Nhận biết sớm triệu chứng bệnh rối loạn thần kinh thực vật là cách đơn giản để kiểm soát sức khỏe. Theo các chuyên gia, rối loạn thần kinh thực vật là trạng thái mất cân bằng giữa hệ giao cảm và phó giao cảm, làm rối loạn hoạt động của các cơ quan do hệ thần kinh thực vật chỉ đạo và gây ra các triệu chứng đa dạng trên toàn hệ thống. Để nhận biết chính xác dấu hiệu bệnh của lý này, hãy click ngay vào bài viết sau!

Rối loạn thần kinh thực vật là gì?

Hệ thần kinh thực vật là hệ thần kinh tự động (Autonomic Nervous System – ANS). Để điều hòa chức năng của các cơ quan phải có sự tham gia của hệ thần kinh giao cảm (SANS) và phó giao cảm (PANS). Trong đó, hệ thần kinh giao cảm là hệ thống đáp ứng các kích thích từ bên ngoài, giúp tỉnh táo và làm tăng năng lượng để đối phó với các tình huống cấp bách.

Ngược lại, hệ thần kinh phó giao cảm làm giảm hoạt động hệ thần kinh thực vật, giúp duy trì năng lượng và trở về trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn. Do đó, khi một trong hai hệ thống này hoạt động quá mạnh hoặc quá yếu, sẽ dẫn đến hội chứng rối loạn thần kinh thực vật.

Rối loạn thần kinh thực vật xảy ra khi rối loạn chức năng của 2 hệ giao cảm và phó giao cảm

Rối loạn thần kinh thực vật xảy ra khi rối loạn chức năng của 2 hệ giao cảm và phó giao cảm

Triệu chứng bệnh rối loạn thần kinh thực vật cực chính xác

Rối loạn hệ thần kinh thực vật ảnh hưởng đến chức năng điều hòa hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Thông thường, các chuyên gia sẽ chẩn đoán rối loạn thần kinh thực vật dựa theo các dấu hiệu điển hình sau:

Chóng mặt, hoa mắt, mờ mắt

Chóng mặt, hoa mắt, mờ mắt thậm chí là ngất xỉu cũng là biểu hiện thường gặp ở những người bị rối loạn thần kinh thực vật. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do sự sụt giảm đột ngột huyết áp dẫn đến những biểu hiện như vậy.

Cảm giác đau nhức cơ

Người mắc bệnh rối loạn thần kinh thực vật thường có cảm giác đau nhức cơ, cảm giác khó chịu ngoài da như kiến bò, kim châm, nóng lạnh, tê, buồn, cứng tay, run tay. Chân tay có cảm giác nặng nề, bủn rủn, tay yếu, nháy mắt nhiều, giật cơ mặt, đau nhói vùng trước tim.

Dễ xúc động

Cảm xúc không ổn định, dễ xúc động, dễ mủi lòng, không cầm được nước mắt khi xem phim đều là những biểu hiện ở những người mắc rối loạn thần kinh thực vật. Ngoài ra, những hiện tượng này sẽ ngày càng nặng và diễn biến phức tạp hơn, hồi hộp, lo âu, giảm hứng thú trong công việc và các hoạt động vui chơi. Người bệnh chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể dễ dàng nổi cáu, mất kiểm soát hành vi của bản thân.

Khó khăn về tình dục

Rối loạn chức năng cương dương, khó duy trì sự cương cứng và các vấn đề xuất tinh ở nam giới. Ở phụ nữ, có thể gặp phải tình trạng khô âm đạo, ham muốn tình dục thấp và khó đạt cực khoái.

Khó tiêu hóa thức ăn

Người mắc rối loạn thần kinh thực vật có thể gặp phải cảm giác chán ăn, tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, buồn nôn, nôn, khó nuốt và ợ nóng, tất cả do thay đổi chức năng tiêu hóa.

Rối loạn thần kinh thực vật có triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác

Rối loạn thần kinh thực vật có triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác

Các cách giúp cải thiện rối loạn thần kinh thực vật tự nhiên

Để kiểm soát rối loạn thần kinh thực vật điều quan trọng nhất là bạn cần giữ được tâm lý thoải mái, sinh hoạt nghỉ ngơi phù hợp. Bên cạnh việc điều trị theo liệu trình của bác sĩ bạn có thể kết hợp thêm các cây thuốc từ Đông Y chữa rối loạn thần kinh thực vật, ổn định cảm xúc, tâm trạng, nâng cao sức khoẻ.

Thay đổi lối sống giúp cải thiện chứng rối loạn thần kinh thực vật

Thay đổi lối sống và giảm thiểu các yếu tố nguy cơ có thể giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật. Dưới đây là một số lưu ý cụ thể về lối sống giúp giảm các triệu chứng của rối loạn lo âu:

- Hạn chế tối đa những căng thẳng, lo âu trong cuộc sống.

- Hạn chế uống rượu, ngừng hút thuốc lá.

- Tập thể dục, thể thao hàng ngày, bạn có thể lựa chọn các môn thể thao như thiền, yoga giúp điều hòa hoạt động của hệ thần kinh thực vật.

- Nếu bạn bị tiểu đường, hãy tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ để kiểm soát lượng đường trong máu ổn định.

- Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ bởi căn bệnh này chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố tâm lý, cảm xúc của người bệnh. Bệnh sẽ chuyển biến theo chiều hướng xấu nhanh chóng nếu bạn không thể kiểm soát tâm trạng của bạn.

Sử dụng thảo dược tự nhiên để khắc phục tận gốc nguyên nhân gây bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Ngày nay, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng thêm thảo dược tự nhiên để tác động đến nguyên nhân sâu xa gây rối loạn thần kinh thực vật là sự suy giảm serotonin và dinh dưỡng cần thiết cho hệ thống thần kinh trung ương. Hợp hoan bì là thảo dược có tác dụng đặc biệt trong việc nâng cao sức khoẻ tâm thần kinh, giảm trầm cảm, lo lắng nhờ cơ chế kích thích não bộ tăng tiết serotonin, điều này rất tốt cho chứng rối loạn thần kinh thực vật. 

Tại Việt Nam, các nhà khoa học đã bào chế thành công sản phẩm có thành phần chính là hợp hoan bì, kết hợp cùng các dược liệu quý khác như: Uất kim, hồng táo, táo nhân, ngũ vị tử, viễn chí, soy lecithin… dành cho người mất ngủ. Sản phẩm giúp tăng cường lưu thông máu, dưỡng tâm an, giải trầm uất, hiệu quả trong hỗ trợ điều trị các chứng bệnh tâm thần kinh và rối loạn thần kinh thực vật.

Đặc biệt, mới đây tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy đã công bố kết quả cuộc khảo sát về mức độ hài lòng của người tiêu dùng sản phẩm có thành phần chính là hợp hoan bì và cho thấy 95% ý kiến hài lòng và rất hài lòng. Sản phẩm hiện đang là sản phẩm uy tín trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần kinh được rất nhiều người lựa chọn và chuyên gia khuyên dùng. 

Hợp hoan bì - Cây thuốc tốt cho người bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Hợp hoan bì - Cây thuốc tốt cho người bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Tuy hiện nay vẫn chưa tìm ra thuốc chữa khỏi rối loạn thần kinh thực vật một cách triệt để, tuy nhiên bạn vẫn có thể áp dụng nhiều cách để ổn định nhịp tim và giảm triệu chứng như hồi hộp, khó thở, lo lắng… Bạn không cần lo lắng “rối loạn thần kinh thực vật có tự khỏi không?” Nhanh chóng bắt đầu áp dụng các lời khuyên kể trên để sớm trở lại cuộc sống bình thường. Để được tư vấn cùng các chuyên gia của chúng tôi, hãy để lại bình luận ngay dưới đây để được hỗ trợ kịp thời.

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/autonomic-dysfunction

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/autonomic-neuropathy/symptoms-causes/syc-20369829

https://medlineplus.gov/autonomicnervoussystemdisorders.html