Suy giảm trí nhớ là một vấn đề thần kinh nghiên trọng, có tới 50% người trẻ bị suy giảm trí nhớ sau đó chuyển thành hội chứng sa sút trí tuệ. Nhiều nghiên cứu thống kê rằng 85% những người dưới 50 tuổi sẽ gặp các vấn đề về trí nhớ kém. Trong số đó, có tới 30% người dưới 30 tuổi, số còn lại nằm ở lứa tuổi trung niên. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan về chứng bệnh này!
Tại sao bạn lại bị suy giảm trí nhớ?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng suy giảm trí nhớ. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng bệnh này.
Thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh gây suy giảm trí nhớ
Tiến sĩ Catia M.Teixeira đã tiến hành một nghiên cứu tại Trung tâm y tế Irving Đại học Columbia thành phố New York về sự giải phóng serotonin ở vùng hippocampus cùng những tác động của nó lên trí nhớ.
Vùng hippocampus hay còn gọi là CA1 đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì bộ nhớ trong thời gian dài.
Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng: Sức mạnh của các chất dẫn truyền thần kinh trung ương thông qua vùng CA1 có liên quan chặt chẽ đến trí nhớ. Vùng này bị ảnh hưởng nặng nề bởi serotonin. Khi nồng độ hormone serotonin tăng lên thì giao tiếp thần kinh trong CA1 sẽ mạnh mẽ hơn. Điều này có tác dụng tăng cường trí nhớ không gian.
Tiến sĩ Teixeira cũng giải thích rằng serotonin được giải phóng từ bể nội sinh của nó trong vùng hippocampus trong quá trình ghi nhớ, học tập giúp trí nhớ được tăng cường.
Do đó, sự thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh trung ương sẽ làm trí nhớ bị suy giảm nghiêm trọng.
Thiếu hụt chất dẫn truyền serotonin gây suy giảm trí nhớ
Suy giảm trí nhớ do chấn thương sọ não, đột quỵ não và một số tổn thương thực thể
Chấn thương sọ não hay còn gọi là TBI là những chấn thương gây ảnh hưởng đến chức năng não. Các chấn thương nghiêm trọng có thể gây mất trí nhớ kéo dài hơn 7 ngày. Nếu xảy ra tổn thương não vĩnh viễn, bạn có thể bị mất trí nhớ vĩnh viễn.
Chấn thương sọ não, đột quỵ não và một số tổn thương thực thể sẽ gây ra những tổn thương tiến triển tại các tế bào não bộ cùng hệ thần kinh.
Hậu quả của những tổn thương này là tình trạng mất trí nhớ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống.
Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể tiến triển thành Parkinson hay Alzheimer.
Tăng huyết áp, tăng cholesterol máu sẽ có nguy cơ suy giảm trí nhớ cao
Theo một nghiên cứu về mô hình bệnh Alzheimer được đăng tải trên trang Pubmed, sự suy giảm trí nhớ có liên quan đến Lipopolysaccharide.
Người có nồng độ cholesterol cao hoặc những người bị tăng huyết áp thường có nguy cơ bị suy giảm trí nhớ cao. Bởi lẽ, đây là các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa mạch máu khiến cho lưu lượng máu lên não bị suy yếu. Do đó lượng oxy đến não bị sụt giảm nghiêm trọng.
Đây chính là nguyên nhân gây ra sự suy giảm trí nhớ và các vấn đề về não bộ.
Mất ngủ kéo dài gây suy giảm trí nhớ
Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc tái tạo năng lượng và đào thải độc tố. Bên cạnh đó, sóng não trong quá trình ngủ sẽ chuyển đổi đến vỏ não trước trán và lưu trữ thông tin.
Chính vì vậy, thiếu ngủ hay mất ngủ kéo dài sẽ khiến luồng thông tin đi về vỏ não trước trán bị ngưng trệ. Từ đó gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ, mau quên.
Hãy xây dựng cho mình một giờ giấc sinh hoạt hợp lý và khoa học để có một giấc ngủ ngon và đẩy lùi yếu tố nguy cơ gây ra chứng suy giảm trí nhớ.
Suy giảm trí nhớ do mất ngủ kéo dài
Thiếu hụt dinh dưỡng và các vitamin nhóm B
Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển của não bộ. Do đó, sự thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến trí nhớ.
Bình thường, các vitamin nhóm B có tác dụng duy trì sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh trung ương. Bên cạnh đó, các vitamin này cũng có tác dụng bồi bổ tế bào thần kinh. Sự thiếu hụt vitamin B sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự hoạt động của não bộ, đặc biệt là khả năng ghi nhớ. Thiếu vitamin B1 còn có thể gây hội chứng Wernicke-Korsakoff gây mất trí nhớ dài hạn hoặc ngắn hạn.
Lạm dụng thuốc men và các chất kích thích
Việc lạm dụng các chất kích thích có thể gây tổn thương nặng đến chức năng của dây thần kinh. Bên cạnh đó, sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc động kinh hay điều trị xạ trị, hoá trị cũng can thiệp sâu sắc tới hoạt động của não bộ. Từ đó gây ra chứng suy giảm trí nhớ.
Những hệ lụy nghiêm trọng do suy giảm trí nhớ gây ra
Suy giảm trí nhớ có thể gây ra nhiều hệ luỵ vô cùng nghiêm trọng.
Người bị mắc chứng suy giảm trí nhớ thường gặp phải tình trạng lơ đãng, thiếu tập trung trong công việc và việc học hành. Sự suy giảm trí nhớ cũng khiến năng suất và kết quả học tập bị giảm sút. Thông thường, những người bị mắc chứng bệnh này sẽ tư duy chậm chạp hơn người khác.
Nghiêm trọng hơn, bệnh còn khiến các tế bào não tổn thương ngày một trầm trọng hơn và có nguy cơ không thể phục hồi. Một số ảnh hưởng nghiêm trọng có thể kể đến bao gồm teo não, chết tế bào não hoặc tổn thương chất trắng.
Tình trạng suy giảm trí nhớ còn dẫn đến rất nhiều những sự nhầm lẫn không đáng có và nhiều tình huống trớ trêu trong cuộc sống.
Làm sao để ngăn ngừa chứng suy giảm trí nhớ?
Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn ngăn ngừa chứng suy giảm trí nhớ hiệu quả.
Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ
Theo một số báo cáo thống kê cho thấy, có khoảng 40% các trường hợp bị sa sút trí tuệ vẫn có thể phòng ngừa được nhờ kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ.
Hãy bắt đầu với việc ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm để giúp não bộ nạp lại năng lượng và tái tạo các noron thần kinh mới. Ngoài ra, việc duy trì tập thể dục thường xuyên mỗi ngày cũng là một cách hữu hiệu giúp cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ.
Thay đổi thói quen ăn uống cũng vô cùng cần thiết trong việc điều trị chứng suy giảm trí nhớ. Bạn nên điều chỉnh chế độ ăn ít chất béo, tăng cường protein và chất xơ để giảm thiểu nguy cơ tăng huyết áp và xơ vữa động mạch.
Theo một nghiên cứu mới nhất của Đại học California (Los Angeles) được đăng tải trên trang tin tức sức khỏe Counsel & Heal, ngồi thiền có thể ngăn ngừa sự lão hóa của não bộ. Bên cạnh đó, thiền định cũng giúp phòng tránh chứng mất trí.
Thiền định giúp giảm thiểu đáng kể nguy cơ suy giảm trí nhớ
Dùng các sản phẩm bổ trợ từ thảo dược
Các thảo dược thiên nhiên từ lâu đã được dân gian lưu truyền trong điều trị suy giảm trí nhớ. Các thảo dược như hợp hoan bì, uất kim được sử dụng rất rộng rãi bởi có tác dụng an thần và bổ sung dinh dưỡng não bộ cực kì hiệu quả.
Suy giảm trí nhớ gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Việc sử dụng các sản phẩm bổ trợ hay thay đổi lối sống là vô cùng cần thiết để giúp bạn có một cuộc sống cân bằng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn tìm được giải pháp ngăn ngừa chứng suy giảm trí nhớ hợp lý nhất!
Mọi thắc mắc vui lòng để lại bình luận phía dưới để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp!
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/mild-cognitive-impairment#diagnosis
https://www.medicalnewstoday.com/articles/memory-loss#memory-loss-causes