Rất nhiều người bệnh khi được chẩn đoán rối loạn lo âu và không có chỉ định điều trị đều băn khoăn “Bệnh rối loạn lo âu có nguy hiểm không?”. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin giúp quý bạn đọc giải đáp được thắc mắc cũng như có biện pháp để cải thiện hiệu quả căn bệnh này.

Roi-loan-lo-au-co-nguy-hiem-khong-la-noi-lo-lang-chung-cua-nguoi-benh

Rối loạn lo âu có nguy hiểm không là nỗi lo lắng chung của người bệnh

Rối loạn lo âu có nguy hiểm không? 

Rối loạn lo âu là một rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác lo sợ lan tỏa, khó chịu mơ hồ kèm theo các triệu chứng như đau đầu, vã mồ hôi, hồi hộp, siết chặt ở ngực… 

Rối loạn lo âu ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống bình thường của người bệnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Dưới đây là một số tác hại điển hình:

  • Rối loạn lo âu kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và các chứng tâm thần kinh khác.
  • Người bệnh rối loạn lo âu có xu hướng lạm dụng các chất kích thích, chất gây nghiện vì những thứ này có thể giúp họ dễ chịu tức thời.
  • Ngủ không ngon giấc, thường tỉnh lúc nửa đêm
  • Xuất hiện các vấn đề về hệ tiêu hóa.
  • Bệnh nhân hay bị nhức đầu và tình trạng này thường kéo dài dai dẳng.
  • Sợ phải giao tiếp với thế giới bên ngoài, tự mình cách ly với xã hội.
  • Gặp khó khăn về trí nhớ, giảm tập trung gây khó khăn trong học tập, công việc.
  • Ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
  • Có suy nghĩ làm hại bản thân và thậm chí có cả ý định tự tử.

Roi-loan-lo-au-dan-den-cam-giac-ngai-giao-tiep-so-hai-dam-dong

Rối loạn lo âu dẫn đến cảm giác ngại giao tiếp, sợ hãi đám đông

Rối loạn lo âu có tự hết không?

Câu trả lời chắc chắn là không. Tuy nhiên, việc phát hiện và điều trị rối loạn lo âu càng sớm thì khả năng hồi phục và hòa nhập với cộng đồng càng cao. Nhưng cần phải chú ý rằng, ngay cả khi quá trình điều trị đã thành công thì việc tái phát bệnh vẫn có thể xảy ra.

Các phương pháp điều trị rối loạn lo âu hiện nay

Có 2 lựa chọn giúp điều trị rối loạn lo âu, đó là sử dụng thảo dược Đông y hoặc sử dụng thuốc điều trị Tây y. Mỗi phương pháp này sẽ có những ưu nhược điểm riêng, tùy thuộc vào mức độ của người bệnh rối loạn lo âu mà áp dụng phương pháp phù hợp.

Sử dụng thảo dược Đông y giúp cải thiện rối loạn lo âu an toàn, hiệu quả

Do phần lớn trường hợp rối loạn lo âu giai đoạn đầu chưa cần điều trị bằng thuốc Tây y nên thảo dược Đông y đang trở thành xu hướng điều trị chính được nhiều chuyên gia lựa chọn tư vấn cho người bệnh.

Nhiều thảo dược Đông y đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị rối loạn lo âu. Trong đó không thể không kể đến bài thuốc từ 7 thảo dược quý sau: Hợp hoan bì, Uất kim, Ngũ vị tử, Hồng táo, Táo nhân, Viễn chí, Soy lecithin.

Bài thuốc này là giải pháp toàn diện dành cho người bệnh rối loạn lo âu. Theo nghiên cứu tại khoa Dược của Đại học Ewha Woman, Hàn Quốc đưa ra kết luận: Hợp hoan bì có tác dụng điều hòa giấc ngủ sinh lý, cân bằng tâm trạng và cảm xúc hiệu quả, nhờ vào cơ chế kích thích não bộ sản xuất serotonin. Đồng thời giúp giảm đau đầu, mất ngủ, hồi hộp, lo sợ vô cớ. Từ đó, người bệnh có thể cải thiện rối loạn lo âu mà không cần sử dụng thuốc Tây y.

Bai-thuoc-co-thanh-chinh-tu-Hop-hoan-bi-duoc-nhieu-chuyen-gia-khuyen-dung-trong-dieu-tri-roi-loan-lo-au

Bài thuốc có thành chính từ Hợp hoan bì được nhiều chuyên gia khuyên dùng trong điều trị rối loạn lo âu

Hiện nay, để mua được đủ các thảo dược này không khó. Thế nhưng, việc điều chỉnh tỷ lệ giữa các thành phần cùng thời gian đun sắc kéo dài, khó đảm bảo chất lượng dược liệu là trở ngại thực sự với những người bệnh rối loạn lo âu. 

Để giải quyết bài toán này, sản phẩm có thành phần chính từ thảo dược Hợp hoan bì dạng viên nén đã ra đời. Theo khảo sát của VnEconomy năm 2022, có đến 95% người bệnh rối loạn lo âu hài lòng về hiệu quả cải thiện của sản phẩm có thành phần chính từ Hợp hoan bì chỉ sau 4 - 6 tuần sử dụng.

Điều trị  rối loạn lo âu bằng thuốc Tây y

Việc sử dụng thuốc Tây y chỉ được lựa chọn trong các trường hợp rối loạn lo âu nặng. Một số loại thuốc thường dùng để giảm chứng lo âu, sợ hãi gồm có:

  • Thuốc chống trầm cảm: Escitalopram, Fluoxetine, Duloxetine, Venlafaxine… 
  • Nhóm Benzodiazepin: Nhóm thuốc điều trị triệu chứng giúp cải thiện cảm giác hoảng sợ, lo lắng kéo dài. Ví dụ: Alprazolam (Xanax) và Clonazepam (Klonopin).
  • Thuốc chẹn kênh beta: Thuốc cao huyết áp được sử dụng để làm dịu các cơn lo lắng về thể chất như nhịp tim nhanh, run rẩy giúp người bệnh thư giãn và giảm lo âu.
  • Thuốc chống co giật: Sử dụng để phòng tránh các cơn co giật cho bệnh nhân mắc rối loạn lo âu kèm động kinh.

Ngoài ra còn một số loại thuốc khác như: Thuốc chống loạn thần, thuốc MAOIs… Người bệnh rối loạn lo âu có thể sử dụng kết hợp Tây y cùng sản phẩm từ thảo dược Hợp hoan bì để hạn chế tác dụng phụ của thuốc Tây y.

Ket-hop-Dong-Tay-y-giup-cai-thien-roi-loan-lo-au-an-toan-hieu-qua

Kết hợp Đông Tây y giúp cải thiện rối loạn lo âu an toàn, hiệu quả

Mong rằng qua bài viết này, người bệnh đã được giải đáp thắc mắc “Bệnh rối loạn lo âu có nguy hiểm không?”. Để tránh các tác hại có thể gây ra bởi rối loạn lo âu, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính là hợp hoan bì mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất. Nếu còn thắc mắc về các phương pháp điều trị rối loạn lo âu hay sản phẩm thảo dược, hãy để lại bình luận hoặc thông tin ở ô bên dưới để được tư vấn nhanh và chính xác nhất!

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anxiety/symptoms-causes/syc-20350961

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9536-anxiety-disorders

https://www.medanta.org/patient-education-blog/the-dark-side-of-anxiety-7-effects-of-anxiety-on-the-body