Stress là tình trạng căng thẳng thần kinh mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải trong quá trình sinh hoạt và làm việc. Tuy nhiên liệu bạn đã hiểu rõ về tình trạng này chưa? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ toàn bộ thông tin mà bạn nên biết về trạng thái tâm lý này.
Tình trạng stress là gì?
Stress (hay căng thẳng) là một phản ứng của cơ thể đối với những mối đe dọa hoặc thách thức về cả thể chất lẫn tinh thần. Lúc này, cơ thể sẽ tự động tiết ra nhiều hormone cung cấp năng lượng cho các cơ, nhịp tim và nhịp thở cũng trở nên dồn dập hơn. Đây là dấu hiệu của việc cơ thể bạn đã sẵn sàng đối diện, chiến đấu hoặc bỏ chạy trước những tác nhân gây căng thẳng.
Khi nhắc tới stress, nhiều người cho rằng tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể. Tuy nhiên thực tế, căng thẳng mang lợi ích lẫn tác hại cho cơ thể. Đôi khi stress sẽ là động lực để thúc đẩy bạn hoàn thành công việc hay bứt phá nhanh chóng để trở về đích. Tuy nhiên, nếu tình trạng căng thẳng này kéo dài, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần và thể chất của bạn.
Bạn không thể tránh khỏi tình trạng căng thẳng, stress trong cuộc sống. Vì vậy hãy tìm hiểu tình trạng này thật kỹ để biết đâu là lý do khiến bạn căng thẳng, dấu hiệu phát hiện và cách giải tỏa căng thẳng kịp thời, hiệu quả.
Nguyên nhân phổ biến gây stress
Nguyên nhân dẫn tới stress đa dạng và có sự khác nhau giữa từng cá nhân. Nhìn chung, nguyên nhân phổ biến gây stress là do những tác động từ bên ngoài và cả bên trong. Cụ thể như sau:
Căng thẳng do tác nhân bên ngoài
- Do công việc: Làm việc nhiều giờ, khối lượng công việc quá nặng, thất nghiệp, bị quấy rối hoặc phân biệt đối xử ở công sở, bất đồng quan điểm trong công việc,...
- Do biến cố cuộc sống: Ly hôn, kết hôn, bị bệnh mạn tính, rối loạn cảm xúc, người thân qua đời, chuyển nhà, các sự kiện đau buồn đột ngột (thiên tai, hỏa hoạn, bạo lực,...).
Căng thẳng do tác nhân bên trong
- Suy nhược thần kinh: Khi bạn sử dụng não bộ quá nhiều sẽ khiến các tế bào não căng thẳng, quá tải và dẫn tới suy nhược, không thể khôi phục về mức bình thường. Hệ quả là bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, kiệt quệ tinh thần và có thể mắc các chứng bệnh tâm thần như stress, lo âu, trầm cảm,...
- Sợ hãi và không chắc chắn: Tâm lý này xảy ra khi bạn không thể kiểm soát được những sự kiện nguy hiểm có thể xảy ra. Ví dụ như bạn sống trong một đất nước xảy ra chiến tranh và thường xuyên cảm thấy stress, lo lắng về an toàn tính mạng của bản thân.
- Thái độ và nhận thức: Cách bạn tiếp nhận một vấn đề có thể quyết định liệu bạn có bị stress khi đối mặt với những tác nhân gây căng thẳng hay không. Ví dụ những người sắp tiếp nhận một dự án mới và tự tin sẽ hoàn thành tốt dự án này thường ít gặp stress hơn những người lo lắng, tự ti rằng năng lực không thể đáp ứng công việc.
- Kỳ vọng không thực tế: Tình trạng stress rất dễ xảy ra nếu bạn là người theo chủ nghĩa cầu toàn. Nếu mọi thứ không diễn ra hoàn hảo như cách kỳ vọng, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng thất vọng, lo lắng, căng thẳng kéo dài.
Nguyên nhân gây stress là do những tác động từ bên trong và cả bên ngoài
Dấu hiệu và tác hại của stress
Stress có thể tác động tới mọi bộ phận trên cơ thể của bạn, từ thể chất và cả tinh thần. Nắm rõ những dấu hiệu nhận biết sẽ giúp bạn xác định phương pháp điều trị thích hợp.
>>>Xem thêm: Tổng hợp những dấu hiệu stress điển hình ở nam giới và nữ giới
Triệu chứng nhận biết stress
Stress rất khó để chẩn đoán bằng các bài test hay xét nghiệm y khoa cụ thể. Bác sĩ có thể sử dụng một bảng câu hỏi nhằm xác định nguyên nhân, biểu hiện, mức độ ảnh hưởng của stress với cuộc sống của bạn. Trong đó, dấu hiệu stress thường thấy là:
Triệu chứng về thể chất
- Đau đớn, nhức mỏi cơ thể, căng cơ.
- Đau ngực, cảm giác tim đập dồn dập.
- Đau đầu, chóng mặt, run rẩy, đổ mồ hôi, ù tai.
- Mất ngủ, khó ngủ.
- Tăng huyết áp.
- Nghiến răng, nghiến hàm, khô miệng, khó nuốt.
- Các vấn đề về dạ dày hoặc tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn,...
- Các vấn đề về quan hệ tình dục.
- Suy giảm hệ thống miễn dịch.
Triệu chứng về tâm thần
- Lo lắng kéo dài.
- Khó chịu, tức giận đột ngột.
- Xuất hiện các ý nghĩ hoang tưởng.
- Đãng trí, hay quên.
- Khó tập trung, thiếu động lực.
- Tiêu cực, bi quan, buồn bã.
Triệu chứng về hành vi
- Rối loạn ăn uống, ăn uống vô độ hoặc chán ăn.
- Lạm dụng rượu, ma túy, thuốc lá, cờ bạc.
- Các hành vi biểu hiện tâm trạng như cắn móng tay, bồn chồn.
- Từ chối giao tiếp với xã hội.
- Cơn giận dữ vô cớ.
Bạn có thể nhận biết stress qua dấu hiệu về thể chất, tinh thần và hành vi
Tác hại của stress dài hạn với cơ thể
Stress trong thời gian ngắn không có bất cứ vấn đề gì đáng lo ngại. Tuy nhiên stress trong thời gian dài và liên tục có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Sự tăng vọt hormone trong một thời gian dài khiến cơ thể và tinh thần của bạn bị hao mòn, lão hóa nhanh hơn và dễ dàng mắc bệnh hơn. Những tác hại thường thấy nếu bạn căng thẳng mạn tính là:
- Các vấn đề về tâm thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn nhân cách.
- Bệnh tim mạch như huyết áp cao, xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim, suy tim, đau tim, đột quỵ.
- Rối loạn ăn uống gây béo phì hoặc suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
- Rối loạn kinh nguyệt không kiểm soát, các vấn đề sinh sản.
- Các vấn đề về da và tóc như nổi mụn trứng cá, bệnh vảy nến, chàm, rụng tóc,...
- Các vấn đề về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích,...
Các phương pháp giải tỏa stress
Bạn không thể nào tránh khỏi tình trạng stress trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy thay vì trốn tránh nó, bạn hãy học cách kiểm soát và giải tỏa stress hợp lý. Dưới đây là những phương pháp hiệu quả mà bạn có thể áp dụng để giảm bớt stress:
Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống
Chế độ ăn uống và lối sống có ảnh hưởng lớn tới thể chất và tinh thần của con người. Vì vậy nếu bạn đang gặp stress, hãy thử những phương pháp sau để giải tỏa căng thẳng trước khi nó tích tụ quá nhiều:
Thực hiện các bài tập thể dục
Theo nghiên cứu từ nhiều nhà khoa học, tập thể dục có thể khiến tâm trạng tích cực hơn. Lý do là bởi trong quá trình vận động, cơ thể sẽ tiết ra các hormone endorphin, endocannabinoids có tác dụng giảm đau, an thần và giúp cải thiện giấc ngủ. Khi cơ thể được thả lỏng và nạp năng lượng thì tâm trạng của bạn cũng sẽ trở nên thư giãn hơn.
Một số bài tập đơn giản mà bạn có thể thực hiện mỗi ngày là: Chạy bộ, đạp xe, khiêu vũ, tập thể dục nhịp điệu,... Nếu bạn không có thời gian dành riêng cho luyện tập thì có thể kết hợp với các hoạt động thường ngày. Ví dụ như đạp xe đạp đi làm, đi thang bộ thay vì thang máy, tự rửa xe, dọn dẹp nhà cửa,...
Chạy bộ vừa giải tỏa stress vừa giúp nâng cao sức khỏe
Ăn kiêng lành mạnh
Bên cạnh lợi ích về sức khỏe, ăn kiêng cũng có lợi đối với tinh thần của bạn. Chế độ ăn kiêng lành mạnh sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng, điều hòa tâm trạng và đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, giảm huyết áp cơ thể.
Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm chứa carbohydrate phức hợp, protein nạc và axit béo omega-3, chất oxi hóa, vitamin C,... Đồng thời, nên hạn chế những món ăn nhiều đường, chất béo, thực phẩm chế biến sẵn và tránh ăn uống vô độ.
Kỹ thuật thư giãn cơ thể
Thư giãn cơ thể là phương pháp hiệu quả trong giải tỏa stress. Trong đó, những kỹ thuật thư giãn thường được sử dụng là:
- Tập yoga: Những bài tập yoga chuyển động chậm, kéo căng và hít thở sâu có tác dụng giảm bớt căng thẳng tinh thần, giải tỏa stress.
- Thiền: Phương pháp này sẽ giúp bạn cân bằng lại năng lượng cơ thể, giảm bớt stress và những suy nghĩ tiêu cực trong tâm trí.
- Hít thở sâu: Đây là phương pháp kích hoạt khả năng thư giãn tự nhiên của cơ thể. Hít thở sâu sẽ giúp bạn gửi nhiều oxy tới não và giúp làm dịu hệ thống thần kinh đang căng thẳng.
- Phản hồi sinh học: Khi áp dụng phương pháp này, bạn sẽ học được cách kiểm soát nhịp tim, sự căng cơ cũng như huyết áp cơ thể khi gặp phải tình trạng stress.
Liệu pháp tâm lý giảm stress
Stress thường bắt nguồn từ những suy nghĩ, tâm trạng tiêu cực. Vì vậy nếu muốn giải tỏa stress, bạn cần giữ cho thái độ, tâm trạng tích cực bằng các phương pháp cụ thể sau:
Kết nối với những người xung quanh: Khi kết nối cùng người khác, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone ngăn chặn phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy do stress, từ đó giúp bạn thư giãn tinh thần. Vì vậy, nếu muốn giải tỏa căng thẳng, bạn hãy trò chuyện thường xuyên với bạn bè hoặc người thân trong gia đình.
Tiếng nói từ nội tâm: Những giọng nói từ nội tâm ảnh hưởng rất lớn tới mức độ stress của bạn. Vì vậy nếu muốn giảm stress, bạn cần kiểm soát và giữ những suy nghĩ tích cực trong tâm trí thay vì suy nghĩ tiêu cực.
Liệu pháp tiếng cười: Theo nghiên cứu khoa học, tiếng cười giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng cường trao đổi chất. Đồng thời khi cười, cơ thể bạn cũng tiết ra hormone endorphin giúp giảm và có tác dụng tích cực với tinh thần.
Kết nối và trò chuyện với mọi người sẽ giúp bạn giảm bớt stress
Sử dụng thuốc giảm căng thẳng
Phương pháp này chỉ được sử dụng trong trường hợp bạn không thể tự kiểm soát tình trạng stress mà buộc phải có sự hỗ trợ từ các loại thuốc. Hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn liệu trình sử dụng thuốc hiệu quả nhất. Tùy theo tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giảm stress sau:
- Thuốc an thần benzodiazepin (diazepam, triazolam,...): Có tác dụng xoa dịu thần kinh, giúp thư giãn hoạt não bộ.
- Thuốc chống trầm cảm SSRIs (paxil, prozac, lexapro,...): Có tác dụng ức chế hấp thu serotonin giúp cải thiện tâm trạng và giảm cảm giác lo lắng, căng thẳng.
- Thuốc chẹn beta (propranolol, atenolol,...): Có tác dụng ức chế hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh và hormone norepinephrine, từ đó giảm triệu chứng hồi hộp, tim đập nhanh do stress.
>>>Xem thêm: Lo âu, stress, tim đập nhanh nên đi khám ở đâu?
Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ
Việc sử dụng thuốc điều trị lâu dài có thể gây nên các tác dụng không mong muốn như mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, chóng mặt,... Vì vậy để nâng cao hiệu quả điều trị và giảm bớt những tác dụng phụ này, bạn nên kết hợp sử dụng thuốc với các sản phẩm thảo dược hỗ trợ.
Bạn nên lựa chọn sản phẩm có thành phần từ hợp hoan bì. Đây là loại thảo dược nổi tiếng từ lâu với công dụng kích thích tăng serotonin não bộ, từ đó giải trừ mệt mỏi, suy nhược cơ thể, giảm lo âu, sợ hãi. Đồng thời, sử dụng hợp hoan bì cùng các thảo dược khác như uất kim, toan táo nhân, ngũ vị tử, hồng táo,... sẽ giúp tăng cường lưu thông khí huyết, tăng cường sức khỏe thần kinh, cải thiện tinh thần.
Hợp hoan bì có tác dụng tiêu trừ mệt mỏi, stress, nâng cao tinh thần
Kết hợp sử dụng thuốc cùng sản phẩm có nguồn gốc từ những loại thảo dược trên vừa giúp xoa dịu triệu chứng của stress, vừa nâng cao sức khỏe tinh thần, giúp bạn nhanh chóng tìm lại niềm vui trong cuộc sống.
Trên đây là toàn bộ thông tin về trạng thái căng thẳng, stress mà bạn cần biết. Đây là tình trạng có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Vì vậy bạn cần hiểu và nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và các phương pháp kiểm soát, giải tỏa stress để có thể vượt qua nó dễ dàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về tình trạng stress, bạn có thể để lại thông tin hoặc bình luận dưới bài viết này để được tư vấn nhanh chóng nhất.
Tài liệu tham khảo:
https://www.webmd.com/balance/stress-management/stress-management