Không ngủ được có thể dẫn đến nhiều hệ luỵ vô cùng nghiêm trọng và ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ. Theo một số thống kê cho thấy, số người bị mất ngủ đang ngày một gia tăng. Mất ngủ không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà còn thường xuyên gặp phải ở người trẻ tuổi. Bạn có đang gặp phải tình trạng không ngủ được? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra nguyên nhân và giải pháp trị dứt điểm tình trạng này!

Bạn có đang bị không ngủ được?

Không ngủ được là tình trạng thường gặp. Tuy nhiên, nếu không ngủ được trong thời gian dài là điều bất thường, cần được can thiệp và khắc phục sớm.

Đa số trường hợp những người gặp tình trạng không ngủ được kéo dài có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Theo ICD-10, người bị rối loạn mất ngủ thông thường sẽ bị thay đổi thời lượng và chất lượng giấc ngủ.

Một số biểu hiện của việc không ngủ được:

  • Giảm sút nghiêm trọng thời lượng giấc ngủ: Tình trạng này thường biểu hiện ở việc khó đi vào giấc, nằm mãi không ngủ được, thường xuyên thức dậy vào nửa đêm, thức giấc vào lúc rạng sáng, trằn trọc mà không ngủ tiếp được. Tình trạng khó đi vào giấc ngủ thường gặp ở người trẻ tuổi do có thói quen thức khuya hoặc tiếp xúc với ánh sáng xanh của điện thoại, laptop trong thời gian quá dài. Trong khi đó, tình trạng thức giấc giữa đêm hay không ngủ được vào thời điểm rạng sáng lại thường gặp hơn ở người cao tuổi.
  • Chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo: Ngủ trong tình trạng mê man, hay ngủ mơ, ngủ gà ngủ giật, ngủ không sâu giấc chính là biểu hiện của chất lượng giấc ngủ bị suy giảm trầm trọng.

Khong-ngu-duoc-keo-dai-co-the-gay-roi-loan-giac-ngu.

Không ngủ được kéo dài có thể gây rối loạn giấc ngủ

Những nguyên nhân chủ yếu khiến bạn không ngủ được

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn không ngủ được. Trong đó có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân từ bên ngoài tác động vào.

Nguyên nhân chủ quan

Mất ngủ, không ngủ được về đêm thường bắt nguồn từ những căng thẳng thần kinh hoặc sự suy nhược thần kinh. Thông thường, khi cơ thể căng thẳng, mệt mỏi sẽ rất khó để đi vào giấc ngủ. Nguyên nhân cốt lõi có thể do sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trung ương như serotonin hay dopamine, từ đó gây ra chứng căng thẳng, mất ngủ, không ngủ được.

Bên cạnh việc mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trung ương, sự thiếu hụt dinh dưỡng tế bào não bộ cũng là một trong số những nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ, suy nhược thần kinh

Nguyên nhân khách quan

Có rất nhiều yếu tố bên ngoài tác động khiến bạn không ngủ được về đêm. 

Ngủ trưa quá nhiều cũng góp phần khiến giấc ngủ bị đảo lộn. Bình thường, một giấc ngủ trưa ngắn sẽ giúp đầu óc thư giãn, xua tan căng thẳng và mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu thời gian ngủ trưa quá dài sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào buổi tối. Theo một số nghiên cứu cho thấy thời gian ngủ trưa kéo dài tới chiều muộn có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ ban đêm. Không những thế, bạn còn có thể gặp tình trạng thức giấc giữa đêm, ngủ không sâu giấc.

Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều đồ uống có chứa caffeine hay dùng nhiều các chất kích thích cũng có thể gây khó ngủ. Thông thường, chu kỳ bán rã của caffeine là khoảng 5 giờ. Do đó, bạn chỉ sử dụng khoảng 200mg caffeine trong vòng 16 giờ trước khi đi ngủ cũng có thể khiến bạn không ngủ được. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng các chất kích thích và đồ uống có ga nếu muốn có một giấc ngủ ngon.

Không chỉ vậy, việc sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ cũng là một trong số các nguyên nhân khiến bạn không ngủ được. Bình thường, cơ thể sản xuất melatonin giúp tăng cảm giác buồn ngủ. Khi tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh của điện thoại hay màn hình máy tính, cơ thể sẽ giảm sản xuất ra chất này và khiến bạn khó ngủ hơn. Đeo kính chắn ánh sáng xanh hoặc không sử dụng thiết bị điện tử 2 giờ trước khi ngủ là cách hữu hiệu giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Theo một nghiên cứu vào năm 2019, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cứ thay thế 5% lượng calo từ protein hàng ngày của một người bằng chất béo bão hoà thì sẽ làm tăng nguy cơ buồn ngủ ban ngày. Một chế độ ăn giàu chất béo có thể khiến bạn ngủ sâu và nhanh hơn. Do đó, việc thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp bạn cải thiện tốt tình trạng mất ngủ, không ngủ được.

Ngoài ra, nếu bạn đang mắc một số bệnh lý mạn tính, giấc ngủ cũng sẽ bị ảnh hưởng. Những người bị mắc hội chứng trầm cảm thường dễ bị mắc các bệnh lý về giấc ngủ. Những người bị bệnh viêm khớp cũng thường xuyên gặp tình trạng không ngủ được. 

Lam-dung-cac-thiet-bi-dien-tu-de-khien-ban-khong-ngu-duoc

Lạm dụng các thiết bị điện tử dễ khiến bạn không ngủ được

Không ngủ được có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng

Không ngủ được trong một khoảng thời gian dài có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Một số tác hại nghiêm trọng bạn có thể gặp nếu gặp tình trạng không ngủ được kéo dài:

  • Tăng nguy cơ gây ung thư: Theo một số nghiên cứu cho thấy, không ngủ được có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng và ung thư vú. Một nghiên cứu của Đại học Wisconsin của Mỹ đã chỉ ra rằng, giấc ngủ có quan hệ mật thiết với làn da, khả năng phục hồi da và gây lão hóa da. Khi cơ thể bị thiếu ngủ, việc tiếp xúc với mặt trời và các nhân tố có hại khác sẽ làm tăng nguy cơ lão hoá da và khiến da không thể phục hồi.
  • Tăng nguy cơ béo phì: Một giấc ngủ không chất lượng có thể làm thay đổi hormone trong cơ thể, từ đó làm tăng cảm giác thèm ăn dẫn tới béo phì. Ngoài ra, thiếu ngủ còn khiến cơ thể khó kiểm soát hành vi ăn uống và vô tình gây hại cho sức khỏe. 
  • Trí nhớ giảm sút, học tập kém hiệu quả: Mất ngủ kéo dài thường kéo theo việc suy giảm trí nhớ. Từ đó khiến việc ghi nhớ lại các từ vựng, công thức đã học trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, ngủ đủ giấc cũng góp phần giúp giảm bớt lượng Beta - Amyloid làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Không những thế, thiếu ngủ còn làm suy giảm chức năng của tuyến tụy, gây đề kháng insulin. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường type 2 mà rất ít người quan tâm đến.
  • Dễ gặp phải các vấn đề về thị lực và ảo giác: Không ngủ được dễ dẫn tới hội chứng tầm nhìn hình ống, mờ mắt và song thị. Thức khuya cũng khiến bạn dễ mắc các tật khúc xạ cũng như dễ bị ảo giác, đau hốc mắt.
  • Giảm ham muốn tình dục: Giấc ngủ chất lượng giúp bổ sung một lượng lớn testosterone ở cả nam và nữ giới. Do đó, thiếu ngủ có thể làm giảm ham muốn tình dục, rối loạn chức năng tình dục và ngưng thở khi ngủ.
  • Biến đổi các hoạt động của gen: Những người ngủ ít hơn 6 tiếng một đêm thường khiến gen biến đổi bất thường. Đặc biệt là các gen điều khiển hệ miễn dịch và phản hồi với sự căng thẳng.

Khong-ngu-duoc-keo-dai-co-the-lam-da-bi-lao-hoa-nhanh

Không ngủ được kéo dài có thể làm da bị lão hoá nhanh

Cách khắc phục tình trạng không ngủ được

Để khắc phục tốt tình trạng mất ngủ, không ngủ được, bạn cần duy trì một thói quen sinh hoạt thật lành mạnh và khoa học. Bên cạnh đó, việc sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ cũng giúp ích rất nhiều cho bạn trong điều trị chứng mất ngủ.

Điều chỉnh lối sống và sinh hoạt điều độ

Thay đổi lối sống tích cực là một phương pháp hữu hiệu trong điều trị chứng mất ngủ, không ngủ được. Bạn có thể bắt đầu bằng việc lập thời gian biểu khoa học, đi ngủ đúng giờ, nuôi dưỡng sở thích, ăn uống lành mạnh để cơ thể được thư giãn và thoải mái.

Bên cạnh đó, việc thay đổi thói quen nằm ngủ cũng sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ tương đối hiệu quả. Nằm ngửa thay vì nằm úp hay nằm nghiêng sẽ giúp cột sống lưng và đốt sống cổ được thư giãn. Tư thế này giúp tăng cường khả năng hô hấp và được nhiều chuyên gia khuyến khích.

Trước khi đi ngủ, bạn cũng cần hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử để giảm sự tăng bài tiết corticoid làm tăng cảm giác tỉnh táo. Không những thế, sóng từ điện thoại phát ra có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sóng não và gây khó ngủ.

Hạn chế ăn no vào buổi tối do việc tiêu hoá thức ăn chậm có thể khiến bạn có cảm giác đầy bụng, khó ngủ. Nên hạn chế những đồ uống có cồn để giảm kích thích và dễ dàng ngủ ngon.

Tham vấn y khoa hiện đại

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng mất ngủ do phải đối mặt với một số bệnh lý mạn tính như viêm khớp thì việc cần làm đầu tiên là sử dụng các loại thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh.

Khi đã điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh mà bạn vẫn không ngủ được, đây là lúc bạn cần phải sử dụng một số loại thuốc ngủ. Các loại thuốc Tây y điều trị mất ngủ thường dùng có thể kể đến như thuốc ngủ dẫn xuất Acid Barbituric, thuốc ngủ loại Benzodiazepin hay Melatonin,...

Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc ngủ thường có rất nhiều tác dụng phụ. Do đó, khi sử dụng thuốc, bạn cần tham khảo ý kiến, tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng không mong muốn.

Thuoc-ngu-Barbiturat-dieu-tri-chung-mat-ngu-khong-ngu-duoc

Thuốc ngủ Barbiturat điều trị chứng mất ngủ, không ngủ được

Sử dụng thảo dược thiên nhiên

Thảo dược thiên nhiên được cho là rất an toàn và lành tính. Trong dân gian, táo nhân, hợp hoan bì hay hồng táo được xem là những vị thuốc giúp dưỡng tâm, an thần rất tốt. Đặc biệt thảo dược hợp hoan bì còn có khả năng làm tăng tác dụng của các chất dẫn truyền thần kinh trung ương và nuôi dưỡng tế bào não bộ. Từ đó điều trị tận gốc nguyên nhân gây suy nhược thần kinh, mất ngủ, khó ngủ hay không ngủ được.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích để đối phó với tình trạng không ngủ được kéo dài. Hãy bình luận phía dưới bài viết để được các chuyên gia trong ngành tư vấn miễn phí!

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/healthy-sleep/tired-but-cant-sleep

https://www.medicalnewstoday.com/articles/320611

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12115-circadian-rhythm-disorders