Rối loạn lo âu là một bệnh lý tâm thần ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Bệnh nếu không được cải thiện kịp thời có thể để lại nhiều di chứng nghiêm trọng. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời bạn đọc tham khảo thêm thông tin dưới đây.

Bệnh rối loạn lo âu là gì?

Rối loạn lo âu là bệnh lý bao gồm một nhóm các rối loạn tâm thần, đặc trưng bởi tình trạng lo lắng và sợ hãi quá mức trước một hiện tượng xảy ra, có tính chất vô lý, lặp đi lặp lại. Tình trạng này có thể diễn ra trong một thời gian dài gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống thường ngày của người bệnh.

Tỷ lệ người mắc hội chứng rối loạn lo âu ở Hoa Kỳ là vô cùng cao, lên tới hơn 40 triệu người (19,1%). Theo nghiên cứu thì tỷ lệ mắc bệnh rối loạn lo âu ở phụ nữ cao hơn đàn ông.

Rối loạn lo âu có các dạng thường gặp sau đây: Rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn stress sau chấn thương, rối loạn ám ảnh xã hội, rối loạn lo âu phân ly.

Ty-le-mac-benh-roi-loan-lo-au-o-phu-nu-cao-hon-nam-gioi.webp

Tỷ lệ mắc bệnh rối loạn lo âu ở phụ nữ cao hơn nam giới

>>>XEM THÊM: Biểu hiện rối loạn lo âu – Ngăn chặn chứng bệnh nhờ sử dụng sản phẩm thảo dược

Nguyên nhân rối loạn lo âu và các yếu tố nguy cơ

Ngày nay các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được nguyên nhân chính xác của bệnh rối loạn lo âu. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

  • Di truyền: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ có bố mẹ mắc bệnh rối loạn lo âu thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn gấp 6 lần.
  • Môi trường sống: Nguy cơ bị rối loạn lo âu sẽ cao hơn nếu bạn trải qua hay chứng kiến các sự kiện quá sức tưởng tượng như bị lạm dụng vào thời thơ ấu, chứng kiến cái chết của một người thân trong gia đình hay bị tấn công, chứng kiến bạo lực… 
  • Lạm dụng chất kích thích, chất gây nghiện.
  • Người có tiền sử bị mắc các bệnh về tâm thần kinh.

Ngoài các yếu tố nguy cơ trên, các chuyên gia cho rằng nguyên nhân cốt lõi dẫn đến chứng rối loạn lo âu là do não bộ bị thiếu dinh dưỡng và rối loạn chất dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là thiếu hụt serotonin - Một loại hormone điều hoà tâm trạng, cảm xúc, giấc ngủ.

Lam-dung-ruou-la-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-cua-benh-roi-loan-lo-au.webp

Lạm dụng rượu là một trong những nguyên nhân của bệnh rối loạn lo âu

Tác hại của bệnh rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống bình thường của người bệnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Dưới đây là một số tác hại điển hình:

  • Rối loạn lo âu kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và các chứng tâm thần kinh khác.
  • Người bệnh rối loạn lo âu có xu hướng lạm dụng các chất kích thích, chất gây nghiện vì những thứ này có thể giúp họ dễ chịu tức thời.
  • Ngủ không ngon giấc, thường tỉnh lúc nửa đêm
  • Xuất hiện các vấn đề về hệ tiêu hóa.
  • Bệnh nhân hay bị nhức đầu và tình trạng này thường kéo dài dai dẳng.
  • Sợ phải giao tiếp với thế giới bên ngoài, tự mình cách ly với xã hội.
  • Gặp khó khăn về trí nhớ, giảm tập trung gây khó khăn trong học tập, công việc.
  • Ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
  • Có suy nghĩ làm hại bản thân và thậm chí có cả ý định tự tử.

Roi-loan-lo-au-dan-den-cam-giac-ngai-giao-tiep.webp

Rối loạn lo âu dẫn đến cảm giác ngại giao tiếp

Vậy bệnh rối loạn lo âu liệu có chữa khỏi được không? Rối loạn lo âu nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì các triệu chứng và tình trạng của người bệnh sẽ được cải thiện. Bệnh này không thể tự khỏi, để càng lâu thì vấn đề sẽ càng nghiêm trọng.

Các triệu chứng điển hình của người mắc bệnh rối loạn lo âu

Mỗi bệnh nhân sẽ có những triệu chứng, biểu hiện bệnh rối loạn lo âu khác nhau, tuy nhiên, điểm chung của bệnh lý này đó là tâm trạng sợ hãi và lo lắng quá mức kể cả trong các trường hợp không có bất kỳ đe dọa hay nguy hiểm nào cả.

Ngoài ra, rối loạn lo âu còn có một số triệu chứng điển hình như: Cảm giác lo lắng xuất hiện thường xuyên; Tâm trạng luôn trong trạng thái căng thẳng và dễ nổi giận, nóng nảy; Cảm giác bồn chồn hoặc cáu kỉnh; Luôn có suy nghĩ việc mình sắp làm sẽ trở nên tồi tệ và cơ thể luôn đề phòng trước bất cứ việc gì để tạo cảm giác an toàn cho bản thân.

Điều trị bệnh rối loạn lo âu

Cần phải có những biện pháp điều trị rối loạn lo âu thích hợp để tình trạng người bệnh nhanh chóng cải thiện, giảm các triệu chứng và sớm hòa nhập lại với cuộc sống.

Tâm lý trị liệu

Liệu pháp tâm lý trị liệu được xem là giải pháp hàng đầu trong điều trị cho bệnh nhân mắc rối loạn lo âu. 

Các bác sĩ sẽ thông qua liệu pháp hành vi, liệu pháp nói chuyện hoặc liệu pháp tâm lý để tìm ra vấn đề mà bệnh nhân mắc phải và đề ra phương án giải quyết hợp lý.

Trong quá trình điều trị bằng tâm lý trị liệu, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân áp dụng liệu pháp tâm lý hành vi. Nghĩa là bệnh nhân sẽ học cách hít thở, nói chuyện giải tỏa, thiền định hoặc yoga,... 

Bên cạnh những can thiệp của bác sĩ thì sự quan tâm chăm sóc của người nhà cũng rất quan trọng và giúp cho việc tiến triển của bệnh.

Tam-ly-tri-lieu-la-phuong-phap-giup-cai-thien-benh-roi-loan-lo-au-vo-cung-hieu-qua.webp

Tâm lý trị liệu là phương pháp giúp cải thiện bệnh rối loạn lo âu vô cùng hiệu quả

Điều trị bằng thuốc

Việc sử dụng thuốc kết hợp với tâm lý trị liệu giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi của người bệnh. Một số loại thuốc thường dùng để giảm chứng lo âu, sợ hãi gồm có:

  • Thuốc chống trầm cảm: Escitalopram, Fluoxetine, Duloxetine, Venlafaxine… 
  • Nhóm Benzodiazepin: Nhóm thuốc điều trị triệu chứng giúp cải thiện cảm giác hoảng sợ, lo lắng kéo dài. Ví dụ: Alprazolam (Xanax) và Clonazepam (Klonopin).
  • Thuốc chẹn kênh beta: Thuốc cao huyết áp được sử dụng để làm dịu các cơn lo lắng về thể chất như nhịp tim nhanh, run rẩy giúp người bệnh thư giãn và giảm lo âu.
  • Thuốc chống co giật: Sử dụng để phòng tránh các cơn co giật cho bệnh nhân mắc rối loạn lo âu kèm động kinh.

Ngoài ra còn một số loại thuốc khác như: Thuốc chống loạn thần, thuốc MAOIs…

dieu-tri-roi-loan-lo-au-bang-tay-y-giup-giam-cac-trieu-chung-tuc-thoi.webp

Điều trị rối loạn lo âu bằng tây y giúp giảm các triệu chứng tức thời

Điều trị trầm cảm lo âu bằng đông y

Nếu bạn mắc rối loạn lo âu nhưng ở tình trạng nhẹ, để tránh những tác dụng phụ do thuốc tây gây ra thì việc sử dụng các phương pháp đông y được xem là vô cùng thích hợp. Bạn có thể tham khảo một số bài viết dưới đây:

Bài thuốc 1

Chuẩn bị nguyên liệu: Tiểu hồi hương, thục phụ tử, long đởm thảo, sơn thù du, long xỉ, trần bì, ngô thù du.

Cách sử dụng: Cho tất cả các dược liệu trên vào ấm và sắc. Uống mỗi ngày và dùng đều đặn trong thời gian từ 1 đến 2 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Tác dụng: Bài thuốc này giúp giảm bớt tình trạng căng thẳng, hồi hộp và lo lắng của bệnh nhân.

Bài thuốc số 2

Chuẩn bị nguyên liệu gồm: Táo nhân 18 gam; Sinh long mẫu 18 gam; Nguyên nhục, Thái tử sâm, mỗi vị 9 gam; Bách hợp 45 gam; Liên tử tâm, Trần bì mỗi vị 6 gam; Phục linh 12 gam; Thần sa 1,8 gam; Chích cam thảo 4,5 gam.

Cách sử dụng: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm sắc uống mỗi ngày. Tùy vào tình hình bệnh của mỗi người mà sử dụng trong thời gian ngắn hay dài.

Bài thuốc số 3

Chuẩn bị nguyên liệu: Dược liệu trà xanh.

Cách dùng: Sắc hoặc hãm trà uống hàng ngày. Nên uống lúc nóng.

Tác dụng: Trong thành phần của trà xanh chứa các chất chống oxy hóa, có tác dụng kháng khuẩn, hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh…

Bài thuốc số 4 

Chuẩn bị nguyên liệu: Thục địa 12 gam; Táo nhân; Phục thần; Hoàng kỳ; Mạch môn; Bạch truật 16 gam; Hạt sen mỗi vị 16 gam; Quế nhục 4 gam; Cam thảo; Mộc hương.

Cách sử dụng: Cho tất cả nguyên liệu trên vào ấm sắc uống hằng ngày, ngày uống 3 lần.

Tác dụng: Bài thuốc có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu như mất ngủ, ngủ không ngon giấc, nửa đêm thức giấc.

Viec-su-dung-tra-xanh-hang-ngay-rat-tot-cho-benh-nhan-roi-loan-lo-au.webp

Việc sử dụng trà xanh hàng ngày rất tốt cho bệnh nhân rối loạn lo âu

Các biện pháp giúp cải thiện rối loạn lo âu tại nhà

Các phương pháp chữa bệnh rối loạn lo âu ở nhà sau đây có thể  giúp bệnh nhân cải thiện được triệu chứng và nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng.

  • Luôn vận động: Tập thể dục rất hiệu quả trong việc giảm lo lắng, căng thẳng. Đặc biệt, nó không chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn mà còn kéo dài nhiều giờ đồng hồ sau khi làm việc.
  • Không uống uống rượu bia, hút thuốc: Sử dụng rượu bia, thuốc lá có thể giúp bạn giảm căng thẳng tức thời nhưng dùng nhiều sẽ gây ra tác hại cho sức khỏe.
  • Thiền: Mục tiêu chính của bộ môn này là giúp người tập bỏ qua những hỗn loạn trong cuộc sống. Nếu mỗi ngày bạn dành ra 30 phút để tập thiền thì sẽ cải thiện rõ rệt các triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu. Ngoài ra, yoga chữa rối loạn lo âu cũng là cách nhiều người lựa chọn.
  • Thực hiện một chế độ ăn uống khoa học: Có thể bạn chưa biết, một chế độ ăn nhiều đường sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng và tính tình của con người. Hãy thực hiện một chế độ ăn khoa học, ăn nhiều trái cây, hoa quả và các loại protein nạc, hạn chế các món ăn chế biến sẵn cũng là một trong các bước cải thiện tình trạng rối loạn lo âu vô cùng hiệu quả.
  • Sản phẩm thảo dược: Bên cạnh sử dụng các phương pháp điều trị thì người bệnh nên kết hợp dùng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để nâng cao hiệu quả điều trị lại an toàn cho sức khỏe.

Đặc biệt, nghiên cứu của Đại học ở tỉnh Chiết Giang và Quỹ Nghiên cứu Khoa học của Đại học Thiệu Hưng thực hiện cùng Phòng Khoa học & Công nghệ Thành phố Thiệu Hưng, Trung Quốc đã kết luận: “Hợp hoan bì đem lại tác dụng tăng cường sức khỏe thần kinh nhờ cơ chế kích thích não bộ tăng tiết serotonin, giảm rối loạn lo âu hiệu quả. 

Các nhà khoa học đã nghiên cứu kết hợp hợp hoan bì với các thảo dược có tác dụng an thần, cải thiện mất ngủ khác như uất kim, toan táo nhân, ngũ vị tử,... để tạo ra sản phẩm viên nén có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt hơn.

Hop-hoan-bi-ho-tro-cai-thien-chung-roi-loan-lo-au-nho-tang-cuong-suc-khoe-than-kinh.webp

Hợp hoan bì hỗ trợ cải thiện chứng rối loạn lo âu nhờ tăng cường sức khoẻ thần kinh

>>>XEM THÊM: Cập nhật phác đồ điều trị rối loạn lo âu lan tỏa tốt nhất 2021

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ và chính xác nhất về bệnh rối loạn lo âu, hy vọng bạn đã có những kiến thức cần thiết về căn bệnh này. Nếu bạn đang mắc các triệu chứng của bệnh hoặc có bất cứ thắc mắc gì về căn bệnh rối loạn lo âu hay những bệnh tâm thần kinh khác, hãy để lại thông tin để được chuyên gia tư vấn nhé.

Tài liệu tham khảo

https://www.webmd.com/anxiety-panic/guide/anxiety-disorders#1

https://www.healthline.com/health/anxiety#types

https://www.nimh.nih.gov/health/topics/anxiety-disorder