Nếu đã trải qua thời niên thiếu hoặc có con cái trong độ tuổi này thì chắc hẳn bạn biết đi kèm với giai đoạn này của cuộc sống là những thăng trầm cảm xúc. Bởi vậy sẽ khó phân biệt giữa những cảm xúc bất thường với những triệu chứng của trầm cảm. Đôi khi sự buồn rầu ở tuổi này là điều hết sức bình thường bởi sự nhạy cảm khi chúng ta đang trong độ tuổi dậy thì nhưng cũng có thể là dấu hiệu của chứng trầm cảm. Vậy trầm cảm ở lứa tuổi thanh thiếu niên biểu hiện thế nào, cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm vấn đề này. 

Yếu tố nguy cơ gây chứng bệnh trầm cảm tuổi teen

Một số yếu tố có thể gây trầm cảm ở tuổi thiếu niên, các yếu tố đó bao gồm:

-       Tiền sử gia đình

-       Do việc sản xuất chất dẫn truyền thần kinh

-       Sự khó khăn trong cuộc sống (như người thân qua đời hoặc ly dị)

-       Hay có những suy nghĩ tiêu cực

-       Tác dụng phụ của thuốc

-       Áp lực từ bạn bè, học tập

-       Áp lực từ những yêu cầu của cha mẹ

Dấu hiệu của trầm cảm tuổi teen

   Xác định được những dấu hiệu của bệnh trầm cảm có thể khá khó khăn. Có những câu hỏi đặt ra cho cảm xúc buồn bã như có phải cô ấy vừa có một cuộc cãi vã với một người bạn? Có phải anh ấy chỉ đang căng thẳng? Có phải đó chỉ là sự nhạy cảm quá mức của tuổi teen?

   Sau đây là những dấu hiệu cho thấy con của bạn có thể bị trầm cảm. Các tính chất đột ngột của sự thay đổi cảm xúc cũng là một dấu hiệu cảnh báo có giá trị. Nếu bạn thấy rằng bất kỳ các biểu hiện sau xuất hiện trong hơn hai tuần, kéo dài ngày qua ngày thì bạn cần nghĩ đến trầm cảm và đưa con đi khám. Các dấu hiệu gồm:

-       Xa lánh bạn bè, chán ghét những sở thích trước đó

-       Buồn bã và tuyệt vọng

-       Thiếu nhiệt tình, năng lượng hoặc động lực

-       Sự thay đổi lớn trong tính cách hay ngoại hình

-       Thay đổi tiêu cực trong việc ăn, ngủ

-       Phản ứng thái quá với những lời chỉ trích

-       Kém tự tin hoặc luôn thấy tội lỗi

-       Do dự, thiếu tập trung hoặc hay quên

-       Học hành sa sút

-       Bồn chồn, kích động

-       Giận dữ và hay cáu gắt

   Nhiều thanh thiếu niên bị trầm cảm sẽ không dễ dàng thừa nhận tình trạng của mình. Họ có thể cảm thấy "cuộc sống là không công bằng" và thậm chí mất hy vọng về mọi thứ, nhưng họ lại không biết làm thế nào để diễn tả cảm xúc của mình hay tìm sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Vậy nên sự quan tâm từ người thân, đặc biệt là cha mẹ rất cần thiết để phát hiện kịp thời và đưa con đi khám.

Phương pháp điều trị trầm cảm

Điều trị trầm cảm ở tuổi thanh thiếu niên cũng như điều trị trầm cảm căn bản. Đó là sử dụng thuốc điều trị, liệu pháp tâm lý hoặc kết hợp cả hai. Một lối sống lành mạnh như ăn ngủ nghỉ điều độ, thư giãn đầu óc, tập luyện thể dục thể thao hay, giao lưu với bạn bè, xã hội cũng giúp cải thiện triệu chứng trầm cảm, giúp việc điều trị thuận lợi hơn. Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược hàng ngày để hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa trầm cảm. Phương pháp này cũng mang lại tác dụng tích cực và an toàn cho người dùng bởi không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, tùy đáp ứng của từng cơ địa bệnh nhân mà hiệu quả tác dụng của sản phẩm là khác nhau.