Bạn cảm thấy đầu óc đang bị “quá tải”? Bạn cảm thấy căng thẳng và không biết xử trí ra sao? Hãy áp dụng ngay 8 mẹo cực hay sau đây, mọi ưu phiền sẽ “tan biến” hết!
8 mẹo cực hay thổi bay căng thẳng, chớ có bỏ qua!
1. Tránh caffeine, rượu và nicotine
Tránh hoặc ít nhất là giảm tiêu thụ nicotine (có trong thuốc lá) hay bất kỳ loại đồ uống nào có chứa caffeine và rượu. Caffeine và nicotine là chất kích thích thần kinh trung ương, do đó sẽ làm tăng mức độ căng thẳng của bạn.
Rượu là một chất gây ức chế thần kinh trung ương khi uống với số lượng lớn, nhưng lại hoạt động như một chất kích thích với số lượng nhỏ hơn. Do đó, sử dụng rượu để giảm bớt căng thẳng không phải là cách hữu ích cho bạn.
Thay vì sử dụng các loại đồ uống trên hay các đồ uống có cồn, bạn hãy sử dụng các loại nước ép trái cây tự nhiên để cung cấp các vitamin cần thiết và giữ cho cơ thể không bị thiếu nước, điều này sẽ giúp cơ thể bạn đối phó tốt hơn với stress.
Bạn cũng nên tránh hoặc giảm lượng đường tinh luyện có trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn (ngay cả trong các loại thực phẩm mặn như nước sốt xà lách và bánh mì) và có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và dễ cáu kỉnh. Nói chung, hãy cố gắng ăn uống lành mạnh, cân bằng và bổ dưỡng.
2. Hoạt động thể chất thường xuyên
Các tình huống khó khăn trong cuộc sống làm tăng lượng hormone adrenaline và cortisol trong cơ thể của bạn.
Đây là những hormone “chiến đấu” giúp điều hòa hoạt động của hệ thần kinh được thiết kế để bảo vệ chúng ta khỏi những tổn hại ngay lập tức khi đang bị đe dọa. Tuy nhiên, những căng thẳng trong thời hiện đại hiếm khi được khắc phục bằng những hormone này và vì vậy việc tập luyện thể chất có thể được sử dụng như một biện pháp hữu ích để chuyển hóa các hormone căng thẳng quá mức, khôi phục cơ thể và tâm trí của bạn đến trạng thái bình tĩnh, thoải mái hơn.
Khi bạn cảm thấy căng thẳng, hãy đi bộ nhanh và hít thở không khí trong lành. Cố gắng kết hợp một số hoạt động thể chất vào thói quen hàng ngày của bạn một cách thường xuyên, trước hoặc sau giờ làm việc hoặc vào giờ ăn trưa. Hoạt động thể chất thường xuyên cũng sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.
3. Ngủ đủ
Thiếu ngủ cũng là nguyên nhân phổ biến gây căng thẳng phải kể đến. Thật không may, mặc dù bạn rất mệt mỏi và buồn ngủ nhưng căng thẳng lại làm gián đoạn giấc ngủ của bạn bởi những suy nghĩ vẫn xoay vòng vòng trong đầu, khiến bạn không đủ thư giãn để có thể ngủ thiếp đi.
Thay vì dựa vào thuốc, hãy tối đa hóa sự thư giãn của bạn trước khi đi ngủ. Hãy chắc chắn rằng phòng ngủ của bạn là một ốc đảo yên tĩnh, không có bất cứ thứ gì nhắc nhở về những điều khiến bạn căng thẳng. Tránh cà phê vào buổi tối, cũng như uống rượu quá mức nếu bạn biết rằng điều này dẫn đến giấc ngủ bị xáo trộn. Ngưng làm bất cứ công việc đòi hỏi trí não phải làm việc vài giờ trước khi đi ngủ để bạn có thể dành thời gian bình tĩnh lại và được nghỉ ngơi. Hãy thử tắm nước ấm hoặc đọc một cuốn sách với nội dung nhẹ nhàng, thư giãn cơ thể trong vài phút, nhắm mắt và nghĩ về những điều khiến bạn vui vẻ và quên đi lo lắng muộn phiền. Bạn cũng nên đi ngủ vào một giờ nhất định mỗi ngày để tạo thói quen cho tâm trí và cơ thể.
4. Thử các kỹ thuật thư giãn
Mỗi ngày, hãy cố gắng thư giãn với một kỹ thuật giảm stress. Có rất nhiều cách để giảm căng thẳng, vì vậy hãy thử một vài cách và xem điều gì phù hợp nhất với bạn.
Ví dụ, hãy thử tự thôi miên và thực hiện bất cứ nơi nào, ngay cả ở bàn làm việc của bạn hoặc trong xe hơi. Một kỹ thuật rất đơn giản là tập trung vào một từ hoặc cụm từ có ý nghĩa tích cực với bạn. Những từ như "bình tĩnh", "tình yêu" và "hòa bình" là một gợi ý tốt cho bạn. Hoặc bạn có thể nghĩ về một câu thần chú tự khẳng định như "Tôi xứng đáng nhận được sự yên bình trong cuộc sống" hoặc "Hãy cho tôi sự thanh thản". Tập trung vào từ hoặc cụm từ bạn đã chọn, nếu thấy tâm trí của bạn đi lang thang hoặc bạn nhận thấy những suy nghĩ đang xâm nhập vào tâm trí của bạn, chỉ cần bỏ qua chúng và trở lại tập trung vào từ hoặc cụm từ bạn đã chọn. Nếu bạn thấy mình vẫn còn căng thẳng, một lần nữa lặng lẽ lặp lại những cụm từ trên.
Đừng quá lo lắng, lúc đầu việc này có thể sẽ hơi khó khăn nhưng nếu bạn kiên nhẫn, điều này sẽ đem lại hiệu quả tích cực cho bạn
5. Nói chuyện với ai đó
Chỉ cần nói chuyện với ai đó về những điều bạn cảm thấy có thể sẽ giúp cho tâm trạng được cải thiện. Nói chuyện có thể làm bạn mất tập trung khỏi những suy nghĩ căng thẳng hoặc giải tỏa một số căng thẳng bằng cách thảo luận về nó.
Căng thẳng có thể che khuất và ngăn chặn bạn nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng, chính xác. Nói chuyện với một người bạn, đồng nghiệp, hoặc thậm chí một chuyên gia tâm lý, có thể giúp bạn tìm ra giải pháp cho sự căng thẳng của bạn.
6. Ghi nhật ký
Có một cuốn nhật ký ghi lại những sự việc xảy ra khiến bạn căng thẳng là một công cụ quản lý căng thẳng hiệu quả vì nó sẽ giúp bạn ý thức hơn về các tình huống khiến bạn bị căng thẳng.
Lưu ý ngày, giờ và địa điểm của mỗi sự việc khiến bạn cảm thấy căng thẳng, những gì bạn đang làm, bạn là ai, và bạn cảm thấy như thế nào về thể chất và tình cảm. Điều này sẽ cho phép bạn tránh các tình huống căng thẳng tương tự và đưa ra hướng “đối phó” với những căng thẳng một cách hiệu quả.
7. Quản lý thời gian của bạn
Đôi khi, tất cả chúng ta đều cảm thấy bị quá tải bởi danh sách những “việc cần làm”. Và đây là nguyên nhân phổ biến gây căng thẳng. Hãy chấp nhận rằng bạn không thể làm tất cả mọi thứ cùng một lúc và phải bắt đầu ưu tiên những công việc cần làm trước.
Lập danh sách tất cả những điều bạn cần làm và liệt kê chúng theo thứ tự ưu tiên. Lưu ý những nhiệm vụ nào bạn cần làm và những việc cần sự phối hợp của những người khác. Ghi lại các tác vụ nào cần được thực hiện ngay lập tức, trong tuần tới, trong tháng tiếp theo hoặc khi thời gian cho phép.
Hãy nhớ dành thời gian để nghỉ ngơi, bao gồm cả thời gian của riêng bạn và gia đình giúp bạn cảm thấy thư giãn, hạnh phúc hơn cũng là cách để giảm căng thẳng.
8. Kiểm soát căng thẳng bằng các sản phẩm thảo dược
Căng thẳng thường được kích hoạt bởi một vấn đề mà có vẻ như nó không thể giải quyết được. Khi bạn căng thẳng, bạn sẽ mất đi khả năng phán đoán vấn đề và không thể đưa ra giải pháp tốt nhất. Và vì vậy, vấn đề của bạn không được giải quyết bạn sẽ lại bị cảm giác căng thẳng “chiếm lĩnh”. Đó sẽ mãi là một vòng tròn luẩn quẩn, nếu bạn không “bứt phá” để tìm ra lối thoát cho bản thân.