Rối loạn lo âu có thể gặp ở nhiều lứa tuổi kể cả trẻ em. Ở trẻ em, áp lực và những lo toan cuộc sống là không nhiều, việc nhìn nhận thế giới cũng còn hạn chế, vậy đâu là yếu tố nguy cơ gây nên chứng bệnh này ở trẻ em? Việc điều trị cũng sẽ gặp khó khăn bởi sự nhận thức của trẻ chưa đủ để hiểu được chứng bệnh cũng như có ý thức trong việc điều trị. Bài viết sẽ giúp chúng ta biết về các yếu tố nguy cơ cũng như một số phương pháp điều trị rối loạn lo âu ở trẻ.

Các yếu tố nguy cơ gây rối loạn lo âu ở trẻ em

Yếu tố gia đình: Một đứa trẻ sống trong gia đình có người thân đã từng bị rối loạn lo âu, cơn hoảng loạn, và trầm cảm sẽ có nguy cơ bị rối loạn lo âu cao hơn trẻ em từ các gia đình không có tiền sử của các bệnh này. Các chuyên gia cho rằng yếu tố gia đình có thể là tác nhân sinh học hoặc tác nhân xã hội gây rối loạn lo âu ở trẻ. Trẻ em có thể thừa hưởng gen làm tăng khả năng bị rối loạn lo âu và cũng có thể bị tác động bởi hành vi và suy nghĩ của thành viên bị rối loạn lo âu trong gia đình.

Chấn thương: Chấn thương ở đây có thể hiểu là chấn thương về thể chất và cả những chấn thương tinh thần. Sự đau đớn từ một tai nạn có thể gây cho trẻ cảm giác ám ảnh, lo lắng, sợ hãi. Sự sang chấn về tinh thần chẳng hạn như bị lạm dụng, chiến tranh, sự mất mát người thân, bạo lực gia đình cũng gia tăng nguy cơ rối loạn lo âu của một đứa trẻ.

Điều trị rối loạn lo âu ở trẻ em

Điều trị rối loạn lo âu sẽ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi chứng bệnh này có được sự phát triển bình thường, không bị gián đoạn bởi sự sợ hãi và lo lắng. Hai phương pháp điều trị phổ biến nhất bao gồm liệu pháp tâm lý và thuốc.

Liệu pháp tâm lý giúp trẻ em đối mặt với nỗi sợ của mình. Nó có thể bao gồm điều trị phơi nhiễm, hoặc tiếp xúc dần dần với các đối tượng gây sự sợ hãi, dạy cho trẻ làm thế nào để thay thế những suy nghĩ tiêu cực gây ra sự lo lắng cho chúng.

Trong một số trường hợp, thuốc có thể được sử dụng, thường là một bổ sung cho điều trị. Cả hai loại thuốc chống trầm cảm và thuốc chống lo âu có thể giúp điều trị trẻ bị rối loạn lo âu, có thể mất một vài tuần để thuốc phát huy được tác dụng tốt nhất. Một đứa trẻ được dùng thuốc điều trị rối loạn lo âu sẽ cần tới sự theo dõi chặt chẽ của bác sỹ về hiệu quả cũng như những tác dụng phụ mà thuốc gây ra để có hướng xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng nặng cho trẻ.

Kiểm soát rối loạn lo âu có thể là một thách thức đối với trẻ. Nhưng hầu hết các gia đình khi phát hiện ra sớm trẻ có rối loạn lo âu thì việc điều trị cũng trở nên dễ dàng hơn. Một phương pháp giúp cải thiện triệu chứng của rối loạn lo âu an toàn mà không gây tác dụng phụ là sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu.