Mất ngủ kéo dài là một tình trạng rối loạn giấc ngủ và phổ biến hiện nay. Mất ngủ kéo dài nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống.

Vậy, mất ngủ kéo dài là bệnh gì? Nguyên nhân gây ra mất ngủ kéo dài? Làm thế nào để chữa mất ngủ kéo dài? Hãy tham khảo ngay bài viết chi tiết về tình trạng này ngay sau đây.

Mất ngủ kéo dài là bệnh gì?

Mất ngủ kéo dài (mất ngủ mạn tính) là một chứng rối loạn giấc ngủ bên cạnh tình trạng mất ngủ thoáng qua. Chứng này được đặc trưng bởi tình trạng người bệnh bị thiếu hụt về số lượng và chất lượng giấc ngủ, xảy ra ít nhất từ 3 đêm/tuần và trong 3 tháng trở lên. 

Thời gian ngủ cần thiết cho mỗi lứa tuổi là khác nhau, ví dụ như: Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi cần 12 – 17 giờ mỗi ngày, trẻ em cần 9 – 13 giờ ngủ mỗi ngày, người lớn: Cần 7 – 9 giờ ngủ mỗi ngày.

Theo thống kê, có đến 33 – 55% dân số trong độ tuổi trưởng thành bị mất ngủ. Trong đó có đến 10 – 15% dân số thế giới đang mắc chứng mất ngủ kéo dài.

Mất ngủ mạn tính nói riêng và mất ngủ nói chung được chia thành nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, để dễ dàng hơn trong quá trình điều trị, cách phân loại sau đây đang được áp dụng phổ biến hơn cả:

  • Mất ngủ nguyên phát: Tình trạng mất ngủ không liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác.
  • Mất ngủ thứ phát: Tình trạng mất ngủ có liên quan đến những vấn đề sức khỏe hoặc do các loại yếu tố khác.

Mat-ngu-keo-dai-xay-ra-it-nhat-3-ngay-tuan-va-keo-dai-trong-it-nhat-3-thang

Mất ngủ kéo dài xảy ra ít nhất 3 ngày/tuần và kéo dài trong ít nhất 3 tháng

Nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

Bản chất của việc khó đi vào giấc ngủ chủ yếu do các yếu tố nhận thức, hành vi khác nhau của mỗi người. Do đó, khó có thể xác định được tất cả các nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài là gì? Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo những nhóm yếu tố phổ biến đã được nghiên cứu sau đây:

Căng thẳng, stress: Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra căng thẳng, stress ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ví dụ như các yếu tố công việc, gia đình,…

Các yếu tố môi trường xung quanh: Ví dụ như ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ,…

Sự thay đổi trong lịch trình giấc ngủ: Ví dụ như bạn đi công tác và bị thay đổi múi giờ có thể ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể.

Thói quen sinh hoạt không hợp lý: Thường xuyên sử dụng các chất kích thích, ăn quá nhiều vào buổi tối, tập thể dục quá gần với thời gian đi ngủ, ngủ trưa quá nhiều,… cũng là những nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài.

Gen di truyền: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bạn có thể bị mất ngủ nếu trong gia đình từng có người gặp tình trạng này.

Mất ngủ kéo dài do các bệnh lý tâm thần kinh: Các bệnh lý tâm thần kinh, đặc biệt là suy nhược thần kinh là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài. Bệnh lý tâm thần kinh khiến cho serotonin (hormone điều chỉnh tâm trạng) bị suy giảm. Lúc này, các tế bào thần kinh bị thiếu hụt dinh dưỡng và dẫn đến mất ngủ. 

Một số yếu tố nguy cơ khác: Ung thư, đau cơ khớp, rối loạn tiêu hoá, phụ nữ mang thai hoặc trong thời kỳ mãn kinh, sử dụng một số loại thuốc điều trị huyết áp, trầm cảm, hen suyễn, người lớn tuổi.

Mot-so-nguyen-nhan-gay-mat-ngu-keo-dai.

Một số nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

>>>XEM THÊM: [Góc chuyên gia] Cách chữa bệnh mất ngủ kéo dài hiệu quả

Dấu hiệu và tác hại của mất ngủ kéo dài

Mất ngủ kéo dài tuy không gây ra nguy hiểm trước mắt, nhưng nó có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng về sau. Bạn có thể phát hiện sớm bệnh lý này nhờ những dấu hiệu sau đây:

Triệu chứng mất ngủ kéo dài

Triệu chứng của tình trạng mất ngủ kéo dài có thể xảy ra cả vào ban đêm và ban ngày, bao gồm:

  • Khó ngủ, tỉnh giấc nhiều lần trong đêm và khó ngủ trở lại.
  • Thức dậy quá sớm so với giấc ngủ bình thường.
  • Thường xuyên bị buồn ngủ vào ban ngày.
  • Cảm thấy cơ thể mệt mỏi sau khi tỉnh dậy.
  • Tâm trạng thay đổi, cáu gắt, chán nản, khó tập trung.
  • Xảy ra vấn đề liên quan đến trí nhớ.

Ngoài những triệu chứng trên, để chắc chắn hơn về tình trạng bệnh lý, bạn nên tiến hành thăm khám bác sĩ nếu mất ngủ gây ảnh hưởng. Bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp chẩn đoán để xác định chính xác bạn có đang bị mất ngủ kéo dài hay không, ví dụ như: Xét nghiệm máu, ghi nhật ký giấc ngủ, kiểm tra tình trạng giấc ngủ thông qua liệu pháp đo điện não đồ, điện tâm đồ,…

Buon-ngu-vao-ban-ngay-la-mot-trieu-chung-mat-ngu-keo-dai

Buồn ngủ vào ban ngày là một triệu chứng mất ngủ kéo dài

Hậu quả khi bị mất ngủ kéo dài

Theo thời gian, mất ngủ kéo dài có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh. Ví dụ theo từng mức độ như sau:

Mất ngủ kéo dài mức độ nhẹ: Gây bồn chồn, cáu gắt, mệt mỏi vào ban ngày.

Mất ngủ kéo dài mức độ vừa phải: Suy giảm các chức năng xã hội (giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày,…), ảnh hưởng đến công việc ở mức độ nhẹ đến trung bình. Ngoài ra còn kèm theo những hậu quả mất ngủ mạn tính mức độ nhẹ nói trên.

Mất ngủ kéo dài mức độ nặng: Các chức năng xã hội, công việc bị ảnh hưởng nghiêm trọng như giảm hiệu quả, cáu gắt khi giao tiếp, các sinh hoạt hàng ngày không thể thực hiện bình thường. Đi kèm với đó là những hậu quả của mất ngủ mức độ nhẹ nhưng trầm trọng hơn.

Gặp các vấn đề sức khỏe khác: Ví dụ như tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim, rối loạn tâm trạng, béo phì. Có thể nghiêm trọng hơn là dẫn đến đột quỵ.

Các phương pháp điều trị mất ngủ kéo dài

Để điều trị chứng mất ngủ kéo dài, bạn có thể bắt đầu từ việc thay đổi chế độ ăn uống, lối sống hàng ngày. Nếu tình trạng không chuyển biến, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị mất ngủ kéo dài.

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống

Với lối sống, chế độ ăn uống hàng ngày, bạn có thể áp dụng những thay đổi như sau:

  • Cố gắng đi ngủ/thức dậy vào cùng một khung giờ mỗi ngày.
  • Để tinh thần, cơ thể được thư giãn ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ.
  • Đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho giấc ngủ của bạn. Ví dụ như phòng tối hoặc có độ sáng vừa phải, sử dụng thêm các rèm che, nút bịt tai, nút bịt mắt nếu cần. Đảm bảo gối, nệm hoặc các vật dụng khác trên giường ngủ giúp bạn thoải mái hơn.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục đều đặn, kiểm soát cân nặng.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe cho hệ thần kinh, giảm thiểu căng thẳng. Ví dụ như thực phẩm giàu vitamin, thực phẩm từ thực vật,…

Doc-sach-truoc-khi-di-ngu-la-mot-cach-thu-gian-ho-tro-tri-mat-ngu-keo-dai

Đọc sách trước khi đi ngủ là một cách thư giãn, hỗ trợ trị mất ngủ kéo dài

Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế một số vấn đề sau:

  • Không ăn quá nhiều trước khi đi ngủ. Hạn chế tập thể dục ít nhất 4 giờ trước khi đến giờ ngủ.
  • Không nên xem tivi, các thiết bị điện tử ngay trước khi đi ngủ, bởi ánh sáng xanh từ các thiết bị này có thể khiến bạn trở nên tỉnh táo hơn.
  • Hạn chế thời gian ngủ trưa trong ngày, chỉ nên ngủ từ 15 – 30 phút vào buổi trưa.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm khiến cho tình trạng căng thẳng, mất ngủ trở nên trầm trọng hơn. Ví dụ như đồ ăn có dầu mỡ, đồ ăn lạnh, thực phẩm chứa cồn, caffeine,…

Các liệu pháp quản lý giấc ngủ không dùng thuốc

Bên cạnh thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, người bệnh có thể được hướng dẫn thêm những liệu pháp quản lý giấc ngủ như sau:

Liệu pháp hạn chế giấc ngủ: Bạn cần hạn chế thời gian nằm trên giường và không ngủ. Ví dụ như thời gian nằm trên giường và sử dụng thiết bị điện tử hoặc làm những công việc khác. Thay vào đó, nếu thời gian ngủ của bạn đang ở mức 5 giờ/ngày, bạn chỉ nên nằm trên giường 5 giờ/ngày. Sau đó tăng dần thời gian từ 15 – 20 phút/ngày theo từng tuần.

Liệu pháp thư giãn: Những kỹ thuật như thư giãn cơ tiến bộ, phản hồi sinh học có thể giúp kích thích soma, giảm kích thích nhận thức trước khi ngủ. Từ đó giúp đi vào giấc ngủ tốt hơn.

Liệu pháp nhận thức: Với liệu pháp này, bác sĩ sẽ giúp bạn thay đổi được thái độ sai lầm, niềm tin về giấc ngủ để giúp bạn có thể bắt đầu ngủ tốt hơn.

Han-che-thoi-gian-nam-“khong-ngu”-la-mot-lieu-phap-dieu-tri-mat-ngu-keo-dai.

Hạn chế thời gian nằm “không ngủ” là một liệu pháp điều trị mất ngủ kéo dài

Sử dụng các loại thuốc điều trị mất ngủ kéo dài

Khi thay đổi lối sống, chế độ ăn uống không thể làm giảm tình trạng mất ngủ, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng một số loại thuốc. Ví dụ như sau:

  • Các loại thuốc giúp giảm độ trễ giấc ngủ, tăng thời gian ngủ: Benzodiazepines, Zopiclone (nhóm Cyclopryrrolone), Zolpidem (nhóm Imidazopyridine), Eszopiclone, Ramelteon.
  • Các loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Ví dụ như Doxepin, Nortriptyline, Amitriptyline,… Những thuốc này sẽ giúp gây buồn ngủ, cải thiện giấc ngủ liên tục.
  • Thuốc chống trầm cảm có tác dụng an thần mạnh như Trazodone thường dùng cho người bệnh lạm dụng chất kích thích dẫn đến mất ngủ.
  • Thuốc kháng histamin: Thường được sử dụng trong các loại thuốc hỗ trợ điều trị giấc ngủ không kê đơn, hiệu quả với chứng mất ngủ kéo dài mức độ nhẹ.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ chữa mất ngủ kéo dài

Bên cạnh những phương pháp chữa mất ngủ kéo dài ở trên, bạn cũng có thể sử dụng thêm thảo dược giúp tăng cường sức khỏe thần kinh. Từ đó, giúp tác động đến các nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài toàn diện hơn.

Một số thảo dược bạn có thể tham khảo như: Hợp hoan bì, táo nhân, hồng táo, viễn chí, ngũ vị tử,… Tác dụng cụ thể như sau:

Hợp hoan bì: Đã được nghiên cứu tại đại học Sungkyunkwan, đại học Kyung Hee và đại học Ewha Woman tại Hàn Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thảo dược này giúp tăng cường serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh tham gia vào tổng hợp melatonin giúp tăng cường lưu thông máu, điều hòa chu kỳ giấc ngủ tốt hơn.

Viễn chí, táo nhân, uất kim: Dưỡng tâm, an thần, hỗ trợ giảm mệt mỏi, lo âu, khó chịu, giúp các tế bào thần kinh được nghỉ ngơi tốt hơn.

Hồng táo, táo nhân: Hỗ trợ tăng cường chất dinh dưỡng cho hệ thần kinh.

Bạn nên sử dụng phối hợp những thảo dược này để đem lại hiệu quả và hỗ trợ cải thiện mất ngủ kéo dài tốt hơn.

Mot-so-thao-duoc-giup-tang-cuong-suc-khoe-than-kinh-dieu-hoa-giac-ngu

Một số thảo dược giúp tăng cường sức khỏe thần kinh, điều hòa giấc ngủ

>>>XEM THÊM: Hợp hoan bì – Đột phá mới hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh

Mất ngủ kéo dài có thể khiến bạn bị mệt mỏi, suy nhược thần kinh. Nghiêm trọng hơn có thể gây ra đột quỵ. Do đó, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của mất ngủ kéo dài được nêu trên, hãy liên hệ với bác sĩ để được thăm khám càng sớm càng tốt. Trong quá trình điều trị mất ngủ, người bệnh có thể phối hợp thêm các phương pháp được nhắc đến như kết hợp ăn uống, sử dụng thảo dược để hiệu quả hơn.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về chứng mất ngủ kéo dài và chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, bạn có thể đặt câu hỏi tại phần bình luận, các dược sĩ sẽ hỗ tư vấn cụ thể và chi tiết hơn.

Tài liệu tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2924526/

https://www.healthline.com/health/chronic-insomnia#treatment

https://www.webmd.com/sleep-disorders/insomnia-symptoms-and-causes