Tình trạng mệt mỏi kéo dài khiến nhiều người cảm thấy kiệt sức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống. Việc tìm ra chính xác thủ phạm gây mệt mỏi sẽ là chìa khóa giúp bạn lấy lại sức khỏe, tinh thần nhanh chóng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi nội dung trong bài viết sau!

Mệt mỏi kéo dài là gì?

Mệt mỏi là cảm giác thường xuất hiện sau khi lao động với cường độ cao, stress, áp lực kéo dài... Theo các chuyên gia, đây là một rối loạn phức tạp, đặc trưng bởi tình trạng suy nhược, khó tập trung, đau cơ, đau nhức cơ thể, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.

Mệt mỏi là tình trạng bình thường của cơ thể và hiện tượng này có thể hồi phục ngay sau khi được nghỉ ngơi và bổ sung dưỡng chất đầy đủ. Tuy nhiên, trong trường hợp mệt mỏi do bệnh lý tâm thần, thần kinh thì triệu chứng thường kéo dài và kèm theo trạng thái bực bội, khó chịu, ngủ không yên giấc. Tình trạng mệt mỏi kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác như: Khó chịu, tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở, đau dạ dày…

Met-moi-keo-dai-co-the-la-bieu-hien-cua-benh-ly-tam-than-kinh

Mệt mỏi kéo dài có thể là biểu hiện của bệnh lý tâm thần kinh

7 nguyên nhân gây mệt mỏi kéo dài cần thận trọng

Khi bạn mệt mỏi sau một ngày bận rộn là điều bình thường, nhưng nếu cảm thấy mệt mỏi dù đã được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, chứng tỏ sức khỏe đang gặp vấn đề, bao gồm:

Vấn đề về giấc ngủ

Thiếu ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ không đảm bảo là nguyên nhân gây mệt mỏi thường gặp nhất. Tình trạng này có thể là do thói quen làm việc vào ban đêm và ngủ nhiều ban ngày. Trong một số trường hợp, có thể bạn đi ngủ sớm, nhưng khó đi vào giấc ngủ hay ngủ không ngon giấc do gặp các rối loạn như: Ngưng thở khi ngủ và hội chứng chân không nghỉ, điều này cũng có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu vào sáng hôm sau.

Chứng bệnh mệt mỏi mạn tính

Mệt mỏi mạn tính là một rối loạn phức tạp, được đặc trưng bởi tình trạng suy nhược, đau cơ, khó tập trung và mệt mỏi kéo dài ít nhất 6 tháng, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Các triệu chứng của hội chứng mệt mỏi mạn tính bao gồm: Đau khớp và cơ, đau đầu, suy giảm khả năng tập trung,...

Bệnh suy nhược thần kinh

Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu thường gặp của bệnh suy nhược thần kinh. Trong trường hợp này, người bệnh sẽ cảm thấy uể oải, không có sức, suy yếu mặc dù được bổ sung dinh dưỡng và nghỉ ngơi đầy đủ. Đi cùng với chứng mệt mỏi kéo dài, người bị suy nhược cơ thể còn thường kèm theo các triệu chứng bao gồm: Khó chịu, bực bội, khó ngủ, suy nghĩ tiêu cực, ám ảnh, sợ hãi, chán ăn, táo bón, dạ dày khó chịu… Nguyên nhân sâu xa gây ra hiện tượng mệt mỏi kéo dài là do não bộ bị tổn thương, thiếu dinh dưỡng và thiếu chất dẫn truyền thần kinh serotonin.

Trầm cảm gây mệt mỏi, sa sút tinh thần

Trầm cảm là bệnh lý rối loạn tâm thần kinh với các triệu chứng bao gồm: Mệt mỏi, giảm năng lượng, khó ngủ, khó tập trung, không quan tâm đến những gì xung quanh, cảm thấy vô vọng, buồn và trống rỗng. Do đó, khi bạn gặp phải triệu chứng mệt mỏi do trầm cảm, hãy cố gắng giải quyết sớm để tránh gây ảnh hưởng và làm tổn hại đến thể chất, tinh thần.

Tram-cam-la-nguyen-nhan-gay-met-moi-keo-dai

Trầm cảm là nguyên nhân gây mệt mỏi kéo dài

Stress gây mệt mỏi kéo dài

Sau khi trải qua một khoảng thời gian stress và áp lực vì công việc, cuộc sống hay tình cảm, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này là do khi stress, cơ thể sẽ tiết ra cortisol nhiều hơn, từ đó gây nên chứng mệt mỏi.

Đau nửa đầu - nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi

Tình trạng mệt mỏi có thể xuất hiện trước, trong hoặc sau khi cơn đau nửa đầu xảy đến. Người bị đau nửa đầu ngoài biểu hiện mệt mỏi kéo dài còn có thể rơi vào tình trạng cáu kỉnh không rõ nguyên nhân và thậm chí bị trầm cảm. Chứng đau nửa đầu gây nên tình trạng mệt mỏi cùng với những cơn đau dữ dội làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Tinh-trang-met-moi-co-the-xuat-hien-truoc-trong-hoac-sau-moi-con-dau-nua-dau

Tình trạng mệt mỏi có thể xuất hiện trước, trong hoặc sau mỗi cơn đau nửa đầu

Các bệnh lý khác gây mệt mỏi

Bên cạnh những bệnh lý trên, tình trạng mệt mỏi kéo dài, suy nhược cơ thể còn là biểu hiện thường thấy ở các đối tượng mắc một số chứng bệnh như: Huyết áp, thiếu máu, tiểu đường, bệnh lao, bệnh tuyến giáp, sốt và viêm nhiễm, bệnh tai mũi họng, bệnh tim…

Các phương pháp đẩy lùi mệt mỏi kéo dài hiệu quả

Mệt mỏi kéo dài do lối sống, thói quen ăn uống, mất ngủ và mệt mỏi kéo dài bệnh lý là 2 tình trạng dễ nhầm lẫn, vì vậy bạn không nên chủ quan khi cảm thấy cơ thể uể oải, mệt mỏi, khó chịu… Thay vào đó, hãy tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp cải thiện càng sớm càng tốt.

Thay đổi lối sống lành mạnh

Tình trạng mệt mỏi kéo dài có thể được cải thiện nhờ một số lời khuyên sau đây:

  • Cải thiện giấc ngủ: Một giấc ngủ chất lượng là biện pháp hữu ích giúp bạn giảm căng thẳng và mệt mỏi hiệu quả. Để cải thiện giấc ngủ, bạn nên xây dựng đồng hồ sinh học bằng cách đi ngủ đúng giờ hằng ngày, giữ không gian phòng ngủ thoải mái, tránh ánh sáng, âm thanh và đặc biệt nên tránh xa các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. 
  • Xây dựng thực đơn đủ dinh dưỡng cần thiết: Các chuyên gia khuyên rằng, bổ sung thêm các loại hoa quả, rau xanh giúp tăng cường vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Bên cạnh đó, bạn nên tránh xa những đồ ăn thức uống có hại như: Rượu bia, thuốc lá, đồ ăn sẵn, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ…
  • Tăng cường thể dục, vận động: Hoạt động thể dục thể thao hợp lý như: Đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe toàn diện và cải thiện hiệu quả tình trạng mệt mỏi.

Ổn định trạng thái tâm lý

Tâm lý là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng mệt mỏi kéo dài. Chỉ khi giải tỏa được tâm lý, suy nghĩ tích cực, tinh thần phấn chấn, cơ thể bạn mới có nhiều sức sống, xua tan cảm giác mệt mỏi, uể oải. 

Bên cạnh đó, ổn định tâm lý cũng là cách để cải thiện các bệnh lý tâm thần kinh, một trong những nguyên nhân cốt lõi gây ra hiện tượng mệt mỏi kéo dài. 

Giai-toa-tam-ly-va-suy-nghi-tich-cuc-se-giup-cai-thien-hieu-qua-chung-met-moi-keo-dai

Giải toả tâm lý và suy nghĩ tích cực sẽ giúp cải thiện hiệu quả chứng mệt mỏi kéo dài

Tăng cường sức khỏe thần kinh nhờ thảo dược

Để cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái, tràn đầy sức sống, bạn nên hình thành lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, tập luyện điều độ và kết hợp sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện. Đây cũng là xu hướng được nhiều người ưu tiên lựa chọn.

Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam đã tạo nên công thức thảo dược giúp nâng cao sức khỏe tâm thần kinh, an thần, cải thiện tình trạng mệt mỏi đau đầu nhờ các thảo dược quý như: Hợp hoan bì, uất kim, viễn chí, ngũ vị tử, hồng táo, táo nhân, vitamin PP, soy lecithin… Nghiên cứu về hợp hoan bì của Phòng Khoa học & Công nghệ Thành phố Thiệu Hưng, Trung Quốc đã cho thấy, hợp hoan bì có tác dụng kích thích tăng cường serotonin, từ đó cải thiện sức khỏe thần kinh hiệu quả. 

Sử dụng sản phẩm thảo dược chứa các thành phần dưỡng tâm, an thần, tăng cường lưu thông máu hàng ngày sẽ giúp bạn xoa dịu cơ thể và tinh thần, xóa bỏ mọi căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, tìm lại niềm vui trong cuộc sống.

Su-dung-san-pham-thao-duoc-duong-tam-an-than-tang-cuong-luu-thong-mau-de-xua-tan-tinh-trang-met-moi-keo-dai

Sử dụng sản phẩm thảo dược dưỡng tâm, an thần, tăng cường lưu thông máu để xua tan tình trạng mệt mỏi kéo dài

Mệt mỏi kéo dài là trạng thái suy giảm sức khoẻ có thể liên quan đến các bệnh lý tâm thần kinh, do đó bạn không nên chủ quan khi gặp phải vấn đề này. Việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt và sử dụng thêm thảo dược tự nhiên là biện pháp hỗ trợ giúp giảm chứng mệt mỏi, uể oải của bạn.

Nếu bạn cần giải đáp thêm về tình trạng mệt mỏi mạn tính hay thông tin về sản phẩm thảo dược hỗ trợ, vui lòng để lại số điện thoại hoặc comment bên dưới để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất!

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-fatigue-syndrome/symptoms-causes/syc-20360490#:~:text=Chronic%20fatigue%20syndrome%20(CFS)%20is,doesn't%20improve%20with%20rest.

https://www.healthline.com/health/chronic-fatigue-syndrome

https://www.nhs.uk/conditions/chronic-fatigue-syndrome-cfs/