Suy nhược cơ thể có thể là nguồn cơn xuất hiện các chứng bệnh tâm thần nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Sự nguy hiểm của chứng bệnh này ra sao? Người bệnh cần làm gì để khắc phục các triệu chứng này hiệu quả? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhé!

Suy nhược cơ thể là tình trạng như thế nào? Nguyên nhân do đâu?

Suy nhược cơ thể là tình trạng người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi trong một thời gian dài, tối thiểu là 6 tháng. Tình trạng này không hề được cải thiện dù người bệnh đã ngủ nghỉ, ăn uống đầy đủ, không có năng lượng làm bất cứ việc gì khiến họ càng cảm thấy chán nản, uể oải. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tình trạng cơ thể bị suy nhược còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến trạng thái tinh thần của người bệnh.

Nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng cơ thể bị suy nhược cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các nhà khoa học cho rằng, chứng bệnh này có thể là do bẩm sinh hoặc là sự tổng hợp của nhiều yếu tố liên quan như:

  • Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng.
  • Do làm việc, vận động quá sức dẫn tới mệt mỏi.
  • Do lo lắng, căng thẳng quá mức.
  • Hệ thống miễn dịch bị suy giảm…

Suy-nhuoc-co-the-la-benh-ly-nhu-the-nao

Suy nhược cơ thể là bệnh lý như thế nào?

Dấu hiệu nhận biết người bị suy nhược cơ thể

Người bệnh sẽ có những biểu hiện giống với một vài bệnh lý thông thường như cảm giác mệt mỏi, uể oải, mất tập trung… Chính vì vậy mà nhiều người thường chủ quan, không chủ động thăm khám, phát hiện sớm nên dễ để lại những hậu quả đáng tiếc. Nếu thấy bản thân mình xuất hiện những tình trạng dưới đây trong một khoảng thời gian dài độ 6 tháng thì rất có thể cơ thể bạn đang bị suy nhược, cần cẩn trọng: 

  • Lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, không có tinh thần, ủ rũ.
  • Mất tập trung khi làm việc hay học tập, khả năng ghi nhớ kém.
  • Cảm giác hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, nặng đầu.
  • Thường xuyên bị mất ngủ, giấc ngủ không sâu, tỉnh giấc giữa đêm, khó ngủ lại.
  • Ăn không ngon, không có cảm giác thèm ăn, chán ăn, bỏ bữa, sút cân nhanh chóng, người không có sức lực.
  • Stress, căng thẳng, lo lắng và hay suy nghĩ tiêu cực, dễ cáu gắt, tính tình thay đổi thất thường.
  • Hay ốm vặt, người xanh xao, da dẻ nhợt nhạt…

Khi-co-the-bi-suy-nhuoc-nguoi-benh-thuong-xuyen-cam-thay-met-moi.

 Khi cơ thể bị suy nhược, người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi

Suy nhược cơ thể - Nguồn cơn xuất hiện các chứng bệnh tâm thần

Theo các chuyên gia đầu ngành, cơ thể bị suy nhược là một trạng thái vô cùng nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, nó còn có thể là nguyên nhân gây ra các chứng bệnh tâm thần nhiều nguy hại cho người bệnh.

Suy nhược thần kinh

Tình trạng cơ thể bị suy nhược nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng hơn. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi do bị mất ngủ trầm trọng, rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, khó ngủ. Kết hợp với những áp lực trong công việc, cuộc sống, những mâu thuẫn trong các mối quan hệ sẽ khiến trạng thái tinh thần người bệnh không ổn định, khó kiểm soát được cảm xúc của bản thân, vui buồn vô cớ, cáu giận không rõ nguyên do.

Điều này sẽ khiến hệ thống thần kinh của họ bị quá tải gây ra chứng suy nhược thần kinh vô cùng nghiêm trọng. Việc điều trị lúc này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Trầm cảm

Suy nhược cơ thể có thể gây ra chứng trầm cảm nhiều nguy hại nếu người bệnh không sớm khắc phục, cứ để bệnh kéo dài như vậy. Sự bất ổn trong tâm lý lâu ngày khiến người bệnh thu mình sống khép kín hơn, vô cảm trước những sự việc xảy ra xung quanh mình, ngại giao tiếp, tiếp xúc với người khác… Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể có suy nghĩ muốn tự tử. Vì vậy, khi cơ thể bị suy nhược, người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Rối loạn lo âu

Những hệ lụy do tình trạng cơ thể bị suy nhược có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái rối loạn lo âu. Họ trở nên lo lắng quá mức, sợ hãi cực độ, khó kiểm soát được những hành động của bản thân, hành động bộc phát… Các chứng bệnh về tâm thần như rối loạn lo âu việc điều trị thường gặp nhiều khó khăn và cần kiên trì trong thời gian dài. Vì vậy, để tránh những hậu quả khôn lường, hãy chủ động phòng ngừa hoặc điều trị sớm khi phát hiện có các triệu chứng cơ thể bị suy nhược.

Suy giảm trí nhớ

Suy nhược cơ thể ảnh hưởng rất lớn đến hệ thần kinh của người bệnh.Việc trí nhớ của người bệnh bị suy giảm là một biểu hiện dễ nhận thấy nhất. Những việc cần làm, đã làm hay định làm người bệnh đều có thể không nhớ. Điều này vô tình gây ra tình trạng mất tập trung khi làm việc hay học tập, ảnh hưởng đến chất lượng, kết quả lao động của bản thân. 

Co-the-bi-suy-nhuoc-co-the-la-nguyen-nhan-gay-ra-cac-chung-benh-tam-than.

Cơ thể bị suy nhược có thể là nguyên nhân gây ra các chứng bệnh tâm thần

Các biện pháp đẩy lùi suy nhược cơ thể

Các chuyên gia cho biết, việc điều trị tình trạng cơ thể bị suy nhược hiện nay chủ yếu là cải thiện các triệu chứng để giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại trạng thái tinh thần cũng như sức khỏe tốt nhất chứ chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Việc điều trị bệnh cũng cần một thời gian rất dài, yêu cầu sự  kiên trì của người bệnh, bên cạnh đó họ cũng cần sự hỗ trợ từ những người thân trong gia đình, bạn bè và những người xung quanh.

Sử dụng thuốc Tây y điều trị

Tùy vào từng triệu chứng, biểu hiện cụ thể các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng các thuốc điều trị như: Thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm hay những loại tốt cho não bộ, kích thích sản sinh các chất dẫn truyền thần kinh serotonin như Monoamine oxidase, Fluoxetine… Các bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh cần dùng thuốc lâu dài và tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng, như vậy hiệu quả sẽ lâu bền hơn.

Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt, những lối sống khoa học lành mạnh sẽ giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện bệnh của mình hơn. 

  • Với chế độ ăn uống: Người bệnh nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể, nên chọn những món dạng lỏng, dễ tiêu. Chú ý ăn vừa phải, đủ no, có thể ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để kích thích cảm giác thèm ăn, việc hấp thu dưỡng chất cũng sẽ tốt hơn. Nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung thêm các loại nước ép hoa quả, hạn chế dùng các chất kích thích đồ uống có cồn…
  • Về chế độ luyện tập, ngủ nghỉ: Người bệnh nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục thể thao, vận động vừa phải. Không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, việc tập luyện đều đặn còn giúp tăng cường sản sinh các hormone cảm xúc, giúp người bệnh thư giãn, thoải mái, vui vẻ… hỗ trợ việc điều trị bệnh rất tốt. Nên chọn những bài tập vừa sức với bản thân, có thể tăng cường độ khi đã quen với những bài tập đó. Đặc biệt, người bệnh cần luyện tập đi ngủ đúng giờ, đủ giấc để đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi và thư giãn.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược

Đối với tình trạng cơ thể bị suy nhược, việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược được cho là một biện pháp an toàn và đem lại hiệu quả không ngờ. Khác với thuốc tây y khi sử dụng sẽ có nguy cơ để lại tác dụng không mong muốn, các sản phẩm từ thảo dược có ưu điểm là hoàn toàn không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào, kể cả khi sử dụng trong thời gian dài. Trong số các thảo dược, hợp hoan bì được nhiều chuyên giá đánh giá cao hơn cả. Theo nghiên cứu của Đại học ở tỉnh Chiết Giang và Quỹ nghiên cứu khoa học của Đại học Thiệu Hưng kết hợp cùng Phòng Khoa học và Công nghệ Thành phố Thiệu Hưng Trung Quốc cho thấy thảo dược hợp hoan bì kích thích cơ thể tăng cường sản sinh chất dẫn truyền thần kinh serotonin, phục hồi và tăng cường chức năng hoạt động của hệ thần kinh. Qua đó, giúp cải thiện các triệu chứng suy nhược cơ thể và hạn chế nguy cơ mắc bệnh hiệu quả. Người bệnh nên sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược có chứa thành phần hợp hoan bì để nhanh chóng khắc phục trình trạng của mình.

Hop-hoan-bi-giup-cai-thien-cac-trieu-chung-co-the-bi-suy-nhuoc

Hợp hoan bì giúp cải thiện các triệu chứng cơ thể bị suy nhược

Suy nhược cơ thể nếu chủ quan, không thăm khám, điều trị sớm có thể để lại những hệ lụy đáng tiếc. Mong rằng qua bài viết trên đây, người bệnh có thể thấy được sự nguy hiểm của chứng bệnh này cũng như tìm cho mình được biện pháp cải thiện hiệu quả và an toàn nhất. 

Tài liệu tham khảo:

https://www.cdc.gov/me-cfs/index.html

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-fatigue-syndrome/symptoms-causes/syc-20360490

https://www.healthline.com/health/chronic-fatigue-syndrome#symptom