Serotonin còn gọi là hormone hạnh phúc, giúp cơ thể luôn vui vẻ, yêu đời. Vậy, làm thế nào để tăng cường serotonin trong cơ thể một cách dễ dàng nhất. Nếu bạn đang thắc mắc với câu hỏi trên và mong muốn tìm ra đáp án chính xác, đừng bỏ lỡ nội dung có trong bài viết sau đây!

Serotonin là gì?

Serotonin (hay còn được biết đến hydroxytryptamine-5, 5-HT) là một chất dẫn truyền thần kinh được phát hiện vào năm 1935 bởi nhà khoa học người Ý Vittorio Erspamer. 

Serotonin được tìm thấy chủ yếu trong đường tiêu hóa và hệ thống thần kinh trung ương. Khoảng 80% tổng số serotonin của cơ thể con người nằm trong ruột sử dụng để điều chỉnh chuyển động ruột, 20% còn lại được tổng hợp trong tế bào thần kinh. Serotonin có vai trò điều chỉnh tâm trạng, cảm xúc, giấc ngủ và một số yếu tố thuộc về nhận thức.

Lý do thiếu hụt serotonin hiện nay vẫn chưa được xác định rõ. Theo các chuyên gia, một số nguyên nhân tiềm ẩn gây nên tình trạng này bao gồm:

  • Tuổi tác và những thay đổi của não bộ.
  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng.
  • Căng thẳng mãn tính.
  • Thiếu tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên.
  • Thiếu vận động.

Serotonin giúp điều chỉnh tâm trạng, cảm xúc và giấc ngủ hàng ngày

Serotonin giúp điều chỉnh tâm trạng, cảm xúc và giấc ngủ hàng ngày

Thiếu hụt serotonin dẫn tới những hệ lụy nghiêm trọng nào?

Việc thiếu hụt serotonin dù xuất phát từ nguyên nhân gì cũng để lại những ảnh hưởng không nhỏ với cơ thể. Rối loạn cảm xúc, tâm trạng là những hệ lụy dễ nhận thấy nhất khi nồng độ serotonin của bạn thấp. Cụ thể:

  • Tâm trạng bất ổn: Người thiếu hụt serotonin thường hay buồn bã hoặc cáu gắt bất thường mà không rõ lý do.
  • Rối loạn giấc ngủ: Serotonin có vai trò điều hòa giấc ngủ, do đó khi nồng độ serotonin thấp sẽ khiến bạn khó ngủ, mệt mỏi, ngủ không sâu giấc.
  • Giảm chức năng tình dục: Người có mức serotonin thấp có thể giảm khoái cảm tình dục, giảm ham muốn hoặc giảm khả năng đạt cực khoái.
  • Mắc các bệnh như trầm cảm, tâm thần phân liệt: Ở mức độ nặng, người thiếu hụt serotonin có thể mắc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh. Họ cảm thấy buồn bã, tuyệt vọng, thậm chí còn sinh ra ảo giác và có ý định tự tử.
  • Ngoài ra, mức serotonin thấp còn gây ra các ảnh hưởng sau:
  • Rối loạn tiêu hóa: Serotonin có vai trò trong điều chỉnh nhu động ruột, vì vậy khi nồng độ này ở mức thấp có thể khiến bạn có cảm giác buồn nôn khi ăn uống. 
  • Giảm khả năng đông máu: Serotonin cũng có tác dụng giúp đông máu. Do đó, mức serotonin thấp làm giảm quá trình chữa lành vết thương.
  • Giảm khả năng vận động: Điển hình là người mắc bệnh Parkinson khi vận động thường gặp hội chứng rung lắc, mất thăng bằng và các vấn đề về vận động khác có liên quan đến serotonin thấp.

Thiếu hụt serotonin là một trong những nguyên nhân gây trầm cảm, rối loạn lo âu

Thiếu hụt serotonin là một trong những nguyên nhân gây trầm cảm, rối loạn lo âu

Làm thế nào để tăng cường serotonin?

Nhờ tác dụng cải thiện tâm trạng, serotonin được xem là một loại “hormone vui vẻ” giúp bạn cảm thấy yêu đời hơn. Dưới đây là 7 cách tự nhiên làm tăng hàm lượng serotonin trong cơ thể.

Thức ăn

Tuy serotonin không sẵn có từ thức ăn, nhưng bạn có thể nhận được từ tryptophan - axit amin được chuyển đổi thành serotonin trong não, đồng thời đây là chìa khóa cho chức năng não và có vai trò tạo giấc ngủ ngon. 

Tryptophan chủ yếu được tìm thấy trong thực phẩm giàu protein, bao gồm gà tây và cá hồi, thịt bò, trứng gà,... Theo một số nghiên cứu, kết hợp sử dụng thực phẩm chứa tryptophan và carbohydrate giúp đưa tryptophan đi vào não dễ dàng hơn. Do đó, hãy bổ sung ngay các thực phẩm sau vào danh sách các món ăn hàng ngày:

  • Bánh mì nguyên cám với gà tây hoặc phô mai.
  • Bột yến mạch với các loại hạt.
  • Cá hồi với gạo lứt.
  • Mận hoặc dứa với bánh quy.

Tăng cường serotonin của cơ thể bằng chế độ ăn giàu tryptophan

Tăng cường serotonin của cơ thể bằng chế độ ăn giàu tryptophan

Tập thể dục

Theo các chuyên gia, tập thể dục mỗi ngày 30p - 1 giờ sẽ kích hoạt quá trình giải phóng tryptophan. Ngoài ra, vận động cơ thể bằng các bài tập còn giúp giảm lượng acid amin khác, do đó tạo môi trường lý tưởng để nhiều tryptophan đến được não hơn. Tuy nhiên việc lựa chọn bài tập cần phù hợp với thể trạng của mỗi người, tránh các bài tập gắng sức ngược lại còn làm giảm serotonin. Bạn có thể tham khảo các bài tập sau đây:

  • Bơi lội.
  • Đạp xe nhanh
  • Đi bộ nhanh/nhẹ.
  • Chạy bộ.
  • Thể dục nhịp điệu.

Ánh sáng mặt trời

Bạn có thấy trong những ngày nắng ấm, tâm trạng của chúng ta thường dễ chịu. Bởi vì ánh nắng mặt trời giúp tăng cường sản xuất serotonin trong não. Do vậy, cách đơn giản để tăng serotonin là đi bộ từ 5 - 20 phút mỗi ngày, đặc biệt nên đi vào buổi sáng để nhận được 2 lợi ích, vừa đốt cháy calo, vừa tăng cường serotonin giúp tâm trạng vui vẻ cả ngày.

Massage

Hầu hết chúng ta không biết là massage có ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ serotonin. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, khi xoa bóp sẽ làm giảm mức cortisol - hormone gây căng thẳng, từ đó giúp não bộ luôn ở trong trạng thái tối ưu để sản xuất serotonin.

Thiền

Thiền là cách đơn giản giúp giảm áp lực, lưu thông khí huyết, tăng khả năng tập trung, và thúc đẩy việc sản xuất serotonin trong não. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh, khi tập thiền sẽ giúp sản xuất 5-HIAA-chất kích thích mạnh đối với hàm lượng serotonin, giúp não bộ hoạt động khỏe mạnh, nhịp nhàng.

Điều chỉnh cảm xúc

Serotonin được gọi là hormone hạnh phúc, giúp điều chỉnh tâm trạng và cảm xúc của cơ thể. Khi não bộ tăng tiết serotonin, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và vui vẻ hơn. Ngược lại, khi bạn có suy nghĩ tích cực cũng sẽ giúp tăng cường serotonin trong não bộ. 

Để loại bỏ được những suy nghĩ tiêu cực không phải là điều dễ dàng. Nhưng đôi khi chỉ cần bạn cố gắng hướng tới những suy nghĩ hạnh phúc cũng khiến cảm xúc cơ thể được giải phóng. Cụ thể bạn có thể:

  • Nấu ăn và thưởng thức bữa ăn ngon cùng những người thân yêu.
  • Hình dung về những khoảnh khắc hạnh phúc từng có.
  • Nghe nhạc để thư giãn.
  • Xem những bức ảnh khiến bạn hạnh phúc như ảnh một địa điểm yêu thích, ảnh người thân,...

Sử dụng sản phẩm từ  thảo dược tự nhiên

Hiện nay, phương pháp dùng thảo dược tự nhiên để tăng cường sản sinh serotonin đang được sử dụng nhiều. Đặc biệt trong đó, thảo dược hợp hoan bì có tác dụng  phục hồi chức năng thần kinh, tăng cường lưu thông máu, điều chỉnh tâm trạng và chu kỳ giấc ngủ. 

Nghiên cứu năm 2015 tại Trung Quốc nhận định, hợp hoan bì có khả năng kích thích não bộ tăng nồng độ serotonin tự nhiên và bổ sung dinh dưỡng não bộ, từ đó tăng cường sức khỏe thần kinh và sức khỏe toàn diện.

Dựa vào những tác dụng trên, các nhà khoa học đã bào chế sản phẩm chứa thành phần chính là hợp hoan bì kết hợp với các vị dược liệu quý khác như: Ngũ vị tử, uất kim, hồng táo, táo nhân, viễn chí,… Sản phẩm này giúp tác động vào nguyên nhân từ đó làm giảm triệu chứng của bệnh, đáp ứng được cả mục tiêu trước mắt và lâu dài, đặc biệt là góp phần tăng cường chức năng của hệ thần kinh, do  đó kích thích não bộ tăng sản xuất serotonin.

Tăng cường serotonin nhờ sử dụng thảo dược hợp hoan bì mỗi ngày

Tăng cường serotonin nhờ sử dụng thảo dược hợp hoan bì mỗi ngày

Thực hiện những cách giúp tăng cường serotonin trên đây đều đặn hằng ngày sẽ giúp bạn giảm tình trạng căng thẳng, suy nhược thần kinh. Để nhận được tác dụng nhanh và mạnh hơn, bạn nên bổ sung thêm sản phẩm có thành phần chính là hợp hoan bì, cùng với đó là thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

Nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp về các cách tăng cường  serotonin hay thông tin về sản phẩm thảo dược hỗ trợ, vui lòng để lại số điện thoại hoặc comment bên dưới để được chuyên gia tư vấn tận tình và chi tiết nhất!

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/how-to-increase-serotonin

https://www.health.harvard.edu/mind-and-mood/serotonin-the-natural-mood-booster

https://www.medicalnewstoday.com/articles/how-to-increase-serotonin