn thương bản thân cũng như người xung quanh.

Cảm thấy vô dụng, mất ý nghĩa sống

Nếu trẻ nhỏ xuất hiện những suy nghĩ chán nản về cuộc đời, luôn cảm thấy bản thân vô dụng, không có giá trị, cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa thì phụ huynh nên cẩn thận. Đây rất có thể là một dấu hiệu của chứng trầm cảm ở học sinh.

Cảm thấy buồn vô cớ

Trẻ mắc trầm cảm ở học sinh thường xuyên ảm đạm, trầm buồn, không có sức sống mà không vì một lý do nào cả.

Tre-buon-vo-co-Mot-dau-hieu-tram-cam-o-hoc-sinh-rat-de-nhan-biet

Trẻ buồn vô cớ - Một dấu hiệu trầm cảm ở học sinh rất dễ nhận biết

Thói quen ngủ thay đổi - Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh thường thấy

Giấc ngủ của trẻ cũng là một dấu hiệu dễ nhận biết nhất. Phụ huynh nên thường xuyên quan sát giấc ngủ của trẻ. Nếu trẻ ngủ quá ít hoặc quá nhiều thì đều có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ mắc chứng trầm cảm ở học sinh.

Trở nên thèm ăn

Một bộ phận trẻ nhỏ mắc trầm cảm ở học sinh thường ăn uống quá mức, lúc nào cũng cảm thấy thèm ăn. Tình trạng này nếu kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ.

Mất hứng thú 

Trẻ nhỏ đột nhiên cảm thấy chán nản, mất hứng thú với những sở thích trước đây. Trẻ cảm thấy phiền toái, không có tâm trạng, không hứng thú với mọi thứ và rút khỏi mọi hoạt động trước đó đã tham gia.

Luôn cảm thấy mệt mỏi

Khi mắc chứng trầm cảm ở học sinh, trẻ sẽ luôn thấy bản thân mệt mỏi, lười vận động. Trẻ chỉ thấy thoải mái khi được ngồi hoặc nằm im một chỗ.

Có thái độ thù địch đối với phụ huynh và xã hội

Trẻ trở lên nổi loạn hơn, có thái độ thù địch, định kiến với cha mẹ và mọi người xung quanh một cách vô cớ. 

Thích ở một mình - Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh điển hình

Trẻ có xu hướng thích ở một mình, tự tách biệt bản thân ra khỏi gia đình và mọi người xung quanh. Trẻ thường xuyên nhốt mình trong phòng tối, thiếu ánh sáng, tránh giao tiếp với mọi người xung quanh.

Tre-mac-tram-cam-o-hoc-sinh-thich-ngoi-mot-minh-khep-kin.

Trẻ mắc trầm cảm ở học sinh thích ngồi một mình, khép kín

Tìm đến tự tử, ám ảnh bởi cái chết

Trẻ nhỏ bị bao quanh bởi những suy nghĩ tiêu cực, luôn nghĩ đến cái chết, tự sát. Những suy nghĩ này xuất hiện thường xuyên và trẻ nhỏ có xu hướng cố gắng thực hiện nó để giải tỏa được sự khó chịu, tức giận trong lòng. 

Bố mẹ cần làm gì khi thấy con có các dấu hiệu trầm cảm ở học sinh?

Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh nếu được nhận biết sớm thì hoàn toàn có thể chữa khỏi được. Khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện trầm cảm, bố mẹ có thể tham khảo những phương pháp điều trị sau:

Điều trị trầm cảm trẻ nhỏ tại nhà

Với trường hợp trầm cảm ở học sinh mới chỉ xuất hiện những triệu chứng nhẹ, phụ huynh có thể cho trẻ điều trị tại nhà. Điều quan trọng nhất là phải luôn giữ cho trẻ trong trạng thái tâm lý tích cực, thoải mái, sảng khoái nhất.

Phụ huynh có thể áp dụng những phương pháp điều trị sau:

  • Thiết lập cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều vitamin, chất khoáng, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nhanh, đồ chiên, rán nhiều dầu mỡ. 
  • Ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày, không nên thức khuya quá 23h.
  • Dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày cho việc tập luyện thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe bản thân.
  • Cân bằng giữa việc học tập và chơi. 
  • Thường xuyên quan tâm, chia sẻ, tâm sự cùng trẻ.
  • Tránh đặt ra những mục tiêu quá xa vời mà trẻ khó có thể thực hiện được.
  • Tránh tạo áp lực cho trẻ, so sánh trẻ với những đứa trẻ xung quanh.
  • Trang bị cho trẻ đủ kỹ năng để trẻ luôn được yêu mến và có thái độ ứng xử phù hợp trong học đường.
  • Thường xuyên giúp đỡ, tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với mọi người xung quanh, cùng những đứa trẻ khác tham gia vào những hoạt động, trò chơi mà chúng yêu thích.

Xay-dung-loi-song-lanh-manh-giup-qua-trinh-dieu-tri-tram-cam-o-hoc-sinh-cua-tre-nhanh-hon.

Xây dựng lối sống lành mạnh giúp quá trình điều trị trầm cảm ở học sinh của trẻ nhanh hơn

Liệu pháp tâm lý - Biện pháp cải thiện tinh thần hiệu quả

Biện pháp này được đánh giá cao về hiệu quả điều trị đối với những bệnh lý về tinh thần. Các chuyên gia sẽ trò chuyện, tâm sự để tìm ra nguyên nhân gây trầm cảm ở học sinh, từ đó đưa ra hướng giải quyết, giúp trẻ giải tỏa tâm lý, gỡ được nút thắt trong lòng. Biện pháp này sẽ giúp giải quyết triệt để bệnh, hồi phục sức khỏe một cách hoàn toàn tự nhiên, không gây hại cho trẻ.

Điều trị trầm cảm ở học sinh bằng thuốc

Đối với những trường hợp bệnh nhân vừa và nặng thì có thể cân nhắc đến việc dùng thêm thuốc tây để giảm nhẹ các triệu chứng trầm cảm ở học sinh. Phụ huynh cần đảm bảo cho trẻ uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. Không tự ý mua thuốc cho trẻ khi chưa được sự cho phép của bác sĩ điều trị.

Như đã nói ở trên, nguyên nhân cốt lõi gây ra trầm cảm ở học sinh là do thiếu chất dẫn truyền thần kinh serotonin và các chất dinh dưỡng cho tế bào não bộ. Phụ huynh có thể cho trẻ dùng thêm các sản phẩm có thành phần là cao hợp hoan bì. Thành phần này được chứng minh có tác dụng tăng cường chất dẫn truyền thần kinh serotonin - hormone hạnh phúc, giúp tăng tuần hoàn não, bổ sung các chất dinh dưỡng cho hệ thần kinh não bộ, chống oxy hóa tế bào thần kinh.

 Thành phần hợp hoan bì được nghiên cứu có tác dụng cải thiện các dấu hiệu trầm cảm ở học sinh

Trên đây là những dấu hiệu nhận biết và giải pháp điều trị trầm cảm ở học sinh mà phụ huynh cần nắm chắc. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy để lại bình luận dưới bài viết này để được tư vấn nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/326872

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14938-depression-in-children

https://www.healthline.com/health/depression/college-students