Rối loạn thần kinh tim thường không gây ra các tổn thương tại tim nhưng lại có nhiều triệu chứng giống như các bệnh tim mạch. Bệnh gây ra do các rối loạn thần kinh, ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của tim. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về các triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng rối loạn thần kinh tim.

Rối loạn thần kinh tim cùng một số triệu chứng điển hình

Bình thường, hệ thần kinh thực vật có vai trò duy trì trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể nhờ việc kiểm soát hoạt động của các cơ quan. Hệ thống này phụ trách điều hoà hoạt động một cách tự động mà không phụ thuộc vào sự chỉ huy có ý thức của bộ não. Một số cơ quan điển hình có thể kể đến như tim, gan, thận, mạch máu, bàng quang. Chính vì vậy, khi hệ thống thần kinh thực vật bị rối loạn, chức năng của các cơ quan này cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Rối loạn thần kinh tim được hiểu đơn thuần là tình trạng rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh gây ảnh hưởng đến tim. Tên gọi này dùng để chỉ các chứng rối loạn không rõ nguyên nhân nói chung có liên quan đến tim như tim đập nhanh, dễ hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập chậm hoặc bỏ nhịp, choáng ngất. Thông thường, bệnh không gây ra các tổn thương thực thể trên tim nhưng lại có nhiều triệu chứng tương tự như ở người mắc các bệnh lý tại tim.

Rối loạn thần kinh tim không phải là bệnh lý tổn thương thực thể. Chính vì thế, việc làm các xét nghiệm lâm sàng, cận lâm sàng như điện tâm đồ hay siêu âm tim sẽ không có ý nghĩa trong chẩn đoán.

Mặc dù vậy nhưng các triệu chứng rối loạn thần kinh tim cũng gần giống với các triệu chứng bệnh lý tại tim. Một số triệu chứng rối loạn thần kinh tim điển hình có thể kể đến bao gồm:

  • Người bệnh thường có cảm giác khó thở do rối loạn chức năng co thắt cơ hoành vùng ngực. Từ đó gây ra tình trạng khó thở, thở nông.
  • Đau ngực: Đây là biểu hiện thường thấy ở người bị rối loạn thần kinh tim. Người bệnh thường có cảm giác đau nhói âm ỉ ở vùng ngực. Cơn đau có thể đến bất ngờ và đi nhanh chóng một cách cấp tính hoặc cũng có thể đau liên tục, đau lan sang hai mạn sườn, kéo dài thành cơn mạn tính. Tình trạng này có thể xảy ra ở tất cả các lứa tuổi từ người trẻ đến người già.
  • Đánh trống ngực: Bên cạnh đau ngực, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng đánh trống ngực với biểu hiện tim đập nhanh, mạnh, dồn dập bất thường. Thông thường, tình trạng này sẽ xảy ra sau khi làm việc nặng nhọc hoặc phải đối mặt với căng thẳng. Nhiều trường hợp bệnh nhân cũng bị đánh trống ngực mặc dù đang trong trạng thái nghỉ ngơi.
  • Người bệnh có thể gặp tình trạng choáng váng, chóng mặt, quay cuồng, đứng không vững như muốn ngất.
  • Tăng thông khí: Đây là tình trạng người bệnh bị thở nhanh và sâu như vừa phải chạy bộ một quãng đường dài. Người bệnh luôn có cảm giác như không có đủ không khí hít vào, khó thở, thở dốc.

Danh-trong-nguc-la-bieu-hien-thuong-thay-o-nguoi-bi-roi-loan-than-kinh-tim

Đánh trống ngực là biểu hiện thường thấy ở người bị rối loạn thần kinh tim

Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh tim

Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn thần kinh tim chủ yếu đến từ rối loạn thần kinh thực vật gây nên. Dưới đây là một số nguyên nhân được cho là có thể gây ra tình trạng này:

  • Suy giảm chức năng dẫn truyền thần kinh trung ương gây rối loạn hoạt động dẫn truyền thần kinh. Từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng của hệ thần kinh thực vật và các triệu chứng bất thường trên tim.
  • Sang trấn tâm lý, rối loạn lo âu, stress, rối loạn cảm xúc, sợ hãi, đau buồn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn thần kinh tim.
  • Lối sống kém khoa học, ít vận động thể lực, tập thể dục thể thao. Việc lười biếng, ít vận động sẽ khiến cơ thể trở nên trì trệ, mệt mỏi và gây ra những chứng căng thẳng thần kinh. Từ đó gây ra rối loạn thần kinh tim.
  • Sử dụng nhiều các chất gây kích thích thần kinh như thuốc lá, rượu bia, cà phê hay chè đặc cũng là những nguyên nhân góp phần gây ra bệnh lý rối loạn thần kinh tim.

Cang-thang-than-kinh-co-nguy-co-gay-roi-loan-than-kinh-tim-rat-cao

 Căng thẳng thần kinh có nguy cơ gây rối loạn thần kinh tim rất cao

Biện pháp điều trị tình trạng rối loạn thần kinh tim

Việc lo nghĩ quá nhiều có thể khiến bệnh tình càng nặng thêm. Thay vì vậy, bạn nên thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý và điều chỉnh lối sống một cách khoa học và tích cực. Nếu đã tiến hành thay đổi lối sống mà bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, khi đó bạn cần phải có sự hỗ trợ từ các sản phẩm bổ sung hoặc dùng thuốc điều trị.

Thay đổi lối sống tích cực, khoa học

Để khắc phục tình trạng rối loạn thần kinh tim, việc đầu tiên bạn cần làm là phải có một lối sống lành mạnh.

Bạn nên bắt đầu với việc luyện tập thể dục thể thao như đi bộ, đạp xe, bơi lội hay tập yoga, thiền định một cách thường xuyên hơn. Nên tập ít nhất 1 tiếng mỗi ngày và duy trì đều đặn hằng ngày để tạo thành thói quen.

Tiếp đó là ngừng sử dụng các chất gây kích thích thần kinh như rượu bia, thuốc lá, cà phê. Việc bỏ các thói quen này thực sự rất khó. Chính vì thế bạn cần thực sự quyết tâm và kiên trì để có thể bỏ dứt điểm những tật xấu này. 

Ngoài ra, bạn cần tránh những tình huống có thể gây tình trạng xúc động mạnh, căng thẳng tinh thần như xem phim kinh dị. Bạn cũng nên học cách bình thản đối diện với những tình huống tiêu cực, giữ tâm trạng luôn thoải mái, suy nghĩ tích cực.

Bên cạnh đó, chế độ ăn cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng rối loạn thần kinh tim. Bạn cần thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Hãy giảm lượng calo trong bữa ăn và thêm vào khẩu phần ăn các loại protein, chất đạm và các loại trái cây giàu vitamin C.

Tap-the-duc-giup-cai-thien-tinh-trang-roi-loan-than-kinh-tim.

Tập thể dục giúp cải thiện tình trạng rối loạn thần kinh tim

Điều trị bằng thuốc tây y

Đối với những trường hợp mắc chứng rối loạn thần kinh tim nặng, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc điều trị. Thông thường, thuốc chẹn beta giao cảm là chỉ định phổ biến nhất đối với người bị rối loạn thần kinh tim. Một số trường hợp có thể được sử dụng thuốc an thần kèm theo giúp hiệp đồng tác dụng.

Tuy nhiên, các thuốc này thông thường không có khả năng tác động được tới nguyên nhân gây rối loạn thần kinh tim mà chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng. Không những thế, các loại thuốc này còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra các tác dụng phụ cho cơ thể. Việc sử dụng các thuốc chẹn beta giao cảm quá liều còn có nguy cơ khiến cho các rối loạn nhịp tim trở nên trầm trọng hơn.

Những người đang mắc các bệnh lý đường hô hấp như hen phế quản, tắc nghẽn đường thở mạn tính không nên sử dụng thuốc do có khả năng làm bệnh nặng thêm. Khi sử dụng thuốc, bạn cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng không mong muốn. 

Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị rối loạn thần kinh thực vật

Sử dụng thảo dược trong điều trị bệnh là một trong các biện pháp an toàn, hiệu quả và ít tốn kém chi phí. Trong điều trị rối loạn thần kinh tim, bạn cần lựa chọn các sản phẩm thảo dược có tác dụng điều trị nguyên nhân gây bệnh. Trong đó, hợp hoan bì được xem là thảo dược vàng trong điều trị các chứng bệnh thần kinh. Thảo dược này không chỉ có tác dụng bổ sung dinh dưỡng não bộ rất tốt mà còn có tác dụng cân bằng nồng độ serotonin giúp bạn cân bằng cảm xúc. Từ đó tác động trực tiếp và loại bỏ nguyên nhân gây rối loạn thần kinh tim.


Hop-hoan-bi-co-tac-dung-kich-thich-san-sinh-hormone-hanh-phuc-serotonin.

Hợp hoan bì có tác dụng kích thích sản sinh hormone hạnh phúc serotonin

Bài viết trên là tổng hợp các triệu chứng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng rối loạn thần kinh tim. Hãy để lại bình luận phía dưới để được các chuyên gia tư vấn nếu có bất cứ thắc mắc gì cần giải đáp về chứng bệnh này!

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/parasympathetic-nervous-system

https://www.medicalnewstoday.com/articles/326397

https://www.medicalnewstoday.com/articles/319496#what-causes-chest-pain-during-anxiety