Hậu Covid-19, nhiều người gặp các triệu chứng rối loạn hệ thần kinh tự chủ như mất ngủ, lo âu, nhịp tim, khó thở… Bài viết sau sẽ bật mí cho bạn những phương pháp điều trị rối loạn hệ thần kinh tự chủ hậu Covid-19 hiệu quả.
Thế nào là rối loạn hệ thần kinh tự chủ?
Hệ thần kinh tự chủ gồm 2 bộ phận là hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Hệ thần kinh tự chủ có chức năng thiết lập sự phản hồi giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Đặc biệt, hệ thần kinh này cũng tham gia điều hòa các hoạt động bên trong cơ thể như nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ, giấc ngủ, chức năng tình dục…
Rối loạn hệ thần kinh tự chủ xảy ra khi dây thần kinh tự chủ bị tổn thương. Hậu quả của quá trình rối loạn này là các chức năng tự chủ của cơ thể như nhịp tim, huyết áp, giấc ngủ, tiêu hóa… sẽ bị ảnh hưởng và thay đổi.
Rối loạn hệ thần kinh tự chủ gây ảnh hưởng đến chức năng tự chủ của cơ thể như nhịp tim, huyết áp…
Dấu hiệu rối loạn hệ thần kinh tự chủ hậu Covid-19
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn hệ thần kinh tự chủ. Với mỗi nguyên nhân và vị trí tổn thương, bệnh hệ thần kinh tự chủ sẽ có những biểu hiện triệu chứng khác nhau.
Dưới đây là các nhóm dấu hiệu người mắc rối loạn hệ thần kinh tự chủ hậu Covid-19 hay mắc phải:
- Nhóm đầu tiên là những người gặp tình trạng như bồn chồn, lo lắng, dễ xúc động và khó ngủ. Tình trạng này có thể xảy ra cả khi người bệnh đang mắc Covid-19. Tình trạng dễ xúc động, bồn chồn xảy ra ngay cả trong tình huống bình thường, không có yếu tố gây xúc động hay lo lắng.
- Nhóm thứ hai gồm các triệu chứng như đau đầu, choáng váng, đi lại không tự chủ, mất tự tin, suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung, tập trung kém. Trường hợp này được lý giải do đông máu lan tỏa dẫn đến thiếu máu lên não.
- Nhóm thứ ba là những triệu chứng rối loạn thần kinh tự chủ như mệt mỏi, mất sức, vận động kém, chân tay yếu, bủn rủn chân tay khi làm việc.
- Nhóm thứ tư là những người có dấu hiệu chân tay lạnh nhưng vẫn đổ mồ hôi trộm. Có những trường hợp mồ hôi đổ ướt hết phần lưng và ngực nhưng tay chân vẫn rất lạnh.
- Nhóm thứ năm bao gồm các dấu hiệu như hồi hộp từng cơn, đánh trống ngực, thổn thức, kèm theo là tình trạng nghẹn, khó thở. Theo bác sĩ, nguyên nhân gây bệnh có thể do sự rối loạn co bóp của tim và phế quản.
- Nhóm thứ sáu gồm những người bị trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn kinh nguyệt, tiêu chảy, táo bón, rụng tóc, da xấu do thiếu hoặc rối loạn hormone. Đây cũng là những dấu hiệu do rối loạn hệ thần kinh tự chủ mà thành.
Các dấu hiệu điển hình của rối loạn hệ thần kinh tự chủ hậu Covid-19
Điều trị rối loạn hệ thần kinh tự chủ hậu Covid-19
Rối loạn thần kinh tự chủ gây ra những ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống của người mắc. Việc lựa chọn được một phác đồ điều trị phù hợp sẽ giúp người bệnh nhanh chóng đẩy lùi được bệnh. Người bệnh cũng nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ điều trị, để tránh được những hậu quả cũng như tác dụng không mong muốn trong suốt quá trình điều trị.
Điều trị nguyên nhân rối loạn hệ thần kinh tự chủ
Đây là phương pháp giúp điều trị tận gốc bệnh hệ thần kinh tự chủ. Ví dụ khi virus tấn công vào cơ thể gây nặng thêm tình trạng đái tháo đường, từ đó làm tổn thương dây thần kinh của hệ thần kinh tự chủ và gây bệnh. Như vậy, điều trị làm hạ đường huyết, giảm tình trạng bệnh đái tháo đường chính là một biện pháp điều trị rối loạn hệ thần kinh tự chủ.
Phương pháp này đòi hỏi người bệnh phải nắm được nguyên nhân gây rối loạn hệ thần kinh tự chủ của mình là gì thì mới có thể áp dụng.
Điều trị cơ bản giảm triệu chứng rối loạn hệ thần kinh tự chủ hậu Covid-19
Phương pháp điều trị này giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh tự chủ nhanh chóng.
Với các triệu chứng về tim mạch, huyết áp:
- Người bệnh sử dụng các thuốc điều trị, kiểm soát tim mạch và huyết áp ( thuốc điều trị tăng huyết áp Coversyl, thuốc chống loạn nhịp tim Atenolol Stada…)
- Người bệnh nên có chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh. Kiểm soát tốt lượng muối ăn hằng ngày.
Với triệu chứng tiết mồ hôi trộm: Bệnh nhân có thể sử dụng các thuốc làm giảm tiết mồ hôi trộm như Oxybutynin…
Với các triệu chứng mất ngủ, lo âu: Người bệnh sử dụng các thuốc an thần theo chỉ định như Barbiturat, Seduxen…
Với các triệu chứng đường tiêu hóa như dạ dày:
- Bạn cần thay đổi chế độ ăn uống: ăn uống đúng giờ, ăn nhiều rau xanh…
- Bạn có thể sử dụng các thuốc làm rỗng dạ dày, thuốc tiêu chảy (Berberin…), thuốc táo bón (Bisacodyl…).
Kết hợp vật lý trị liệu
Trong một số trường hợp gặp khó khăn về vận động đi lại, người bệnh có thể được điều trị kèm với các bài tập vật lý trị liệu cùng các chuyên gia. Bên cạnh đó, có các phương pháp như xoa bóp, bấm huyệt… người bệnh cũng có thể tham khảo điều trị khi mắc rối loạn hệ thần kinh tự chủ hậu Covid-19.
Kết hợp thảo dược tăng cường chức năng hệ thần kinh tự chủ
Rối loạn hệ thần kinh tự chủ do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Nhất là sau khi nhiễm virus Covid-19, khi toàn bộ cơ thể đều suy yếu, nguy cơ mắc bệnh thần kinh tự chủ càng tăng cao.
Không thể xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên có rất nhiều nghiên cứu cho thấy nguyên nhân sâu xa gây bệnh là do sự thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh serotonin và các chất dinh dưỡng của não bộ. Vì vậy, việc bổ sung các chất này là vô cùng cần thiết trong quá trình điều trị bệnh.
Hiện nay đã thống kê được nhiều loại thảo dược an toàn, lành tính có tác dụng hiệu quả trong quá trình điều trị rối loạn hệ thần kinh tự chủ hậu Covid-19. Có thể kể đến như: Hợp hoan bì, táo nhân, ngũ vị tử, hồng táo, viễn chí… Bạn có thể sử dụng trực tiếp các loại thảo dược này. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa các thành phần nêu trên. Sản phẩm này vừa giúp tiết kiệm thời gian, vừa làm tăng hiệu quả sử dụng điều trị rối loạn hệ thần kinh tự chủ.
Kết hợp các vị thảo dược làm tăng hiệu quả điều trị rối loạn hệ thần kinh tự chủ hậu Covid-19
Trên đây là những dấu hiệu rối loạn hệ thần kinh tự chủ hậu Covid-19 điển hình cùng với các phương pháp điều trị bệnh. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc gì cần được giải đáp bởi các chuyên gia, vui lòng để lại bình luận dưới bài viết này. Chúng tôi sẽ trả lời mọi thắc mắc trong thời gian sớm nhất.
Tài liệu tham khảo:
https://www.webmd.com/diabetes/autonomic-neuropathy-overview