Rối loạn hoảng sợ hình thành khi có sự xuất hiện lặp đi lặp lại những cơn hoảng loạn bất ngờ, sợ hãi đột ngột kèm theo một số triệu chứng tiêu biểu như: Đánh trống ngực, đổ mồ hôi, run chân tay, khó thở…

Rối loạn hoảng sợ là gì?

Rối loạn hoảng sợ (tên tiếng anh: Panic Disorder) là một loại rối loạn lo âu có đặc trưng là những cơn hoảng loạn bất ngờ, sợ hãi tột độ xuất hiện lặp đi lặp lại kèm theo nhiều phản ứng cơ thể dữ dội như: Khó thở, tim đập nhanh, tăng huyết áp, bồn chồn, chóng mặt... Người bệnh luôn cảm thấy lo lắng và sợ những điều tồi tệ sẽ xảy đến trong tương lai.

Đối tượng dễ mắc chứng rối loạn hoảng sợ ít khi gặp phải ở trẻ em hay người già, chúng thường rơi vào cuối độ tuổi vị thành niên, đầu tuổi trưởng thành. Trong đó, tỉ lệ mắc ở nữ giới cao gấp 2 lần so với nam giới. 

Nguyên nhân gây nên rối loạn hoảng sợ rất đa dạng, bao gồm yếu tố di truyền, tác dụng phụ của thuốc, sử dụng chất kích thích (rượu, bia, caffeine), di chứng của trầm cảm, căng thẳng stress kéo dài, tuổi thơ bị lạm dụng, trải qua nỗi đau mất mát quá sức chịu đựng… Trong đó nguyên nhân cốt lõi nhất được xác định là do não bộ suy giảm chất dẫn truyền thần kinh (serotonin và epinephrine), thiếu dưỡng chất sinh ra bệnh suy nhược thần kinh làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh về tâm thần, trong đó có rối loạn hoảng sợ.

Roi-loan-hoang-so-co-nguyen-nhan-cot-loi-nhat-duoc-xac-dinh-la-do-nao-bo-suy-giam-chat-dan-truyen-than-kinh-serotonin.

Rối loạn hoảng sợ có nguyên nhân cốt lõi nhất được xác định là do não bộ suy giảm chất dẫn truyền thần kinh serotonin

Biểu hiện rối loạn hoảng sợ

Triệu chứng thường gặp khi một người mắc chứng rối loạn hoảng sợ đó là:

  • Tim đập nhanh, mạnh.
  • Đổ mồ hôi nhiều.
  • Run rẩy chân tay.
  • Khó thở, hơi thở ngắn, ngột ngạt.
  • Mất kiểm soát.
  • Cảm giác choáng váng, mơ hồ.
  • La hét và khóc lóc, muốn cầu cứu sự giúp đỡ.

Cơn hoảng loạn triệu chứng xuất hiện theo từng cơn, đạt cao trào trong vài phút và có thể kéo dài ít nhất 30 phút.

Rối loạn hoảng sợ có nguy hiểm không?

Rối loạn hoảng sợ vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề tới tinh thần và làm giảm chất lượng cuộc sống người bệnh, tăng nguy cơ chuyển biến thành những vấn đề suy nhược thần kinh khác như: Trầm cảm, rối loạn lo âu khiến não bộ tổn thương nghiêm trọng. Có đến 30% trong tổng số các bệnh nhân tái phát sau khi ngưng điều trị. Do đó, bạn không nên chủ quan, cần nhanh chóng điều trị kịp thời khi phát hiện bệnh. 

Roi-loan-hoang-so-khong-duoc-chua-tri-kip-thoi-lam-tang-nguy-co-chuyen-bien-thanh-nhung-van-de-suy-nhuoc-than-kinh-khac-nhu-tram-cam-roi-loan-lo-au

Rối loạn hoảng sợ không được chữa trị kịp thời làm tăng nguy cơ chuyển biến thành những vấn đề suy nhược thần kinh khác như trầm cảm, rối loạn lo âu

Điều trị rối loạn hoảng sợ không dùng thuốc

Cũng như những chứng bệnh khác, rối loạn hoảng sợ có thể được điều trị bằng 2 cách đó là sử dụng thuốc và không sử dụng thuốc. Bài viết hôm nay sẽ đi sâu hơn về cách điều trị không dùng thuốc.

Trị liệu tâm lý

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là phương pháp trị liệu tâm lý bằng cách trò chuyện với chuyên gia sức khỏe tâm thần để giúp bạn nhận thức rõ và xác định những yếu tố kích hoạt cơn hoảng sợ. Từ đó, bác sĩ trị liệu sẽ thảo luận với bạn về cách bạn phản ứng khi lên cơn hoảng sợ, vượt qua nỗi sợ hãi, thay đổi suy nghĩ và hành vi phản ứng để ngăn chặn cơn hoảng sợ, giữ bình tĩnh khi bị tấn công. Khi bạn bắt đầu phản ứng khác với tác nhân kích hoạt, cơn hoảng sợ sẽ giảm dần và mất hẳn.

Roi-loan-hoang-so-co-the-cai-thien-bang-lieu-phap-nhan-thuc-hanh-vi-CBT.

Rối loạn hoảng sợ có thể cải thiện bằng liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)

Thay đổi bản thân, tạo lối suy nghĩ tích cực

Thay đổi bản thân bắt đầu từ việc thay đổi các thói quen hành vi xấu làm tăng nguy cơ hoảng sợ, giảm dần và loại bỏ hoàn toàn suy nghĩ tiêu cực.

Bạn hãy nhờ trợ giúp từ người thân, bạn bè, mở rộng vòng kết nối của mình với những người xung quanh, những mối liên lạc cởi mở sẽ đem đến cho bạn nguồn năng lượng tích cực. Thêm vào đó, việc bạn có người chia sẻ, lắng nghe sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý suy nghĩ của bản thân, hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây nên cơn hoảng sợ, loại bỏ tâm lý sợ hãi.

Bạn cũng có thể cân nhắc tham gia câu lạc bộ cùng sở thích hoặc một lớp học năng khiếu nào đó mà bạn muốn. Dành thời gian tìm hiểu điều mới sẽ khiến bạn tập trung cho hiện tại, giảm thiểu những lo lắng hay sợ hãi bất chợt.

Sử dụng thảo dược dưỡng tâm an thần

Một số thảo dược dưỡng tâm an thần giúp tăng cường sức khỏe thần kinh não bộ, tốt cho người rối loạn hoảng sợ bao gồm: Hợp hoan bì, táo nhân, hồng táo, viễn chí, uất kim, ngũ vị tử… 

Mỗi thảo dược đều có những công dụng riêng nhất định, nhưng đều mang điểm chung là giúp nâng cao sức khỏe tâm thần kinh, phá ứ, tăng cường lưu thông máu, giảm căng thẳng, cải thiện suy nhược thần kinh, làm giảm triệu chứng hồi hộp, cải thiện chứng mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, bồn chồn.

Đặc biệt, nghiên cứu năm 2015 tại Thiệu Đông, Trung Quốc đã chứng minh rằng hợp hoan bì là thảo dược hàng đầu trong việc bổ sung dinh dưỡng não bộ nhờ thúc đẩy não bộ sản sinh serotonin. Theo y học cổ truyền, hợp hoan bì là vị thuốc có tác dụng dưỡng tâm an thần, giảm trầm uất, hỗ trợ cải thiện mất ngủ, suy nhược thần kinh vô cùng hiệu quả.

Thay vì tìm kiếm từng nguyên liệu và bài thuốc để sắc uống, bạn nên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần chính là hợp hoan bì và sẽ tốt hơn nữa nếu có sự kết hợp tất cả những loại thảo dược trên.

Hop-hoan-bi-la-thao-duoc-hang-dau-trong-viec-bo-sung-dinh-duong-nao-bo-kich-thich-san-sinh-serotonin.

Hợp hoan bì là thảo dược hàng đầu trong việc bổ sung dinh dưỡng não bộ, kích thích sản sinh serotonin

Giải tỏa căng thẳng stress

Căng thẳng trong suốt thời gian dài không được giải tỏa cũng là một trong những nguyên nhân gây nên rối loạn hoảng sợ. Do đó, bạn cần giữ tâm trạng thoải mái, giải tỏa căng thẳng stress bằng một số cách như: Luyện tập thể dục (đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga…), nghe nhạc, đọc sách, gặp gỡ bạn bè, nghỉ ngơi đầy đủ.

Tập thể dục hay làm những điều mình yêu thích giúp não tăng cường sản sinh endorphin và hormone dopamine. Từ đó, mang đến cho bạn tinh thần sảng khoái, phấn chấn, vui vẻ, đẩy lùi stress. Bên cạnh đó, giấc ngủ cũng là một phần rất quan trọng để bạn nạp năng lượng sau ngày dài mệt mỏi. Bạn nên tạo thói quen đi ngủ và thức dậy đúng với nhịp sinh học của cơ thể, ngủ đủ giấc 7 - 9 tiếng mỗi ngày để cơ thể được nghỉ ngơi đúng cách và chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh cũng là một yếu tố quyết định, mang đến hiệu quả bất ngờ.

Bạn nên bổ sung vào menu bữa ăn hàng ngày các loại thực phẩm tốt cho cải thiện chứng rối loạn hoảng sợ như: Rau xanh (cải bó xôi, súp lơ), thực phẩm giàu omega 3 (cá hồi, cá thu, hàu), lợi khuẩn probiotic (sữa chua uống), thực phẩm giàu vitamin C (dâu tây, ổi, cam, việt quất), thực phẩm giàu magie (các loại đậu, ngũ cốc, chuối, rau xanh), thực phẩm giàu choline (đậu phụ, sữa, bông cải trắng)...

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, cũng có 5 thực phẩm bạn cần phải liệt kê vào “blacklist” bao gồm: Đồ uống có cồn (rượu, bia), chất gây nghiện (thuốc lá, caffeine), đồ chiên rán, đường nguyên chất, thực phẩm chứa nhiều acid (đồ muối chua, gan, trứng).

Thuc-pham-giau-magie-tot-cho-nguoi-mac-chung-roi-loan-hoang-so

Thực phẩm giàu magie tốt cho người mắc chứng rối loạn hoảng sợ

Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay khi có sự xuất hiện của triệu chứng rối loạn hoảng sợ như đã nêu ở trên để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh hậu quả khó lường. Vui lòng để lại bình luận phía dưới bài viết nếu bạn còn điều băn khoăn cần giải đáp để chuyên gia hỗ trợ bạn nhanh và chi tiết nhất.

Tài liệu tham khảo:

https://www.nhs.uk/mental-health/conditions/panic-disorder/ 

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4451-panic-disorder 

https://www.healthline.com/health/panic-disorder