Thuốc chống trầm cảm nhẹ thường được sử dụng trong các trường hợp điều trị trầm cảm tại nhà mà vẫn có khả năng kiểm soát bệnh tốt. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần có sự theo dõi của bác sĩ chỉ định để hạn chế các tác dụng phụ mà thuốc gây ra. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về một số loại thuốc chống trầm cảm nhẹ thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh!
Tổng quan về bệnh trầm cảm
Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần, gây ra cảm xúc tiêu cực, chán nản và lo âu cho người bệnh. Người bị trầm cảm thường xuyên rơi vào trạng thái lo âu, tuyệt vọng và không có khả năng tự kiểm soát cảm xúc.
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng bệnh này là do sự mất cân bằng nồng độ serotonin khiến việc điều hoà cảm xúc trở nên khó khăn. Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng não bộ cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trầm cảm.
Người mắc chứng bệnh này nên đến gặp các bác sĩ, chuyên gia tâm lý để nhận được sự tư vấn và điều trị hợp lý nhất. Thông thường đối với người mắc trầm cảm không có những dấu hiệu bất thường, người bệnh có thể được bác sĩ khuyến cáo tự điều trị tại nhà với một số loại thuốc chống trầm cảm nhẹ.
Nguyên nhân cốt lõi gây ra chứng bệnh trầm cảm là do mất cân bằng nồng độ serotonin
Top 5 loại thuốc điều trị trầm cảm nhẹ đang được sử dụng phổ biến
Dưới đây là một số loại thuốc chống trầm cảm nhẹ thường được bác sĩ kê đơn điều trị trầm cảm. Các loại thuốc có cơ chế hoạt động khác nhau, tuy nhiên đều có chung mục đích là tăng cường hoạt động hoặc cân bằng lại các chất dẫn truyền thần kinh trung ương bao gồm serotonin, noradrenaline. Từ đó giúp người bệnh giảm cảm giác lo âu, cân bằng lại cảm xúc.
Một số loại thuốc chống trầm cảm nhẹ rất phổ biến thường được các bác sĩ kê đơn
Thuốc tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI)
Đây là loại thuốc chống trầm cảm nhẹ được sử dụng phổ biến do đem lại hiệu quả điều trị cao và không gây ra nhiều tác dụng phụ.
Thuốc tái hấp thu chọn lọc serotonin hoạt động theo cơ chế ngăn chặn sự tái hấp thu của chất dẫn truyền thần kinh trung ương. Thuốc có tác dụng chọn lọc serotonin mà không hề tác động lên các chất dẫn truyền khác. Do đó, chúng có thể giúp các tế bào não bộ nhận và gửi thông tin một cách linh hoạt, dễ dàng hơn, giúp cải thiện và ổn định tâm trạng ở người bị trầm cảm.
Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể gặp một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc như hạ đường huyết, hạ natri máu, rối loạn tiêu hoá. Đặc biệt, thuốc có thể gây rối loạn chức năng tình dục. Khi gặp các tác dụng phụ trên, người bệnh cần liên hệ cho bác sĩ điều trị để được tư vấn kịp thời.
Một số loại thuốc tái hấp thu chọn lọc serotonin phổ biến bao gồm: Citalopram, Escitalopram, Fluoxetine, Paroxetine…
Thuốc điều hoà serotonin (thuốc chẹn 5 - HT2)
Loại thuốc này có khả năng chẹn thụ thể 5 - HT2 và ức chế tái hấp thu 5 - HT giúp điều hòa nồng độ serotonin trong cơ thể, tăng cường chức năng của serotonergic và noradrenergic. Từ đó, giúp giảm cảm giác lo âu và giải tỏa căng thẳng cho người bệnh.
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc là tụt huyết áp tư thế đứng. Ngoài ra, thuốc có thể gây ra tình trạng rối loạn cương dương, rối loạn tiêu hoá, tăng cân.
Một số loại thuốc điều hoà serotonin thường gặp: Trazodone, Mirtazapine.
Thuốc ức chế quá trình tái hấp thu serotonin - noradrenaline (SNRI)
Thông thường, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin - noradrenaline hay được sử dụng để điều trị cho những trường hợp trầm cảm nặng. Bên cạnh đó, thuốc cũng được chỉ định cho những trường hợp bị rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và các trường hợp bị đau dây thần kinh mạn tính.
Thuốc hoạt động theo cơ chế ức chế quá trình tái hấp thu và làm tăng nồng độ của các chất dẫn truyền như serotonin và norepinephrine. Từ đó, giúp người bệnh ổn định tâm trạng, điều hoà cảm xúc.
Người bệnh nên sử dụng đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị mong muốn. Một số trường hợp sử dụng thuốc quá liều có thể gây phản tác dụng, làm nặng thêm tình trạng rối loạn lo âu.
Một số loại thuốc thuộc nhóm ức chế tái hấp thu serotonin - noradrenaline bao gồm: Duloxetine, Venlafaxine, Desvenlafaxine.
Lạm dụng các thuốc chống trầm cảm nhẹ và tự ý kéo dài thời gian điều trị có thể gây hại cho sức khỏe
Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs)
Sở dĩ được gọi là thuốc chống trầm cảm ba vòng bởi trong công thức cấu tạo của thuốc có chứa ba vòng thơm. Nhờ có khả năng chặn tái hấp thu chất dẫn truyền thần kinh trung ương ở khe synap, ức chế muscarinic, thuốc có tác dụng làm tăng nhanh nồng độ norepinephrine. Do đó, giúp điều chỉnh tâm trạng nhanh chóng.
Tuy nhiên, cũng chính vì khả năng tác dụng nhanh và mạnh như vậy, thuốc dễ gây độc và gây ra nhiều tác dụng phụ hơn các loại thuốc chống trầm cảm nhẹ khác. Một số tác dụng phụ điển hình ở loại thuốc này là rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp và tăng nhãn áp.
Một số loại thuốc thuộc nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng bao gồm: Amitriptyline, Doxepin, Trimipramine…
Thuốc ức chế Monoamine Oxidase (MAOIs)
Đây là một loại thuốc chống trầm cảm nhẹ phổ biến. Loại thuốc này thường được các bác sĩ kê đơn trước khi có mặt thuốc tái hấp thu chọn lọc serotonin.
Trong não có một loại enzyme là monoamine oxidase. Loại enzyme này có khả năng phân huỷ và phá vỡ các chất dẫn truyền thần kinh trung ương như serotonin. Do đó, làm giảm nồng độ serotonin trong cơ thể gây mất cân bằng cảm xúc của người bệnh. Thuốc MAOIs gây tác dụng bằng cách ức chế hoạt động của enzyme này, giúp hạn chế sự phân huỷ của serotonin và làm tâm trạng ổn định.
Một số phản ứng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc ức chế Monoamine Oxidase là mờ mắt, rối loạn tiêu hoá, tăng huyết áp, mất ngủ.
Lưu ý khi sử dụng các thuốc chống trầm cảm tại nhà
Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc chống trầm cảm khi có chỉ định của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ và đạt hiệu quả điều trị mong muốn.
Trong trường hợp quên liều, người bệnh tuyệt đối không nên uống bù liều hoặc uống gấp đôi vì có thể sẽ gây quá liều và ngộ độc thuốc. Những trường hợp trầm cảm nặng nên được theo dõi sát sao trong quá trình điều trị. Bởi lẽ thuốc chống trầm cảm có thể phản tác dụng và làm nặng thêm các triệu chứng ở những người bệnh này. Người bệnh cũng không nên quá lạm dụng thuốc để hạn chế tối đa những tác dụng phụ mà thuốc chống trầm cảm mang lại.
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, người bệnh cũng có thể sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần như hợp hoan bì, táo nhân. Đây được xem là những thảo dược quý trong hỗ trợ điều trị trầm cảm, cân bằng nồng độ serotonin trong cơ thể, giúp giải tỏa căng thẳng rất hiệu quả. Không những thế, các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên lại ít gây tác dụng phụ và dễ sử dụng.
Các hoạt chất có trong hợp hoan bì có khả năng cân bằng nồng độ serotonin và cải thiện tâm trạng lo lâu rất hiệu quả
Trầm cảm nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Việc sử dụng thuốc nên tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm nhẹ, người bệnh cũng có thể bổ sung thêm sản phẩm thảo dược có hợp hoan bì là thành phần chính mỗi ngày để thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về các loại thuốc chống trầm cảm nhẹ để có thể sử dụng thuốc hiệu quả hơn, hạn chế được những tác dụng phụ khi sử dụng. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy để lại bình luận phía dưới để được các chuyên gia tư vấn miễn phí!