Sang chấn tâm lý là phản ứng trước một sự kiện căng thẳng, đau buồn hay nguy hiểm đối với người tiếp nhận. Không phải ai trải qua một sự kiện đau buồn thì đều bị sang chấn tâm lý. Sang chấn có thể hết sau vài tuần nhưng với một số trường hợp, sang chấn có thể diễn ra trong thời gian dài.
Sang chấn tâm lý là gì?
Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA), sang chấn tâm lý là “một phản ứng cảm xúc đối với một sự kiện tồi tệ như tai nạn, hiếp dâm hoặc thiên tai”. Tuy nhiên, một người có thể bị sang chấn tâm lý với bất kỳ sự kiện nào mà họ thấy đe dọa hoặc nguy hiểm đến tính mạng như một phản ứng tự vệ.
Khi bị sang chấn tâm lý, bệnh nhân sẽ có nhiều cảm xúc phức tạp và bị ám ảnh trong một thời gian. Người bệnh thường cảm thấy lo sợ, hồi hộp, bất an, sốc với trải nghiệm đó. Về lâu dài, sang chấn tâm lý sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và dễ phát triển thành chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).
Sang chấn tâm lý có rất nhiều dạng. Theo sổ tay chẩn đoán và thống kê về rối loạn tâm thần (DSM-5) liệt kê một số dạng phổ biến như:
- Chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD - Post - Traumatic Stress Disorder).
- Chứng rối loạn stress cấp (ASD - Acute Stress Disorder).
- Chứng rối loạn điều chỉnh (AD - Adjustment Disorders).
- Chứng rối loạn phản ứng gắn bó (RAD - Reactive Attachment Disorder).
- Chứng rối loạn ràng buộc xã hội thiếu kiềm chế (DSED - Disinhibited Social Engagement Disorder).
- Một số sang chấn tâm lý không xác định khác.
Sang chấn tâm lý gây cảm giác lo lắng, sợ hãi cho bệnh nhân
Những nguyên nhân dẫn đến sang chấn tâm lý thường gặp
Bất kỳ một sự kiện tiêu cực nào cũng có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến sang chấn tâm lý. Có thể tạm chia nguyên nhân dẫn đến sang chấn theo từng cấp độ như sau:
- Nguyên nhân cấp tính: Những sự kiện đau buồn bất ngờ, đột ngột và không lường trước như tai nạn, mất người thân, thảm họa thiên nhiên, tin xấu về sức khỏe,…
- Nguyên nhân mạn tính: Những sự kiện tiêu cực diễn ra trong một thời gian dài với mức độ căng thẳng cao như bị bạo hành gia đình, bị bắt nạt, bị lạm dụng từ nhỏ,…
- Nguyên nhân hỗn hợp: Những sự kiện không quá đau buồn nhưng xuất hiện cùng một thời điểm làm cho người bệnh cảm thấy bối rối, choáng ngợp, khó tiếp nhận.
Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến sang chấn tâm lý miễn là nó gây tác động tiêu cực đến tâm lý người tiếp nhận. Ví dụ như một lời khiển trách cũng có thể trở thành nguyên nhân sang chấn.
Nguyên nhân dẫn đến sang chấn tâm lý có thể xuất phát từ những sự kiện diễn ra trong thời gian dài
Dấu hiệu nhận biết người bị sang chấn tâm lý
Dấu hiệu và triệu chứng sang chấn tâm lý có thể biểu hiện nhẹ hoặc nặng tùy thuộc tình trạng bệnh nhân. Người bệnh thường có biểu hiện thông qua sức khỏe, tâm lý và hành vi.
Biểu hiện về thể chất
Về sức khỏe thể chất, người bị sang chấn tâm lý có thể xuất hiện các dấu hiệu như:
- Đau đầu, choáng váng.
- Tiêu hóa khó khăn, đau dạ dày.
- Người mệt mỏi, thiếu sức sống.
- Tim đập nhanh, hồi hộp.
- Hay đổ mồ hôi tay chân.
- Dễ giật mình bởi tiếng động nhỏ.
Biểu hiện về tâm lý
Những biểu hiện rõ ràng nhất của sang chấn tâm lý là về mặt tinh thần. Người bệnh thường có dấu hiệu, biểu hiện gần giống bệnh trầm cảm như:
- Mệt mỏi, buồn chán, tuyệt vọng.
- Lo lắng, sợ hãi, hồi hộp vô cớ.
- Xuất hiện suy nghĩ tiêu cực, làm hại bản thân.
- Không còn hứng thú với các sở thích cá nhân.
- Gặp khó khăn trong việc thể hiện và kiểm soát cảm xúc vui, buồn.
Biểu hiện hành vi
Từ những tâm lý bất ổn kể trên mà bệnh nhân sẽ có một số hành vi biểu hiện như:
- Từ chối, tránh né tiếp xúc với người ngoài.
- Hay cáu gắt, nóng giận vô cớ.
- “Tái hiện” lại sự kiện bị sang chấn.
- Hành vi bốc đồng, ngược đãi động vật.
Người bệnh có biểu hiện cô lập bản thân, tránh né tiếp xúc với người ngoài
Sang chấn tâm lý ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh như thế nào?
Một điều đáng lưu ý rằng bất kỳ ai cũng từng bị sang chấn tâm lý và không ai có thể miễn nhiễm với chứng bệnh này. Sang chấn tâm lý ở mỗi người có mức độ và biểu hiện khác nhau. Sang chấn tâm lý kéo dài có thể ảnh hưởng sức khỏe và tinh thần bệnh nhân.
Không chỉ thế, căn bệnh này có thể làm thay đổi tính cách, nhận thức về thế giới quan, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Vì thế, khi nhận thấy mình hoặc người thân có những dấu hiệu bị sang chấn tâm lý, bạn cần động viên và khuyên bảo điều trị càng sớm càng tốt.
Sang chấn tâm lý làm ảnh hưởng đến tính cách và nhận thức người bệnh
Vượt qua sang chấn tâm lý
Sang chấn tâm lý là chứng bệnh tâm lý cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Để khắc phục hội chứng tâm lý này, bạn có thể áp dụng phương pháp tâm lý trị liệu, học cách tự trấn an bản thân, thiền định,…
Tâm lý trị liệu
Nếu bạn đang gặp các vấn đề về sức khỏe thần kinh, tìm đến bác sĩ tâm lý là giải pháp sáng suốt nhất. Tâm lý trị liệu cực kỳ hữu hiệu với người bị sang chấn. Vì sang chấn tâm lý là bệnh xuất phát từ vấn đề về cảm xúc, người bệnh cần được giải tỏa cảm xúc bản thân. Bác sĩ tâm lý có thể giúp bạn từ điều chỉnh và kiểm soát cảm xúc. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ giúp bạn định hình lại nhận thức, biết cách phản ứng lại những sự kiện tiêu cực.
Tâm lý trị liệu là phương pháp tối ưu cho sang chấn tâm lý
Học cách tự trấn an bản thân
Có thể nói, bác sĩ chỉ là người hỗ trợ bạn về mặt khoa học. Đối với các bệnh về tâm lý, sự hợp tác của bệnh nhân là điều vô cùng quan trọng. Theo các nhà nghiên cứu tâm lý cho rằng, chỉ có bản thân bệnh nhân mới là người đưa ra giải pháp hiệu quả nhất.
Hiểu và lắng nghe bản thân là điều bạn cần phải học hỏi để vượt qua sang chấn tâm lý. Từ đây, bạn sẽ biết cách trấn an bản thân trước một tình huống. Một mẹo để tự trấn an đó là nói chuyện với bản thân, an ủi mình trước những sự kiện đau buồn. Hãy nhớ rằng, bạn chỉ có một lần để sống, vì thế đừng để những cảm xúc hay sự kiện nào chi phối bạn.
Vận động, tập luyện
Vận động hay luyện tập cũng là một cách tốt để bạn vượt qua sang chấn. Việc tập luyện giúp kích thích tổng hợp serotonin, một loại hormone hạnh phúc. Serotonin làm bạn cảm thấy khoan khoái, vui vẻ và yêu đời hơn. Đồng thời, tập luyện thể thao khiến bạn không tập trung vào suy nghĩ tiêu cực, tình trạng bệnh tiến triển tốt.
Vận động cũng là một cách trị sang chấn tâm lý hiệu quả
Thực hành chánh niệm, ngồi thiền
Thiền định là bài tập mà nhiều người áp dụng để chữa hội chứng tâm lý này. Thiền giúp bạn thoát khỏi những suy nghĩ thực tại, tịnh tâm và tự chữa lành bản thân. Thiền 10 đến 15 phút mỗi ngày giúp bạn cải thiện tình trạng đáng kể và giúp bạn bình tĩnh trước mọi tình huống.
Thiền định không chỉ giúp bình tĩnh trước mọi tình huống
Bổ sung dinh dưỡng
Một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ sang chấn tâm lý đó là thiếu dinh dưỡng não bộ. Não thiếu dinh dưỡng sẽ giảm chức năng, phản ứng kém nhanh nhạy do giảm chất dẫn truyền thần kinh. Vì thế, người bệnh cần bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là dinh dưỡng não bộ.
Bạn có thể chọn ăn uống hoặc sử dụng thực phẩm chức năng để cung cấp dinh dưỡng não bộ. Với thực phẩm chức năng cần lưu ý chọn sản phẩm có chiết xuất từ hợp hoan bì, táo nhân, uất kim,… Vì đây là những vị thuốc cung cấp nhiều dinh dưỡng cho não bộ. Đặc biệt là hợp hoan bì có khả năng tăng cường tổng hợp serotonin cho não đã được khoa học chứng minh.
Vừa rồi là những thông tin về sang chấn tâm lý và dấu hiệu nhận biết cũng như cách khắc phục hội chứng này. Mong rằng bạn đã có thêm nhiều kiến thức thông qua bài viết. Nếu có thắc mắc hoặc vấn đề cần giải đáp, đừng ngại để lại bình luận để được tư vấn sớm nhất nhé!
Tài liệu tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/trauma#treatment
https://www.verywellmind.com/how-to-find-emotional-healing-5214462