Suy nhược thần kinh là giảm khả năng hoạt động tinh thần của con người, thuộc một loại bệnh chức phận thần kinh. Nó là do thần kinh đại não hoạt động quá căng thẳng kéo dài liên tục, dẫn đến mất cân bằng về hưng phấn và ức chế của đại não mà sinh ra.

Trên lâm sàng bệnh nhân có triệu chứng dễ hưng phấn hoặc dễ mệt mỏi, suy kiệt, buồn rầu, chán nản, ngủ kém... bệnh ngày càng hay gặp nhất là trong giới trung niên trí thức. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do thần kinh bị kích thích mãnh liệt cao độ kéo dài, thông thường là tình trạng căng thẳng lo âu kéo dài vượt quá sức chịu đựng có thể làm bệnh phát sinh. Nngoài ra, nguyên nhân chính dẫn đến suy nhược thần kinh là do bị kịch thích thần kinh quá mức trong thời gian dài, hoặc căng thẳng quá mức , dần dần dẫn đến suy nhược thần kinh.

Một số bài thuốc chữa suy nhược thần kinh:

Bài thuốc từ dâu tây : dâu tây là nguyên liệu rất dễ tìm, và dễ thực hiện. Bạn chỉ cần lấy dâu tây tươi, không hạn chế số lượng, đem rửa sạch, giã nhỏ, lọc lấy nước rồi cho vào nồi nấu. Đến khi dung dịch sệt lại cho thêm chút mật ong, khuấy đều thành dạng cao, để nguội rồi cho vào bình. Mỗi ngày uống 2 lần, sáng và tối.

Bài thuốc từ long nhãn: long nhãn là một bài thuốc trị mất ngủ, ổn định thần kinh khá hiệu quả. Chuẩn bị 10g long nhãn khô rửa sạch với nước ấm, gạo lức 50g vo sạch sau đó đem nấu cháo Khi cháo chín cho long nhãn vào nấu cùng, ninh thêm một vài phút và dùng mỗi ngày 2 lần.

Một số món ăn - bài thuốc chữa bệnh từ hoa và quả: Bài 1: Lấy vỏ táo tây khô hoặc vỏ lê thái nhỏ, cho nước vào ngâm, cho một chút đường trắng, sắc hoặc ngâm, uống thay trà mỗi ngày, có hiệu quả tốt. Bài 2: Long nhãn khô 10g, gạo lức 50g, long nhãn khô lấy nước ấm ngâm rửa sạch. Gạo lức nấu cháo, khi gạo chín cho long nhãn vào, đun nhỏ lửa tiếp tục ninh đến khi cháo được, mỗi ngày ăn 2 lần. Bài 3: Nhân sâm 20g, đường phèn 30g, hạt sen 10 cái. Hạt sen bỏ tâm, nhân sâm ngâm mềm thái mỏng, cho vào bát nhỏ và đường phèn hấp cách thủy 1-2 giờ. Mỗi ngày một lần, uống nước ăn hạt sen. Tác dụng kiện tỳ ích khí an thần. Bài 4: Gạo tiểu mạch 150g, gạo nếp 100g, long nhãn 100g, táo đỏ 6 quả, đường trắng 100g, nước 1.000ml, táo bỏ hạt cùng với long nhãn thái thành hình hạt gạo nhỏ. Gạo tiểu mạch và gạo nếp ngâm cho nở, vo sạch cho vào nồi nấu cháo, đợi hạt gạo nở như hoa, cho long nhãn, táo đỏ, đường trắng tiếp tục ninh nhừ là được. Tác dụng dưỡng tâm ích thận, thanh nhiệt giải khát, bổ trung ích khí, có hiệu quả với suy nhược thần kinh. Bài 5: Hạt sen 30g, bách hợp 30g, thịt lợn nạc 250g, gia vị vừa đủ. Lấy hạt sen ngâm nước nóng, đến khi nở bỏ vỏ ngoài, bỏ tâm, bách hợp bỏ tạp rửa sạch. Thịt lợn rửa sạch, ngâm trong nồi nước để mất đi nước huyết, lấy ra rửa sạch thái miếng mỏng. Nồi nóng cho mỡ lợn vào, phi hành thơm, xào thịt, tiếp đó cho rượu mùi vào, đun đến khi cạn nước, cuối cùng cho hạt sen, bách hợp, gia vị, nước vừa đủ đun to lửa hầm cho đến khi thịt chín nhừ, cho hành, gừng vào là được.
Chuối sứ: 2 trái chuối chín vào buổi sáng khi bụng còn hơi đói. 
Theo Đông y, quả chuối sứ chín có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khát, nhuận trường, giải độc. Chuối chín là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, ngoài hàm lượng đường glucose, sucrose, fructose; các nguyên tố sắt, canxi; các acit amin và một số vitamin A, B1, B2, B6, C chuối còn giúp phát triển và quân bình hệ thần kinh, giúp tăng trưởng xương và bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Chuối chín rất tốt cho người tiêu hóa kém, thổ huyết, tăng huyết áp, phù tim, viêm thận. 
 Dứa (thơm, khóm): 1/4 trái thơm vào buổi trưa khi bụng còn hơi đói. 
Thơm có tính giải khát sinh tân dịch và tiêu thực nhờ có bromelin là một enzym thủy phân protein mạnh, nên tiêu hóa được các thức ăn từ thịt, cá. Tác dụng của bromelin tương tự như papaine và pepsin. Ngoài công dụng tiêu thực tích, bromelin còn có tính tiêu viêm, giảm phù nề và làm tan máu bầm. 

Sưu tầm.