Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) là một chứng bệnh rối loạn lo âu bắt đầu phát triển sau một sự việc kinh hoàng vượt ngoài sức chịu đựng của người bệnh. Người bệnh luôn xuất hiện cảm xúc tiêu cực, lo lắng ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và các mối quan hệ xung quanh. Có thể điều trị bệnh lý này bằng cách trị liệu tâm lý hoặc sử dụng thuốc.
Rối loạn stress sau sang chấn là gì?
Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) là một trạng thái rối loạn tâm thần xảy ra sau một sự kiện buồn, kinh hoàng sợ hãi mà bản thân người bệnh trực tiếp chịu ảnh hưởng hoặc chứng kiến. Người bệnh không thể thoát ra khỏi nỗi ám ảnh về sự kiện đó, luôn trong cảm giác mơ hồ, sợ hãi hồi tưởng lại.
PTSD là hậu quả lâu dài của bệnh nhân đã gặp những sự kiện như tai nạn giao thông, hỏa hoạn, chiến tranh, thiên tai, bạo hành, hiếp dâm, người thân đột ngột qua đời, khủng bố,...
Thông thường, bệnh sẽ xuất hiện ngay sau khi xảy ra sự kiện. Tuy nhiên, lại có một số trường hợp phát bệnh sau vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí là vài năm sau khi sự kiện kinh hoàng diễn ra.
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết rối loạn stress sau sang chấn
Trạng thái rối loạn stress sau sang chấn gặp ở mỗi người trong từng trường hợp khác nhau sẽ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết những người mắc bệnh này đều trải qua các triệu chứng sau:
- Những cơn hồi tưởng: Bệnh nhân PTSD thường hồi tưởng, sống lại sự kiện kinh hoàng dưới dạng hồi ức hoặc giấc mơ. Đôi khi chỉ một tiếng ồn (tiếng còi xe) hay những đồ vật, những sự kiện có liên quan cũng làm bệnh nhân hoảng loạn, sợ hãi.
- Tránh né: Bệnh nhân né tránh mọi thứ có liên quan đến sự kiện bao gồm con người, địa điểm, ngày kỉ niệm, đồ vật,…
- Nhạy cảm: Bệnh nhân PTSD dễ dàng trở nên cáu gắt, kích động, giận dữ, mất tập trung, dễ bị giật mình, mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ hơn sau khi xảy ra sự kiện.
- Có những suy nghĩ và cảm giác tiêu cực: Rối loạn stress sau sang chấn khiến người bệnh luôn sống trong những suy nghĩ tiêu cực, sợ hãi, cảm thấy có lỗi, thậm chí tê liệt. Người bệnh cảm thấy không có hứng thú với mọi người và hoạt động xung quanh
Người mắc rối loạn stress sau sang chấn nhạy cảm, biểu hiện qua nhiều triệu chứng
Tần suất xuất hiện rối loạn stress sau sang chấn như thế nào?
Theo số liệu thống kê, tại Hoa Kỳ có đến một nửa dân số trải qua những sự kiện buồn, kinh hoàng. Trong đó, 10% là nam giới, 20% là phụ nữ mắc rối loạn stress sau sang chấn. Phụ nữ có tỉ lệ mắc PTSD cao hơn do có xu hướng dễ tổn thương hơn nam giới, họ thường là nạn nhân do bạo hành, hiếp dâm…
Tại Việt Nam, đối với độ tuổi thanh thiếu niên, có 30% trẻ mắc PTSD ở các khoa cấp cứu, trong đó nam chiếm 4% và nữ chiếm 6%. Đa số các trẻ điều trị rối loạn sau chấn thương không biết rõ được nguyên nhân, không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán nên khả năng điều trị bệnh cũng gặp nhiều khó khăn.
Chẩn đoán rối loạn stress sau sang chấn như thế nào?
Không có một xét nghiệm nào có thể cho chẩn đoán chính xác về tình trạng rối loạn stress sau sang chấn. Mặc dù vậy, vẫn có thể sử dụng các xét nghiệm này để loại trừ khả năng mắc các bệnh lý thực thể.
Thông thường, để được coi là rối loạn stress sau sang chấn, các triệu chứng của bệnh nhân phải kéo dài ít nhất một tháng và những triệu chứng này phải gây ra những ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.
Khi có các triệu chứng của PTSD, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn. Từ đó, có kết quả chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng, mức độ bệnh để có phác đồ điều trị thích hợp nhất.
Các bác sĩ chuyên môn này thường là bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học, bác sĩ sức khỏe tâm thần. Đây là những người được đào tạo để chẩn đoán chính xác PTSD qua những đánh giá với những loại máy móc chuyên dụng.
Không thể chẩn đoán rối loạn stress sau sang chấn qua các xét nghiệm thông thường
Phương pháp điều trị rối loạn stress sau sang chấn như thế nào?
Rối loạn stress sau sang chấn để lại nhiều ảnh hưởng trực tiếp cho người mắc. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể điều trị khỏi được bệnh. Điều quan trọng nhất trong điều trị chứng bệnh này là có thể kiểm soát được những cảm xúc, suy nghĩ và hành động của người bệnh. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp điều trị hiệu quả sau đây.
Liệu pháp tâm lý trị liệu dành cho người bệnh rối loạn stress sau sang chấn
Liệu pháp tâm lý trị liệu thông qua sự kiện và ý nghĩa của nó để giải quyết triệt để vấn đề tâm lý của bệnh nhân. Liệu pháp này đòi hỏi bệnh nhân phải điều trị cùng bác sĩ tâm lý, bác sĩ tâm thần trong một thời gian dài. Nó có thể được thực hiện theo một số cách khác nhau như:
Liệu pháp xử lý nhận thức: Phương pháp này sẽ giúp xác định những suy nghĩ, những cảm xúc tiêu cực trong kí ức về sự kiện đau buồn để từ đó cố gắng làm thay đổi chúng.
Liệu pháp tiếp xúc kéo dài: Phương pháp này sẽ đưa người bệnh đối mặt với những suy nghĩ, cảm xúc và tình huống mà bạn đang cố gắng né tránh. Người bệnh sẽ được lặp lại những cảm giác trong các sự kiện gây ám ảnh ở quá khứ nhiều lần, sống dậy cảm giác sợ hãi và bắt buộc phải đối mặt cùng với sự hỗ trợ của chuyên gia. Toàn bộ quá trình này sẽ được kiểm soát trong độ an toàn nhất định. Liệu pháp này đã giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị rối loạn stress sau sang chấn.
Liệu pháp tâm lý trị liệu có thể giải quyết vấn đề tâm lý của bệnh nhân PTSD
Sử dụng thuốc
Thuốc chống trầm cảm thường được các bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân rối loạn stress sau sang chấn. Loại thuốc này giúp người bệnh ổn định được tinh thần, giảm cảm giác lo lắng và cải thiện các triệu chứng của bệnh. Các loại thuốc chống trầm phổ biến là các thuốc ức chế chọn lọc thụ thể serotonin (Celexa, Lexapro), các thuốc ức chế thụ thể adrenergic và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (Venlafaxine).
Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các thuốc làm giảm các triệu chứng trực tiếp như thuốc hạ áp (Coversyl), thuốc an thần (Seduxen),...
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có thể gây ra những tác dụng ngoài ý muốn. Bệnh nhân nên chú ý thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, uống đúng thuốc, đúng liều lượng để đạt được kết quả điều trị cao nhất. Không nên tự ý sử dụng thuốc khác khi không được sự cho phép của bác sĩ điều trị, tránh những tác hại không lường trước được.
Sử dụng sản phẩm làm tăng chất dẫn truyền thần kinh serotonin
Não bộ của những người bị rối loạn stress sau sang chấn thường phải chịu nhiều áp lực, căng thẳng. Nguyên nhân một phần xuất phát từ việc suy giảm nồng độ của các chất dẫn truyền thần kinh serotonin và dinh dưỡng não bộ không đảm bảo. Người bệnh dễ dàng bị kích thích, từ đó làm tình trạng stress tăng cao.
Người mắc rối loạn stress sau sang chấn ngoài dùng thuốc và điều trị tâm lý trị liệu cũng cần bổ sung thêm các chất dẫn truyền thần kinh serotonin từ bên trong. Điều này sẽ giúp tăng cường chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh não bộ, phục hồi và tăng cường chức năng hoạt động của hệ thần kinh.
Hợp hoan bì - Thảo dược giúp bổ sung chất dẫn truyền thần kinh serotonin, hỗ trợ điều trị rối loạn stress sau sang chấn hiệu quả.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức tổng quan cũng như phương pháp điều trị rối loạn stress sau sang chấn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, để lại bình luận dưới dây để được các chuyên gia tư vấn nhé!
Tài liệu tham khảo:
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9545-post-traumatic-stress-disorder-ptsd
https://www.healthline.com/health/post-traumatic-stress-disorder
https://www.nhs.uk/mental-health/conditions/post-traumatic-stress-disorder-ptsd/overview/