Suy nhược thần kinh không chỉ gây mệt mỏi tâm thần mà còn ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe toàn diện. Chính vì vậy, các bài tập chữa suy nhược thần kinh đang ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết. Cùng tìm hiểu thêm về các bài tập trong bài viết dưới đây.

Suy nhược thần kinh có những biểu hiện gì?

Suy nhược thần kinh là tình trạng các tế bào phải làm việc quá mức dẫn đến rối loạn chức năng vỏ não. Người bị suy nhược thần kinh có thể thấy những biểu hiện như:

  • Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ: Đây là dấu hiệu điển hình nhất. Khi bị căng thẳng, bạn sẽ khó đi vào giấc ngủ hay không thể ngủ ngon giấc.
  • Đau đầu: Cảm giác đầu óc nặng nề, nhất là vùng thái dương - hàm. Đau đầu khiến bạn mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, dễ xao nhãng, mất tập trung trong công việc.
  • Tâm trạng thay đổi thất thường: Người bị suy nhược thần kinh thường có cảm xúc bộc phát không kiểm soát được, hay tức giận, sợ hãi, bất lực hoặc khóc.
  • Mệt mỏi, kiệt sức: Khó ngủ hoặc lo lắng có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng để đối mặt với các công việc thường ngày.

Ngoài ra, người mắc chứng tâm căn suy nhược này khá nhạy cảm, dễ bị ảo tưởng, ảo giác và có thể gặp các vấn đề như co thắt đường ruột, tim đập nhanh…  

Cac-bieu-hien-can-luu-y-cua-chung-suy-nhuoc-than-kinh.webp

Các biểu hiện cần lưu ý của chứng suy nhược thần kinh

>>>XEM THÊM: 8 triệu chứng suy nhược thần kinh điển hình không thể bỏ qua

Các bài tập chữa suy nhược thần kinh bạn nên biết

Sự căng thẳng thần kinh lâu dần khiến bạn muốn tách biệt khỏi xung quanh và tự cô lập bản thân. Người mắc trở nên suy sụp, yếu ớt và bệnh sẽ càng nghiêm trọng nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. Các bài tập dưới đây được cho là an toàn, hiệu quả và dễ thực hiện, giúp cải thiện suy nhược thần kinh.

Tư thế cái cây (Vrikasana) của yoga giúp điều trị suy nhược thần kinh

Một đánh giá có tính hệ thống từ năm 2005 trên Tạp chí Y học Thể thao Anh cho thấy, yoga có thể giúp điều trị các triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn thần kinh… Và bài tập tư thế cái cây (Vrikasana) được cho là có rất nhiều lợi ích trong việc tăng cường sức khỏe cho toàn bộ hệ thống thần kinh. Bản chất vật lý của tư thế này là giúp bạn thoát khỏi những suy nghĩ lo lắng vì bạn có thể thư giãn tâm trí của mình khi đang cố giữ cho cơ thể thăng bằng. Ngoài ra, tư thế cái cây còn giúp giảm đau thần kinh tọa, săn chắc cơ chân, giúp bạn ổn định, kiên nhẫn và linh hoạt hơn.

Cac-buoc-cua-bai-tap-tu-the-cai-cay-giup-cai-thien-suy-nhuoc-than-kinh.webp

Các bước của bài tập tư thế cái cây giúp cải thiện suy nhược thần kinh

Cách giảm lo lắng căng thẳng thông qua tư thế em bé (Balasana) trong yoga

Tư thế em bé giúp tăng cường lưu thông máu lên não, làm bạn thư giãn, giải tỏa căng thẳng và lo âu, đặc biệt hữu ích với những người hay bị đau đầu chóng mặt thường xuyên.

Các bước tập tư thế em bé:

Bước 1: Quỳ gối trên thảm với hai ngón chân cái chạm vào nhau và đầu gối mở rộng hơn hông một chút.

Bước 2: Hít thở thật sâu và cúi người về phía trước.

Bước 3: Ngực ép sát cả hai đùi. Đặt trán trên thảm, hai tay duỗi thẳng về phía trước sao cho mu bàn tay chạm mặt sàn.

Bước 4: Giữ nguyên tư thế từ 1 đến 3 phút, hít thở thật sâu rồi nhẹ nhàng ngồi dậy và thực hiện lại như bước đầu.

Khắc phục suy nhược thần kinh nhờ bài tập thể dục

Tập thể dục và các hoạt động thể chất khác giúp sản sinh ra endorphin - một hóa chất trong não hoạt động như thuốc giảm đau tự nhiên, nhờ đó cải thiện tình trạng mất ngủ, đem đến cảm giác dễ chịu. Điều này có thể đặc biệt hữu ích khi căng thẳng đã làm cạn kiệt năng lượng và khả năng tập trung của bạn.

Tap-the-duc-thuong-xuyen-de-day-lui-suy-nhuoc-co-the.webp

Tập thể dục thường xuyên để đẩy lùi suy nhược cơ thể

Các hướng dẫn gần đây nhất của Hoa Kỳ kiến nghị, bạn nên dành ít nhất 150 phút hoạt động thể chất cường độ trung bình (ví dụ như đi bộ nhanh) mỗi tuần, 75 phút hoạt động cường độ mạnh (chẳng hạn như chạy bộ, bơi lội) hoặc kết hợp cả hai.

Nếu bạn đã có một chương trình luyện tập, hãy tiếp tục duy trì thói quen này. Nếu không, hãy áp dụng các nguyên tắc dưới đây:

  • 5 x 30: Chạy bộ, đi bộ, đạp xe hoặc khiêu vũ từ 3 đến 5 lần một tuần, trong 30 phút.
  • Đặt ra các mục tiêu nhỏ và hướng đến sự nhất quán hàng ngày: Tốt nhất bạn nên đi bộ 15 đến 20 phút mỗi ngày hơn là đợi đến cuối tuần để chạy marathon kéo dài 3 giờ. Nhiều dữ liệu khoa học cho thấy, tần suất là điều quan trọng nhất.
  • Tìm các hình thức tập thể dục vui vẻ hoặc thú vị: Những người hướng ngoại thường thích các lớp học và hoạt động nhóm. Còn người sống nội tâm hơn thường thích tập luyện một mình.
  • Hãy kiên nhẫn: Hầu hết những người ít vận động cần khoảng 4 đến 8 tuần để cảm nhận được lợi ích của việc tập luyện và hình thành thói quen.

Thực hành thiền quan sát cơ thể để tâm tĩnh

Một trong những lý do phổ biến nhất để mọi người tìm đến thiền là giảm căng thẳng. Ngoài ra, một phân tích tổng hợp gần 1.300 người lớn đã phát hiện ra rằng, thiền định có thể làm giảm lo lắng. Với người có càng nhiều lo lắng, lợi ích mà thiền đem lại càng mạnh. Bên cạnh đó, thiền sẽ giúp bạn cải thiện trầm cảm, đẩy lùi những suy nghĩ tiêu cực và tăng cảm giác hạnh phúc.

Bạn hãy dành 10 phút mỗi ngày để thiền qua các bước dưới đây:

Thien-hanh-de-tran-tinh-than-kinh,-giup-tinh-than-an-nhien.webp

Thiền hành để trấn tĩnh thần kinh, giúp tinh thần an nhiên

>>>XEM THÊM: Xây dựng thực đơn cho người suy nhược thần kinh trong 1 tuần!

Lưu ý khi thực hiện bài tập chữa suy nhược thần kinh

Khi bị suy nhược cơ thể, bạn nên chọn lựa bài tập phù hợp cho bản thân. Theo đó, hãy tập luyện với giáo trình phù hợp với cá nhân bạn, không nên quá sức, tập luyện khi thấy thoải mái và ghi nhận được sự cải thiện sức khỏe theo thời gian.

Bên cạnh đó, nên phối hợp sử dụng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên để tăng cường hỗ trợ điều trị bệnh, đặc biệt là dòng sản phẩm chứa thành phần hợp hoan bì. Vì theo nghiên cứu của Đại học ở tỉnh Chiết Giang và Quỹ Nghiên cứu Khoa học của Đại học Thiệu Hưng thực hiện cùng Phòng Khoa học & Công nghệ Thành phố Thiệu Hưng, Trung Quốc khẳng định, hợp hoan bì có tác dụng cân bằng nồng độ serotonin, hormone hạnh phúc trong não bộ, qua đó cải thiện lo âu, căng thẳng, mệt mỏi. Bên cạnh đó, hợp hoan bì có tác dụng chống oxy hóa rất hiệu quả, gấp 6 lần vitamin C, nhờ vậy đem lại khả năng bảo vệ tối ưu cho hệ thần kinh khỏi những thương tổn không đáng có.

Hơn hết, các nhà nghiên cứu còn kết hợp thêm các thảo dược quý như hồng táo, viễn chí, uất kim, toan táo nhân, ngũ vị tử, chiết xuất từ vỏ đậu nành… giúp tăng cường và củng cố dưỡng chất cho não bộ, gia tăng thời gian nghỉ ngơi và điều hòa của hệ thần kinh, từ đó đẩy lùi bệnh suy nhược thần kinh.

 Su-dung-san-pham-thao-duoc-de-cai-thien-benh-suy-nhuoc-than-kinh.webp

Sử dụng sản phẩm thảo dược để cải thiện bệnh suy nhược thần kinh

Hy vọng các bài tập chữa suy nhược thần kinh trên đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh. Nếu bạn còn có những thắc mắc về bệnh cũng như sản phẩm thảo dược tự nhiên an toàn, hiệu quả, hãy để lại bình luận hoặc thông tin ở ô bên dưới để được tư vấn nhanh nhất, chính xác nhất!

Tài liệu tham khảo

https://www.healthdirect.gov.au/nervous-breakdown
https://www.healthline.com/health/mind-body/give-your-nervous-system-a-break
https://www.sarasotamagazine.com/health-and-fitness/2020/03/feel-better-five-yoga-poses-to-calm-the-nervous-system